Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hải Quế

TIN

CHỌN PHÔNG CHỮ, CỠ CHỮ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.

- Học sinh: Máy tính, tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A/.Khởi động

Em hãy nêu cách gõ các dấu thanh theo kiểu gõ Telex

- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.

B/Hoạt động cơ bản:

1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn văn bản ( SGK).

GV cho HS đọc và quan sát hai đoạn văn bản SGK và so sánh.

2. Chọn phông chữ, cỡ chữ.

a) Em hãy chỉ ra vị trí của các nút lệnh sau trên thẻ Home trong phần mềm Word

b) Thực hiện các thao tác ở cột “ Thao tác”, sau đó quan sát thay đổi trên màn hình, điền vào chỗ chấm ( .) để được câu đúng.

- Học sinh đọc và thực hành theo hướng dẫn SGK.

3. Thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho một phần văn bản.

Đọc thông trong hình rồi trao đổi với bạn về cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho phần văn bản theo hướng dẫn.

- HS thực hiện và báo cáo kết quả trước lớp.

C. Hoạt động thực hành:

1. Thực hành các yêu cầu sau:

- Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Arial, cỡ chữ 17.

- Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Times New Roman, cỡ chữ 14.

- Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Tahoma, cỡ chữ 12.

2. Soạn văn bản theo mẫu và lưu văn bản vào máy tính.

- Học sinh đọc đoạn văn bản cần soạn trong SGK và thực hành soạn.

+ Khi soạn thảo văn bản em nên sử dụng thống nhất loại phông chữ, cỡ chữ để văn bản rõ rang và dễ đọc.

- HS thực hành và báo cáo kết quả trước lớp.

D. Hoạt động ứng dụng mở rộng:

1. Gõ một đoạn văn bản khoảng 5 dòng về chủ đề giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó chọn phông chữ, cỡ chữ theo ý thích.

2. Trao đổi với bạn, tìm hiểu chức năng của các nút lệnh trong thẻ Home.

D. Ghi nhớ: Học sinh nêu nội dung bài học ghi nhớ.

- GV nhận xét tiết học.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hải Quế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh nhận xét.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
5. HĐ ứng dụng (1 phút) 
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. 
- Nêu tên một số cây cầu mà em biết.
- Vẽ một bức tranh mô tả vẻ đẹp một chiếc cầu gần gũi xung quanh cuộc sống của mình.


..
Chiều
Tự nhiên xã hội
RỄ CÂY
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết :
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được. 
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt một số loại rễ cây. 
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu về các bộ phận của cây cối.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng, có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa trang 82, 83.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.Hoạt động dạy và học:
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. 
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
*Cách tiến hành:
Họat động 1: Tìm hiểu về các loại rễ cây 
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
 - GV nêu câu hỏi:
+ Có mấy loại rễ cây? 
+ Đặc điểm của các loại rễ cây? 
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của hs:
 - GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình- Thảo luận nhóm 4- Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán:
 + Có hai loại rễ cây chính đó là rễ cọc và rễ chùm. Ngoài ra còn có rễ phụ và rễ củ. 
 + Rễ cọc là loại cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con.
 + Rễ chùm là loại cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm.
 + Rễ củ là loại cây có rễ phình to ra thành củ.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn, các em có điều gì băn khoăn không?
- HS nêu những câu hỏi thắc mắc GV ghi bảng. VD:
 + Bạn có chắc chắn rằng có hai loại rễ cây chính đó là rễ cọc và rễ chùm. Ngoài ra còn có rễ phụ và rễ củ?
 + Vì sao bạn biết nhựa rễ cọc là loại cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con?
 + Làm thế nào mà bạn biết được rễ chùm là loại cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm?
- HS nêu lại các băn khoăn trên.
- Từ các thắc mắc trên, HS đề xuất ra các phương án tìm tòi. (đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh, quan sát các loại rễ đã chuẩn bị,. ..).
- GV định hướng cho HS thực hành quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 82, 83 SGK, quan sát các loại rễ đã chuẩn bị và kết hợp với hiểu biết trong thực tế của các em là tối ưu nhất so với thời gian trên lớp.
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- GV cho HS thực hành quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 82, 83 SGK, quan sát các loại rễ đã chuẩn bị và kết hợp với hiểu biết trong thực tế của các em trao đổi với nhau về các loại rễ cây.
* Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
* Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số loại cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật:
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn 
đính các loại rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp nhất 
Họat động 3: Tìm hiểu về chức năng của rễ cây. 
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
 - GV nêu câu hỏi:
+ Rễ cây có chức năng gì? 
+ Nếu không có rễ, cây có sống được không? 
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của hs:
 - GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình- Thảo luận nhóm 4- thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán:
 + Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan có trong đất để nuôi cây. 
 + Rễ giúp cây bám chặt vào đất để giữ cho cây không bị đổ.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn, các em có điều gì băn khoăn không?
- HS nêu những câu hỏi thắc mắc GV ghi bảng. VD:
 + Bạn có chắc chắn rằng rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan có trong đất để nuôi cây?
 + Vì sao bạn biết rễ giúp cây bám chặt vào đất để giữ cho cây không bị đổ?
- HS nêu lại các băn khoăn trên.
- Từ các thắc mắc trên, HS đề xuất ra các phương án tìm tòi. (đọc SGK, hỏi người lớn, làm thí nghiệm, quan sát tranh,. ..).
- GV định hướng cho HS thực hành quan sát hình 1 trang 84 SGK, và kết hợp với hiểu biết qua làm thí nghiệm trong thực tế của các em là tối ưu nhất so với thời gian trên lớp.
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- GV cho HS quan sát tranh, trao đổi với nhau về chức năng của thân cây qua làm thí nghiệm.
* Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
* Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng hòa tan có trong đất để nuôi cây. Ngoài ra, rễ còn giúp cây bám chặt vào đất giữ cho cây không bị đổ.
 Hoạt động 4: ích lợi của rễ cây:
 * Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
 - GV nêu câu hỏi:
+ Rễ cây có ích lợi gì? 
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của hs:
 - GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình- Thảo luận nhóm 4- thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán:
 + Rễ cây dùng làm thức ăn cho người và động vật. 
 + Rễ cây dùng để làm thuốc.
 + Rễ cây dùng để làm đường.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn, các em có điều gì băn khoăn không?
- HS nêu những câu hỏi thắc mắc GV ghi bảng. VD:
 + Bạn có chắc chắn rằng rễ cây dùng làm thức ăn cho người và động vật không?
 + Vì sao bạn biết rễ cây dùng để làm thuốc?
 + Làm thế nào mà bạn biết được rễ cây dùng để làm đường? 
- HS nêu lại các băn khoăn trên.
- Từ các thắc mắc trên, HS đề xuất ra các phương án tìm tòi. (Đọc SGK, hỏi người lớn, làm thí nghiệm, quan sát tranh,. ..).
- GV định hướng cho HS thực hành quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 SGK, quan sát một số rễ củ đã chuẩn bị và kết hợp với hiểu biết trong thực tế của các em là tối ưu nhất so với thời gian trên lớp.
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- GV cho HS quan sát tranh, quan sát một số rễ củ đã chuẩn bị và kết hợp với hiểu biết trong thực tế của mình trao đổi với nhau về ích lợi của rễ cây.
*Bước 5: Kết luận kiến thức.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
* Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Kể tên một số loại cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
- Kể tên các cây trồng ở nhà mình mà có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
................................................................................................................
TIN
CHỌN PHÔNG CHỮ, CỠ CHỮ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/.Khởi động 
Em hãy nêu cách gõ các dấu thanh theo kiểu gõ Telex
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
B/Hoạt động cơ bản: 
1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn văn bản ( SGK).
GV cho HS đọc và quan sát hai đoạn văn bản SGK và so sánh.
2. Chọn phông chữ, cỡ chữ.
a) Em hãy chỉ ra vị trí của các nút lệnh sau trên thẻ Home trong phần mềm Word
b) Thực hiện các thao tác ở cột “ Thao tác”, sau đó quan sát thay đổi trên màn hình, điền vào chỗ chấm ( .) để được câu đúng.
- Học sinh đọc và thực hành theo hướng dẫn SGK.
3. Thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho một phần văn bản.
Đọc thong tin trong hình rồi trao đổi với bạn về cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho phần văn bản theo hướng dẫn.
- HS thực hiện và báo cáo kết quả trước lớp.
C. Hoạt động thực hành:
1. Thực hành các yêu cầu sau:
- Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Arial, cỡ chữ 17.
- Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Times New Roman, cỡ chữ 14.
- Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Tahoma, cỡ chữ 12.
2. Soạn văn bản theo mẫu và lưu văn bản vào máy tính.
- Học sinh đọc đoạn văn bản cần soạn trong SGK và thực hành soạn.
+ Khi soạn thảo văn bản em nên sử dụng thống nhất loại phông chữ, cỡ chữ để văn bản rõ rang và dễ đọc.
- HS thực hành và báo cáo kết quả trước lớp.
D. Hoạt động ứng dụng mở rộng:
1. Gõ một đoạn văn bản khoảng 5 dòng về chủ đề giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó chọn phông chữ, cỡ chữ theo ý thích.
2. Trao đổi với bạn, tìm hiểu chức năng của các nút lệnh trong thẻ Home.
D. Ghi nhớ: Học sinh nêu nội dung bài học ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
...........................................................................................
Tiết đọc thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
.................................................................................................................
Thứ Tư, ngày 24 tháng 2 năm 2021
Sáng:
ANH
.................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO.
DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (Bài tập 1).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đúng và đặt được câu có sử dụng dấu phẩy. 
3. Thái độ: Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
*GDBVMT: 
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ viết lời giải bài tập 1.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Dấu câu”: 
- Cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
+ 2 học sinh đặt câu theo yêu cầu sử dụng nhân hoá có dùng từ gọi người để gọi sự vật.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học.
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1 (miệng):
Làm việc nhóm -> Chia sẻ trước lớp
- Cho học sinh làm bài (phiếu học tập nhóm 4).
+ Nêu tên các bài tâp đọc đã học tuần 21, 22.
- Chia nhóm, phát phiếu làm bài tập theo yêu cầu của bài trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên nêu kết quả.
- Nhận xét chốt ý. 
Bài tập 2 
(Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)
- Treo bảng phụ.
- Nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: Làm việc cặp đôi -> Cả lớp
+ Truyện gây cười ở chỗ nào?
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Học sinh trao đổi và làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2 học sinh lên chia sẻ trước lớp.
*Dự kiến kết quả:
Chỉ tri thức
Chỉ hoạt động của tri trức
Nhà bác học,...
Nghiên cứu K/ học
Kĩ sư,...
Thiết kế nhà cửa
Bác sĩ,...
Chữa bệnh
Cô giáo,...
Dạy học
Nhà văn,...	
Sáng tác

- Làm bài theo yêu cầu.
- Chia sẻ trước lớp -> Thống nhất.
a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b)Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
-...Ở câu trả lời của người anh.
... Không phát minh ra điện thì phải thắp đền dầu để xem vô tuyến.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Đặt 3 câu với 3 từ ở bài tập 1.
- Viết đoạn văn ngắn kể về sản phẩm hoặc một nghề sáng tạo mà em biết, trong đó có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
.....................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
MỘT NHÀ THÔNG THÁI
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập biết phân biệt và tìm đúng các tiếng có các âm hoặc vần và các từ chỉ hoạt động có các âm và vần dễ lẫn (âm đầu r/d/gi) – Bài tập 2a và 3a.
- Viết đúng: Trương Vĩnh Ký, rộng rãi, nghiên cứu, lịch sử, 26 ngôn ngữ , 100 bộ sách, 18 nhà bác học,
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: 4 tờ phiếu để học sinh làm bài 3a.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Nêu nội dung bài hát.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: chào hỏi, lễ phép, ngoan ngoãn, vất vả
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài ăn xuôi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết
 - Giáo viên đọc đoạn viết một lượt.
+ Em biết gì về Trương Vĩnh Ký?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Nội dung đoạn văn nói gì?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? 
+ Ta bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 học sinh đọc lại.
- Ông là người hiểu biết rất rộng. Ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho chúng ta 100 bộ sách.
+ Đoạn văn nói lên: Óc sáng tạo tài ba của một nhà khoa học.
+ Đoạn văn có 4 câu.
+ Viết hoa những chữ đầu câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
+ Bắt đầu viết cách lề 1 ô vở. 
- Học sinh nêu các từ: hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm,...
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu của mỗi câu thơ 6 chữ viết hoa lùi vào 2 ô. Chữ đầu của mỗi câu thơ 8 chữ viết hoa lùi vào 1 ô..., chú ý tư duy và ghi nhớ lại các từ ngữ, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.
- Giáo viên cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức văn xuôi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a và 3a.
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: (Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng)
- Tổ chức chơi trò chơi tìm đúng, tìm nhanh
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 3a: (Cá nhân – Nhóm – Lớp)
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài trên phiếu. 
- Yêu cầu đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng lớp và chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung.

- 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất. 
- Học sinh chữa bài vào vở.
2a) Radio – Dược sĩ – Giây. 
- Học sinh làm cá nhân rồi trao đổi nhóm (phiếu) sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Tiếng bắt đầu bằng r: reo hò, ...
+ Tiếng bắt đầu bằng d: dạy học,..
+ Tiếng bắt đầu bằng gi: gieo hạt, ... 
6. HĐ ứng dụng (1 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn viết về người hiểu biết rất rộng và tự luyện viết để chữ đẹp đẹp hơn.
...................................................................................
TOÁN
TIẾT 108: ÔN: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I/ Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
 II/ Đồ dùng dạy học: - Com pa
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: Lớp trưởng điều hành
- Gọi 1- 2 HS lên vẽ hình tròn có bán kính cho trước, cả lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét.
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2/ Ôn tập:
Bài 1: Củng cố cho HS cách xác định đường kính, bán kính.
 GV vẽ lên bảng 1 hình tròn tâm 0, gọi HS lên nêu tên các đường kính, bán kính có trong hình .
 Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại .
Bài 2: ( Nhóm đôi) 
 Củng cố cách vẽ hình tròn, sau đó gọi 2 HS lên vẽ hình tròn có tâm O, có bán kính 3 cm . 
 - Hìmh tròn tâm I có bán kính 4 cm
Bài 3 : ( Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
a) Vẽ đường kính AB, đường kính MN trong hình tròn: 
GV vẽ hình tròn lên bảng, gọi HS lên vẽ đường kính, bán kính .
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
................................................................................................
Thứ Năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021
Sáng:
Âm nhạc
...................................................................................................
TẬP VIẾT
ÔN TẬP CHỮ HOA P
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa P, Ph, B.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Bội Châu và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/Đèo Hải Vân 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_soan_theo_dhptnlhs_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_v.doc