Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ HS kiểm tra theo cặp thi tìm nhanh tiếng bắt đầu bằng s/x. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn thơ cần viết chính tả trong bài Vẽ quê hương. 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày đoạn thơ:
+ Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
+ Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
- HS đọc lại đoạn thơ ở SGK, ghi nhớ những chữ các em dễ mắc lỗi.
b. Hướng dẫn HS viết bài:
- GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ.
- HS gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)
- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.
Bài tập 2a (HS khá, giỏi làm thêm bài 2b).
a. nhà sàn - đơn sơ - suối chảy - sáng lưng đồi.
b. vườn - vấn vương
cá ươn - trăm đường
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm.
a 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. GV hỏi: 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn? (HS nêu được: 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 8 chấm tròn). GV: 8 được lấy 1 lần ta viết: 8 x 1 = 8. - HS quan sát và cùng láy ra 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. GV nêu: 8 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào? (HS viết: 8 x 2). GV nêu cách tìm 8 x 2 bằng cách đưa về tính tổng của 2 số. - HS viết: 8 x 2 = 8 + 8 = 16. Vậy 8 x 2 = 16 (HS đọc - GV viết bảng). - Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng nhân 8 vào vở nháp rồi báo cáo. - HS luyện học thuộc bảng nhân 8: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo. 2. Thực hành. Bài 1: Tính. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất. 8 x 3 = 24 8 x 2 = 16 8 x 4 = 36 8 x 1 = 8 8 x 5 = 40 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 0 x 8 = 0 8 x 8 = 64 8 x 10 = 80 8 x 9 = 72 8 x 0 =0 Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải: Sáu can như thế có số lít dầu là: 8 x 6 = 48 ( lít) Đáp số: 48 lít. Bài 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Một HS nêu kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 3. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia, cách chia đã học. Chuẩn bị tiết sau. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: A.Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện: - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. - HSNK kể lại được toàn bộ câu chuyện. *KNS: HS xác định được giá trị của đất. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 4 HS đọc 4 đoạn của bài. B. Dạy bài mới: 30’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào? + Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? + Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? + Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện đọc lại.5’ - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - Hướng dẫn HS thi đọc Đ2: phân biệt lời người dẫn chuỵện và lời nhân vật. - Một HS đọc cả bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn. Kể chuyện: 18’ 1. GV nêu nhiệm vụ. - Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện. 2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả ra nháp rồi đọc kết quả để cả lớp nhận xét. Thứ tự đúng là: 3 – 1 – 4 – 2. - Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ (đã sắp xếp đúng), tập kể chuyện. - Bốn HS tiếp nối nhau thi kể chuyện theo 4 tranh. - Một HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - GV yêu cầu HS tập đặt tên khác cho câu chuyện. - GV nhận xét, động viên, khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay. CHÍNH TẢ TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/ oong (BT2); BT(3) b. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết (2 lần) các từ ngữ ở bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Tổ chức cho HS thi giải những câu đố đã học trong bài chính tả trước: 1 HS xung phong đọc thuộc 1 câu đố, cả lớp viết lời giải câu đố vào bảng con rồi giơ bảng, GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả, 2 HS đọc lại bài văn. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài: + Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì? + Bài chính tả có mấy câu? + Nêu các tên riêng có trong bài? - HS đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó hoặc dễ lẫn. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV đánh giá 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: (Cá nhân) - 1 HS đọc yêu cầu của bài.- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. - GV mời 1 số HS đọc lại lời giải giúp cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: - Chuông xe đạp kêu kinh coong. - làm xong việc, cái xoong. Bài tập 3b. (Nhóm 4) - GV cho HS làm bài 3b; HSNK làm thêm bài 3a. - GV phát giấy cho các nhóm thi làm bài. - Các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. GV mời 1 số HS đọc lại kết quả. Cả lớp làm vào VBT. a) - Từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s: - sông, suối, sắn , sen, sim, sung, quả sấu, lá sả, su su, sâu, sáo,sếu, sóc, sói, sư tử, chim sẻ, - Từ chỉ hoạt động,đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:- mang xách, xô đẩy, xiên, xọc, cuốn xéo, xếch, xộc xệch, xoạc, xa xa, xôn xao, xáo trộn,.. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. - Nhận xét riết học, dặn về nhà Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ tư ngày 02 tháng 12 năm 2020 Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Tin Thầy Thắng soạn và dạy TOÁN NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân - Các bài tập cần làm: Bài 1 ,bài 2( cột a) ,bài 3,4. - Dành cho HSNK: Bài 2( cột b). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 8 rồi báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Giới thiệu phép nhân 123 x 2. - GV ghi phép nhân lên bảng, cho HS đặt tính vào nháp, 1 em lên đặt tính trên bảng. - HS nêu cách thực hiện: Nhân từ phải sang trái. 123 - 1 HS lên thực hiện tính trên bảng, cả lớp làm vào x 2 nháp, sau đó 1 em nêu lại cách thực hiện. 246 - GV hỏi: 123 x 2 = ? – HS nêu, GV ghi kết quả: 123 x 2 = 246. 3. Giới thiệu phép nhân 326 x 3. - HS tự thực hiện theo cặp rồi nêu cách làm vè kết quả tương tự như trên. - GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Thực hành. Bài 1: (Cặp đôi) . - HS tự làm bài vào vở nháp. - HS đổi chéo vở kiểm tra nhau. - Gọi 1 số em nêu miệng cách tính. Bài 2 (Cột a): (Cá nhân)Cho HS làm bài vào vở. Sau đó gọi 1 số em lên bảng chữa bài. a) 437 x 2 b) 319 x 3 205 x 4 171 x 5 Bài 3: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải. Ba chuyến máy bay chở được số người là: 116 x 3 = 348 ( người ) Đáp số : 348 người. Bài 4: (Cặp đôi) . Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia rồi tự làm bài vào vở. - HS đổi chéo vở kiểm tra nhau. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. a) x : 7 = 101 b) x : 6 = 107 x = 101 x 7 x = 107 x 6 x = 707 x = 642 C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA G (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gh), R, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng Ai về đến huyện Đông Anh/ Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - HS KG viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa G, R, Đ. Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Gi, Ông Gióng); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng. B. Dạy bài mới: 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: G (Gh), R, A, Đ, L, T, V. - Luyện viết chữ hoa G (Gh) - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS luyện viết vào bảng con chữ Gh; GV nhận xét, uốn nắn thêm. - Luyện viết 2 chữ hoa có trong từ và câu ứng dụng: R, Đ. - GV viết mẫu. HS viết bảng, GV nhận xét, uốn nắn thêm. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - HS đọc tên riêng: Ghềnh Ráng. - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao. - HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao, GV hướng dẫn HS luyện viết. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ – HS viết bài. 4. Chấm, chữa bài. GV đánh giá bài của một số HS rồi nhận xét. C. Củng cố, dặn dò. 5’ Biểu dương những HS viết đẹp, có tiến bộ. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng. CHÍNH TẢ Nhớ - viết: VẼ QUÊ HƯƠNG I. Yêu cầu cần đạt: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ. - Làm đúng BT(2) a/b. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ HS kiểm tra theo cặp thi tìm nhanh tiếng bắt đầu bằng s/x. GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn thơ cần viết chính tả trong bài Vẽ quê hương. 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. - Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày đoạn thơ: + Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? + Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào? - HS đọc lại đoạn thơ ở SGK, ghi nhớ những chữ các em dễ mắc lỗi. b. Hướng dẫn HS viết bài: - GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ. - HS gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4) - HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học. Bài tập 2a (HS khá, giỏi làm thêm bài 2b). a. nhà sàn - đơn sơ - suối chảy - sáng lưng đồi. b. vườn - vấn vương cá ươn - trăm đường C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm. Thứ năm ngày 03 tháng 12 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. - Các bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,3,4).Bài 2,3,4,5.Bài 1 ( cột 2,5) HSNK. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ. 5’ - 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp: 223 x 3 ; 453 x 2. - GV nhận xét đánh giá. 2. Luyện tập. 28’ Bài 1 (cột 1, 3, 4)(Cá nhân): HS tự làm bài vào vở nháp: Thực hiện phép nhân, điền kết quả vào ô trống. Sau đó gọi 1 số em nêu miệng kết quả. Thừa số 423 210 105 241 170 Thừa số 2 3 8 4 5 Tích Bài 2 (Tìm x) (Cặp đôi): HS nêu yêu cầu và nêu thành phần cần tìm (Số bị chia). - Gọi 1 số HS nhắc lại cách tìm số bị chia. - HS làm bài vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra kết quả chữa bài trên bảng. a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141 x = 212 x 3 x = 141 x 5 x = 636 x = 705 Bài 3: (Nhóm 4): HS đọc đề toán - Tìm hiểu đề bài (Đây là bài toán giải bằng 1 phép tính). HS nêu cách giải và trình bày bài giải vào vở. Chữa bài. Giải. Bốn hộp có số kẹo là. 120 x 4 = 480 (cái kẹo) Đáp số: 480 cái kẹo. Bài 4. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. - Có tất cả số lít dầu là: 125 x 3 =375 (l) - Còn lại bao số lít dầu là: 375 – 185 = 190 (l) Bài 5: (Cặp đôi): Rèn luyện KN thực hiện “Gấp, giảm” đi 1 số lần. - HS thực hiện: mỗi số đã cho (12; 24) nhân với 3, chia cho 3. - GV giải thích mẫu. Số đã cho 6 12 24 Gấp 3 lần 6 x 3 = 18 Giảm 3 lần 6 : 3 = 2 - HS lên bảng điền kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Chấm, chữa bài – Nhận xét. 5’ GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò. TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2). II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp chép sẵn phần gợi ý kể chuyện ở BT1 (SGK). Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ 3- 4 HS đọc lá thư đã viết; GV nhận xét. Hỏi cả lớp đã thực hiện yêu cầu gửi thư như thế nào? B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu BT và các gợi ý trong SGK. - GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài. - Hướng dẫn 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt. - HS tập nói theo cặp, sau đó xung phong trình bày bài nói trước lớp (GV giúp đỡ những HS yếu tập nói mạnh dạn hơn). - Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về nhà viết lại những điều mình vừa kể về quê hương ; sưu tầm tranh, ảnh về 1 cảnh đẹp ở nước ta để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 12. TẬP ĐỌC NẮNG PHƯƠNG NAM (tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; HSNK nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5). II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Ảnh hoa mai, hoa đào. - Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn ở SGK để HS kể chuyện. III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc A. Bài cũ: 5’ Kiểm tra 3 - 4 HS đọc TL bài thơ Vẽ quê hương và trả lời câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương của bạn nhỏ vẽ rất đẹp? B. Dạy bài mới:25’ 1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. GV giới thiệu về chủ điểm, bài học. 2. Luyện đọc. a. GV đọc toàn bài. GV đọc xong, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn - nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc cả bài. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại câu chuyện. Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2020 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện hai động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài phát triển chung. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi. III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp. - Phổ biến nội dung giờ học. - HS khởi động xoay các khớp 2. Phần cơ bản: (25’) - Ôn động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung + GV chia tổ tập luyện + HS tập từng động tác sau đó tập liên hoàn hai động tác, GV hô nhịp HS tập + GV theo dỏi nhận xét. + Thi đua giữa các tổ dưới sự điều khiển của cán sự lớp - Học động tác toàn thân + GV nêu tên , sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích ĐT và HS tập theo + HS làm theo sự điều khiển của cán sự lớp + GV nhận xét, sửa sai 3. Phần kết thúc: (5’) - Đứng tại chỗ và hát.- HS cúi thả lỏng người. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN NẮNG PHƯƠNG NAM (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: A.Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Ảnh hoa mai, hoa đào. Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn ở SGK để HS kể chuyện. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Lớp trưởng kiểm tra 3 HS đọc 3 đoạn bài Nắng phương Nam. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Truyện có những bạn nhỏ nào? + Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào? + Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì? + Phương nghĩ ra sáng kiến gì? + Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. - Một HSNK đọc câu hỏi 5 trong SGK (Chọn thêm 1 tên khác cho truyện...). Khi HS chọn tên cần nêu lí do vì sao. 4. Luyện đọc lại. 5’ - HS chia nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai và luyện đọc. - 3 nhóm HS thi đọc toàn truyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện: 18’ 1. GV nêu nhiệm vụ. Dựa theo các ý tóm tắt, kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam. 2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS (Nhìn gợi ý, nhớ nội dung) kể mẫu đoạn 1 (Đi chợ Tết). + Truyện xảy ra vào lúc nào? + Uyên và các bạn đi đâu? Vì sao mọi người sững lại? - Từng cặp HS tập kể . - Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện. Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. Liên hệ bản thân. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. II. Các hoạt động: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt: - Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn. - Từng HS tự kiểm điểm trước lớp. - GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: nói chuyện riêng, vệ sinh chậm, quên bảng nhân chia - GV nhận xét tuyên dương những bạn tham gia tốt các sân chơi Trạng nguyên TV, Giải toán trên báo, Mượn và đọc nhiều sách, báo. - Tổ chức bình bầu - xếp loại HS. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới -
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc