Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Từ Thị Lý

Đạo đức

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

2. Kĩ năng: Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gđ có người vừa mất.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giáo tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

*KNS:

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

- Kĩ năng ứng xử .

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.

II.Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu học tập cho hoạt động 2.

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc44 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Từ Thị Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Nêu tên cây trồng của nhà mình và nêu cấu tạo ngoài của lá cây
- Về nhà sưu tầm thêm một số loại lá cây khác.

......................................................................................
Tin
CHỌN KIỂU CHỮ, CĂN LỀ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách chọn kiểu chữ, thay đổi kiểu chữ trong trang soạn thảo. Biết cách căn lề đoạn văn bản. Trình bày được văn bản trên phần mềm Word.
- Nắm được các bước thao tác chỉnh sửa kiểu chữ, văn lề trong soạn thảo văn bản.Vận dụng được vào bài làm.
- HS nghiêm túc trong quá trình học,phát tiển tư duy lôgic.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy –học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

5phút
25 phút
5phút
1. Khởi động:
- Em hãy chỉ ra vị trí các nút lệnh chọn phông chữ, cỡ chữ trong thẻ Home.
- Nhận xét.
2. Khám phá – luyện tập: 
a.Hoạt động 1:
- Học sinh trao đổi với bạn học và nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn văn bản sau:
- HS nhận xét
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2 “thay đổi kiểu chữ” :
- GV hưỡng dẫn học sinh xác định vị trí các nút lệnh chọn kiểu chữ trên thẻ Home.
Trong đó:
+ : Chọn kiểu chữ in đậm.
+ : Chọn kiểu chữ in nghiêng.
+ : Chọn kiểu chữ gạch chân.
- GV nhận xét chung kết quả thực hành của cả lớp.
- HS làm bài tập 2.b trang 76/77 SGK.
- HS nhận xét kết quả của bạn. GV nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dấn học sinh làm hoạt động 2 trang 78 SGK.
+ HS gõ đoạn văn bản “ Vịnh Hạ long”, thay đổi kiểu chữ theo mẫu rồi lưu văn bản
- HS tiến hành thay đổi kiểu chữcho đoạn văn bản vừa soạn.
- GV cho các bạn quan sát một vài bạn có kết quả làm bài tốt.
- Nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách chọn kiểu chữ cho văn bản.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS lắng nghe
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
......................................................................................
Đạo đức
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Kĩ năng: Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gđ có người vừa mất.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giáo tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.
*KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng ứng xử .
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu học tập cho hoạt động 2.
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động Khởi động (5 phút):
+ Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài? 
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
- Hát.
- Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.
- Lắng nghe.

 2. HĐ thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: 
- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Kể chuyện đám tang: (Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp)
- Giáo viên kể chuyện (sử dụng tranh).
+ Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dùng xe nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
*Giáo viên kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Việc 2: Đánh giá hành vi: (Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)
- Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm bài tập.
*Giáo viên kết luận: Các việc b,d, là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang các việc a,c,đ,e, là những việc việc không nên làm..
Việc 3: Liên hệ 
(Làm việc cá nhân -> Cả lớp)
- Giáo viên nêu yêu cầu liên hệ.
- Trưởng ban Học tập mời 1 số bạn lên chia sẻ ý kiến trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và khen những học sinh đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.
*Giáo viên kết luận chung.

- Quan sát tranh, học sinh lắng nghe.
- Học sinh trao đổi nội dung trong nhóm -> chia sẻ trước lớp.
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dựng lại cho đám tang đi qua.
+ Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.
+ Hoàng hiểu cũng không nên chạy theo xem chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
+ Phải dụng xe nhường đường, không chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang.
+ Đám tang là nghi lễ hôn cất người chết là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ.
- Học sinh nhận phiếu ghi vào ô trống trước việc làm đúng, ghi sai trước việc làm sai:
a, Chạy theo xem chỉ trỏ.
b, Nhường đường.
c, Cười đùa.
d, Ngả mũ, nón.
đ, Bóp còi xe xin đường.
e, Luồn lách, vượt lên trước.
- Học sinh chia sẻ trước lớp (giơ thẻ)
và giải thích vì sao hành vi đó đúng hoặc sai.
- Học sinh tự liên hệ về cách ứng xử của bản thân.
- 1 số học sinh trao dổi việc ứng xử của mình khi gặp đám tang.
- Học sinh nhận xét
 
 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Nêu việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang.
- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.

......................................................................................
Thứ Tư, ngày 3 tháng 3 năm 2021
Toán
Tiết 113: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số. 
- Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
+ TBHT điều hành.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? ()
+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
* Hướng dẫn phép chia 6369 : 3
- Giáo viên ghi lên bảng: 
 6369 : 3 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính trên nháp.
- Gọi học sinh lên bảng chia sẻ cách thực hiện.
- Giáo viên nhận xét và ghi lên bảng như sách giáo khoa.
* Hướng dẫn phép chia 1276 : 4.
- Giáo viên ghi bảng : 1276 : 4 = ?
- Yêu cầu đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.
 Lưu ý: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số 
=>Giáo viên chốt kiến thức khi chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.
- 2 em lên bảng nêu cách thực hiện, chia sẻ cách thực hiện.
- Lớp nhận xét, bổ sung: 
- 2 em nhắc lại cách thực hiện.
- Cả lớp cùng thực hiện phép tính.
- Một học sinh đứng tại chỗ chia sẻ (nêu cách làm). 
- Hai học sinh nhắc lại cách thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện được phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
Bài 2: (Cá nhân – Cả lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Bài 3: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên củng cố cách tìm một thừa số của phép nhân.

- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
4862 2
08 2431
 06
 02
 0
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Số gói bánh có trong một thùng là:
1648 : 4 = 412 (gói)
Đáp số: 412 gói 
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
a) x x 2 = 1846 b) 3 x x = 1578
 x = 1846 : 2 x = 1578 : 3
 x = 923 x = 526

4. HĐ ứng dụng (2 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà xem lại bài trên lớp. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:
9685 : 5
8480 : 4
7569 : 3
- Thử suy nghĩ, giải bài tập sau: Tìm x:
x : 7 = 1246
x : 6 = 1078
......................................................................................
Anh
......................................................................................
Luyện từ và câu
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (Bài tập 1).
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (Bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?
3. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Dấu câu”: 
- TBHT điều hành:
+ Nhân hoá là gì?
+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: 
- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (bài tập 1).
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d). *Cách tiến hành: 
Bài tập 1:
(Cá nhân – Nhóm đôi – Cả lớp)
- Gọi 1 em đọc đầu bài.
- Gọi học sinh đọc bài thơ “đồng hồ báo thức”.
- Cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho học sinh thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.
- Cho học sinh làm bài (phiếu học tập).
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
- TBHT điều hành 
- Đại diện nhóm dán tờ phiếu lên bảng lớp -> báo cáo
+ Trong bài thơ trên những vật nào được nhân hóa?
+ Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
- Giáo viên củng cố hiểu rõ về các cách nhân hóa.
Bài tập 2:
(Làm việc nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp)
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi theo cặp. 
- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.
- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: (Làm việc cá nhân -> Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài cá nhân.
+ Yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
- Giáo viên củng cố cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

- Một học đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hai em đọc bài thơ.
- Cả lớp quan sát các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
- Học sinh làm bài (phiếu học tập).
- Học sinh chia sẻ nhóm 2 -> cả lớp:
+ Kim giờ gọi là: bác, tả bằng từ ngữ: thận trọng nhích từng li, từng li. 
+ Kim phút gọi bằng anh, tả bằng từ ngữ: lầm lì đi từng bước, từng bước.
+ Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng. 
+ ...
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một học sinh đọc đề bài tập 3.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Chia sẻ bài trước lớp.
+ Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi.
+ Cả lớp nhận xét bổ sung.
Dự kiến đáp án:
a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? 
b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ? 
c/Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?
d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ? 
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng phép nhân hóa.
- Tìm trong sách giáo khoa đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa rồi chỉ ra phép nhân hóa đó.

......................................................................................
Chính tả (Nhớ - viết)
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập bài tập 2a, 3a.
- Viết đúng: nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác, vẽ tranh, nhanh chóng, khởi nghĩa.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài thơ khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* GD Quốc phòng - An ninh: Giáo viên nêu ý nghĩa Quốc ca.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2. Bảng viết nội dung bài tập 3a.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Nêu nội dung bài hát.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: Viết 4 từ có chưas vần ut, 4 từ có chứa vần uc.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung bài viết
 - Giáo viên đọc bài chính tả một lượt.
* GV nêu ý nghĩa Quốc ca: Quốc ca nói chung là một bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.
+ Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 học sinh đọc lại.
- Có tên là Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Ông sáng tác bài hát này trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.
+ ... 4 câu.
+ Viết hoa chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, tên riêng: Văn Cao, Việt Nam,...
- Học sinh nêu các từ: nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác, vẽ tranh, làm thơ, nhanh chóng, khởi nghĩa,...
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chú ý tư duy và ghi nhớ lại các từ ngữ, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt l/n, uc/ut và bài tập điền âm vần.
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: (Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu.
- TBHT điều hành chung.
- Nhận xét, đánh giá; giáo viên kết luận.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn (Học sinh M1).
Bài 3: (Làm việc nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên trợ giúp học sinh gặp khó khăn trong học tập.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. 

- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm vào vở. 
- Hai học sinh lên bảng thi làm bài (chia sẻ trước lớp).
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc. 1 số em đọc lại khổ thơ. 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh làm bài cá nhân -> chia sẻ nhóm 2 -> cả lớp.
- Dự kiến đáp án:
+ Nhà em có nồi cơm điện.
+ Mắt con cóc rất lồi. (...)
6. HĐ ứng dụng (1 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.
- Sưu tầm các bài văn, bài thơ viết về nhạc sĩ và tự luyện viết cho đẹp.
......................................................................................
Thứ Năm, ngày 4 tháng 3 năm 2021.
Sáng
Toán
Tiết 114: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng chia số 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_soan_theo_dhptnlhs_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_t.doc
Giáo án liên quan