Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- HSNK: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- Kể tên 1 bệnh về tim mạch em biết?
- Với người bị bệnh tim nên và không nên làm gì?
B. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu :
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
Hôm trước cô đã yêu cầu các em về nhà thực hành uống nhiều nước và cảm nhận cơ thể sau khi uống nhiều nước thì sẽ như thế nào. Mời một số bạn lên báo cáo sau khi đã thực hành. (Sau khi uống nhiều nước một lúc thì buồn đi tiểu.)
- GV gọi khoảng 10 em báo cáo và hỏi ai có cùng cảm nhận như các bạn.
- Vậy cơ quan nào trong cơ thể chúng ta thực hiện nhiệm vụ đó?
- Vậy theo các em cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy bộ phận ? (HS dự đoán có 3,4,5 bộ phận.)
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS
- Bây giờ cô muốn các em viết ra giấy những điều em biết về cơ quan bài tiết nước tiểu. Hoạt động này chúng ta làm việc theo nhóm 6. Các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các tổ viên nói những điều mình biết về cơ quan bài tiết nước tiểu. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách viết ra giấy.
- HS viết ra giấy các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- HS các nhóm dán ý kiến lên bảng, GV phân loại và phân tích các điểm giống xếp thành từng nhóm riêng.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho nhau để chất vấn.
- GV nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm tòi, thí nghiệm :
+ Theo em làm thế nào để chúng ta có thể kiểm tra cơ quan BTNT có 5 bộ phận ?
+ Theo em làm thế nào để ta biết cơ quan BTNT có 2 quả thận. Ta tìm hiểu ở đâu ?
- HS xem tranh vẽ, nghiên cứu SGK .
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá:
- HS xem tranh vẽ, đọc SGK.
- GV: Chúng ta đã được trải nghiệm điều mình vừa tìm hiểu bây giờ các em bổ sung và hoàn chỉnh lại kết quả .
Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức.
- HS hoàn thiện xong GV yêu cầu các nhóm dán lại lên bảng phụ.
- Hướng dãn HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Cho HS chỉ trên sơ đồ.
TUẦN 5 Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). - Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút. - Bài tập cần làm: Bài 1,Bài 2(a,b)Bài 3,4. Dành cho HSNK: Bài 2( c).Bài 5. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’. HS kiểm tra theo nhóm (Đặt tính) 25 x 6 24 x 5 - HS và GV nhận xét. B. Bài mới : 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: (Cá nhân)- Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu cả lớp làm bài bảng con. HS lần lượt nêu cách nhân và kết quả. 49 27 57 18 64 x 2 x 4 x 6 x 5 x 3 Bài 2: (Cặp đôi)- Cột c (Dành cho HSNK) Gọi HS nêu yêu cầu và một phép tính. - HS nhắc lại cách đặt tính và tính. - Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài đổi chéo vở kiểm tra. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính. a) 38 x 2 53 x 4 c ) 84 x 3 27 x 6 45 x 5 32 x4 Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải 6 ngày có số giờ là: 24 x 6 = 144( giờ) Đáp số: 144 giờ Bài 4: (Cặp đôi) HS tự nêu nhiệm vụ rồi làm bài và chữa bài. GV sử dụng mô hình đồng hồ gọi 3 HS lên bảng quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ. a) 3 giờ 10 phút: b) 8 giờ 20 phút: c) 6 giờ 45 phút: d)11 giờ 35 phút: Bài 5 (Dành cho HSNK): Tổ chức trò chơi: Nêu nhanh 2 phép nhân có kết quả bằng nhau. - Thi đua nêu nhanh 2 phép nhân có kết quả bằng nhau? - Ví dụ: 4 x 6 = 6 x 4 = 24 5 x 6 = 6 x 5 = 30 * GV nhận xét. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia, cách chia đã học. Chuẩn bị tiết sau. CHÍNH TẢ NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT(2) a/b; Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, giáo dục. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. + Đoạn văn này kể chuyện gì? + Đoạn văn có mấy câu? Cách trình bày lời của các nhân vật như thế nào? - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay... b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4) - HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học. Bài tập (2): a. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng. Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. b. Tháp mời đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Bài tập 3: - HS nối tiếp điền 9 chữ cái và tên chữ. Cả lớp và GV sửa lại từng chữ và tên chữ cho đúng: en - nờ; en- nờ giê( en giê); en - nờ giê hát( en giê hát); en- nờ hát (en hát); o; ô; ơ pê; pê hát. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. TẬP ĐỌC CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ:5’ – Lơpa trưởng gọi 2 bạn tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Người lính dũng cảm. - HS và GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm bài : b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu thơ. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - GV chia đoạn. HS đọc từng đoạn trong nhóm. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - 1 HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Các chữ cái và dấu câu họp lại để bàn chuyện gì? + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? + Tìm những câu trong bài thể hiện diễn biến của cuộc họp. - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 4. Luyện đọc lại - GV mời 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em phân vai đọc lại truyện. - Cả lớp bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất. C. Củng cố , dăn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn. Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020 TOÁN TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Vận dụng được để giải bài toán có lời văn. - Cả lớp làm bài tập 1; 2. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 6, bảng chia 6. - Các nhóm đánh giá. - Gv nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2: Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số - GV nêu bài toán rồi cho HS nêu lại. HS trao đổi theo cặp trả lời: + Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo? + Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo? + 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần được mấy cái kẹo? + Nếu cho em 1/4 số kẹo thì em được mấy cái kẹo? + Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào? Cho HS tự nêu bài giải của bài toán. GV nhận xét chốt kiến thức và cho HS nhắc lại. 3: Thực hành Bài 1: (Cặp đôi) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả chữa bài. - HS nêu lại cách tính. a. ½ của 18 kg là 9 kg b. ¼ của 24l là 6l Bài 2: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Bài giải Cửa hàng đã bán số mét vải là: 40 : 5 = 8 (m) Đáp số: 8m C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện phép nhân cho thành thạo. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình. - HSNK: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Kể tên 1 bệnh về tim mạch em biết? - Với người bị bệnh tim nên và không nên làm gì? B. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu : Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát. Hôm trước cô đã yêu cầu các em về nhà thực hành uống nhiều nước và cảm nhận cơ thể sau khi uống nhiều nước thì sẽ như thế nào. Mời một số bạn lên báo cáo sau khi đã thực hành. (Sau khi uống nhiều nước một lúc thì buồn đi tiểu.) - GV gọi khoảng 10 em báo cáo và hỏi ai có cùng cảm nhận như các bạn. - Vậy cơ quan nào trong cơ thể chúng ta thực hiện nhiệm vụ đó? - Vậy theo các em cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy bộ phận ? (HS dự đoán có 3,4,5 bộ phận.) Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS - Bây giờ cô muốn các em viết ra giấy những điều em biết về cơ quan bài tiết nước tiểu. Hoạt động này chúng ta làm việc theo nhóm 6. Các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các tổ viên nói những điều mình biết về cơ quan bài tiết nước tiểu. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách viết ra giấy. - HS viết ra giấy các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS các nhóm dán ý kiến lên bảng, GV phân loại và phân tích các điểm giống xếp thành từng nhóm riêng. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi: - GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho nhau để chất vấn. - GV nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm tòi, thí nghiệm : + Theo em làm thế nào để chúng ta có thể kiểm tra cơ quan BTNT có 5 bộ phận ? + Theo em làm thế nào để ta biết cơ quan BTNT có 2 quả thận. Ta tìm hiểu ở đâu ? - HS xem tranh vẽ, nghiên cứu SGK . Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - HS xem tranh vẽ, đọc SGK. - GV: Chúng ta đã được trải nghiệm điều mình vừa tìm hiểu bây giờ các em bổ sung và hoàn chỉnh lại kết quả . Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức. - HS hoàn thiện xong GV yêu cầu các nhóm dán lại lên bảng phụ. - Hướng dãn HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Cho HS chỉ trên sơ đồ. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm . - HS quan sát hình 2 (T23 SGK) và đọc các lời hỏi - đáp của nhân vật trong hình vẽ. - Các nhóm thảo luận tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi mới, ví dụ: + Nước tiểu được tạo thành ở đâu? + Trong nước tiểu có chất gì? + Trước khi ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu? - Các nhóm xung phong đặt câu hỏi chỉ định nhóm khác trả lời. - GV yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét nhóm nào có câu hỏi hay và trả lời tốt. - GV kết luận: Thận có chức năng lọc máu... - Cho HS chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và hoạt động của cơ quan này. C. Cũng cố, dặn dò. 5’ GV hệ thống lại nội dung bài học, nhận xét tiết học. Dặn HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. ĐẠO ĐỨC TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. - HSNK: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. *KNS : Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’ Lớp trưởng kiểm tra: - Thế nào là giữ lời hứa? - Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? B. Bài mới : 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Xử lí tình huống ở bài 1 trong VBT theo nhóm 4. - GV nêu tình huống sau cho HS tìm cách giải quyết. : Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài giải sẵn cho Đại chép. - Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? - HS nêu cách giải quyết, thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng. - GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2 BT2. - Cho HS nêu yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 4 về nội dung và hoàn thành bài tập. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận chung. Hoạt động 4: Xử lí tình huống ở bài 3 trong VBT - GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết. - HS nêu cách giải quyết, thảo luận phân tích. - GV KL: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. C. Hướng dẫn thực hành: 5’ - Thực hiện tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường , ở nhà. - Sưu tầm chuẩn bị cho tiết 2.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_t.doc