Thiết kế bài dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Tập đọc lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hương

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. Mục đích yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các CH trong SGK)

+ HS K + G: bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

- GDKNS: KN: + Đảm nhận trách nhiệm.

 + Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.

 + Lắng nghe tích cực.

- Giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng học tập:

- Hình phóng to trong SGK

- Hình cái lán; Ảnh Bác Hồ chụp cùng các chiến sĩ ở lán Nà Lừa; Ảnh lán Nà Lừa ngày nay.

2. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trình bày 1 phút.

- Phương pháp hỏi - đáp

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp luyện tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Tập đọc lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD$ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN
BÀI :Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
MÔN: TẬP ĐỌC - LỚP 3
 GV: Nguyễn Thị Hương
 Ngày soạn: 8/ 1/2016
Ngày giảng: 12/1/2016
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các CH trong SGK)
+ HS K + G: bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.
- GDKNS: KN: + Đảm nhận trách nhiệm.
 + Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.
 + Lắng nghe tích cực.
- Giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng học tập:
- Hình phóng to trong SGK	 	 	
- Hình cái lán; Ảnh Bác Hồ chụp cùng các chiến sĩ ở lán Nà Lừa; Ảnh lán Nà Lừa ngày nay.
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trình bày 1 phút.
- Phương pháp hỏi - đáp
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. KiÓm tra bài cũ:
Hãy cho cô biết : Giờ trước các em học bài tập đọc gì ?
- Bây giờ ai xung phong lên điều hành lớp kiểm tra xem các bạn đọc và hiểu bài đọc như thế nào nhé .
 * Nhận xét: Cô mời 1 em nhận xét phần đọc bài cũ và trả lời câu hỏi của các bạn ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
a/ GTB: Cho HS quan sát tranh.
? Bức tranh vẽ gì ?
- GV giới thiệu bài bằng tranh.
b. Luyện đọc.
HĐ1: GV đọc mẫu:
- Các em lưu ý khi đọc bài này chúng ta cần đọc với giọng nhẹ nhàng, xúc động.
HĐ2 : Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Luyện đọc câu
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu.
 GV: đưa từ khó ( HS đọc sai từ nào GV ghi bảng lớp): ( Mời từng HS TB đọc)
- GV tiếp tục theo dõi, sửa sai.
- Qua nghe các bạn đọc, em nào nhận xét cho cô các bạn đọc như thế nào ?
*Luyện đọc đoạn
- Câu chuyện có mấy đoạn ? 
 +) Đoạn 1: Nào cô mời B.
 ? Ai bước vào lán của các chiến sĩ nhỏ tuổi? 
 ? Trung đoàn trưởng là người giữ chức vụ gì trong quân đội? 
- GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu trung đoàn trưởng.
 ? Khi ở chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi phải sống ở đâu? 
GV giảng tranh: lán.
 GV: Ở đoạn 1 các em cần đọc giọng thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng đối với các đội viên.
+) Đoạn 2 : 
- GV theo dõi, sửa sai ( nếu có)
? Thế tụi Tây; Việt gian là ai? 
 ? Theo em giọng của Lượm cần phải đọc với giọng như thế nào?
- Các em chú ý khi đọc câu văn trích dẫn lời nói của Lượm:
 - Em xin được ở lại. // Em thà chết trên chiến khu/ còn hơn về ở chung, /ở lộn với tụi Tây,/ tụi Việt gian//
- Cô mời 1 em đọc cho cô câu văn trên.
- Cô thấy các em đọc tốt lời nói nhân vật Lượm rồi đấy. Vậy thế còn Mừng, bạn đã nói như thế nào? 
- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều / thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được.// Đừng bắt chúng em phải về, / tội chúng em lắm, / anh nờ..//
- Qua nghe các bạn đọc, em nào nhận xét cho cô các bạn đọc như thế nào ?
- Cô thấy lớp mình đọc lời nhân vật rất tốt. Bây giờ cô mời .. đọc lại đoạn 2 cho cô nào.
 +) Đoạn 3: 
- GV theo dõi, sửa sai ( nếu có)
 ? Lời nói của các bạn nhỏ thế nào? 
 ? Em hiểu thống thiết nghĩa là gì? 
GV: Khi đọc đoạn 3 các em cần thể hiện thái độ xúc động của trung đoàn trưởng.
+) Đoạn 4: 
 - Cả đội đồng thanh hát bài gì?
 GV giải nghĩa:Vệ quốc quân (SGK). 
 ? Vậy bảo tồn nghĩa là gì? 
GV: Khi đọc ở đoạn này có nội dung mấy câu hát trong bài Vệ quốc quân, em nào biết hát ta có thể hát thay cho đọc cũng được.
* Luyện đọc nhóm:
- GV theo dõi, giúp đỡ. 
* Đọc cả bài:
GV nhận xét .
c. Tìm hiểu bài
+)Đoạn 1 
? Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? 
 GV nhận xét.
 +)Đoạn 2 : 
? Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ?
 ? Thái độ của các bạn sau đó thế nào? 
 ? Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? 
? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ? 
 Liên hệ: Các bạn nhỏ đã giám vượt khó, vượt khổ ở lại với chiến khu. Thế còn các em khi gặp một bài toán khó hay một việc gì khó, các em cần phải theo gương các bạn để hoàn thành bài tập cũng như việc học tập của mình. Bác Hồ đã từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên.
+)Đoạn 3
 ? Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
 +) Đoạn 4
 ? Các câu hát của các bạn nhỏ nói lên điều gì?
 ? Hãy tìm hình ảnh sánh ở câu cuối bài?
 ? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi? ? 
GV : Đó chính là nội dung của câu chuyện , mời 2 em đọc. 
 3. Củng cố, dặn dò : 
- GV liên hệ HS.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: học tiếp bài Ở lại chiến khu. 
- Báo cáo kết quả tháng thi đua: Noi gương chú bộ đội 
1 HS lên điều hành.
- Mình mời ba bạn , mỗi bạn đọc 1 đoạn của bài
- 1 HS đọc đoạn 1 
- 1 HS đọc đoạn 2 
? Bản báo cáo gồm những nội dung nào? 
- 1 HS đọc đoạn 3
? Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- HS nhận xét: Em thưa cô các bạn đọc đúng, đọc to rõ ràng và trả lời đúng ạ.
- HS quan sát tranh.
- Bức tranh vẽ một chú bộ đội và các bạn thiếu nhi.
HS mở sách, theo dõi
- HS đọc nối tiếp câu 
Hs đọc từ khó.
- HS nhận xét.
HS: 4 đoạn.
- HS 1 đọc.
- HS : trung đoàn trưởng
- HS: Người chỉ huy trung đoàn- đơn vị bộ đội tương đối lớn.
- HS: lán
- HS lắng nghe.
1 HS đọc đoạn 2.
- HS: Tây: ở đây chỉ thực dân Pháp
 Việt gian: người Việt Nam làm tay sai cho giặc.
- HS: Cần giọng với giọng kiên quyết sống chết cùng với chiến khu.
1 HS đọc.
- HS nhận xét.
- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ..
- HS nêu cách đọc.
- 1 HS đọc câu văn.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc lại đoạn 2.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- HS: Thơ ngây mà thống thiết
- thống thiết nghĩa là : tha thiết và cảm động
- 1 HS đọc đoạn 4.
- HS: Cả đội đồng thanh hát bài Vệ quốc quân
- Bảo vệ và gìn giữ lâu dài.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
HS 1: đọc đoạn 1+ 2; HS 2: đọc đoạn 3+4
- 1 HS đọc lại cả bài.
- HS nhận xét bạn đọc.
- 1 HS đọc – lớp theo dõi.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đình, vì cuộc sống. các em khó lòng chịu nổi.
- HS nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 2
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiế khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu. 
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại. 
- Vì các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ,  không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ. chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
1 HS đọc đoạn 3
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt những lời van xin thống thiết, .của các em.
- HS đọc thầm.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây.
- 2 HS đọc
- HS liên hệ bản thân cần làm gì để đền đáp công ơn của các bạn nhỏ lớp trước.
- Nhận xét các bạn học.

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_thi_giao_vien_gioi_cap_huyen_mon_tap_doc_lo.doc