Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

CHÉP SỔ TAY

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

Hiểu nội dung, nắm đ¬ược ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh một số loài động vật quí hiếm được nêu trong bài; Truyện tranh Đô- rê- mon; 1 vài tờ giấy khổ A4.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- Hai HS đọc bài viết của mình về những việc làm để bảo vệ môi trường. GV nhận xét

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Thực hành, luyện tập: 25’

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ ba ngày 04 tháng 5 năm 2021
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100 000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3(a; cột 1câu b),bài 4.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Có thể sử dụng phấn màu, bảng phụ thể hiện bài tập 1, 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tung bóng và thực hiện phép tính trên bóng.
10715 x 6 30755 : 5 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài 1: (Cá nhân) a) HS nêu nhận xét rồi làm bài. 
- Chẳng hạn, HS nêu: Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 10 000, rồi viết các số thích hợp vào các vạch tương ứng.
b) HS tự làm tương tự rồi nêu kết quả chữa bài.
Bài 2: (Nhóm 4) HS nêu yêu cầu bài. Đọc các số :36 982;54 175; 90 631;14 034;80 66; 71 459;48 307; 2003; 10 005(theo mẫu).
- HS đọc trong nhóm rồi đại diện các nhóm đọc trước lớp. GV nhận xét.
Bài 3: (Cặp đôi) HS nêu yêu cầu bài 
- Cho HS làm bài rồi chữa bài theo mẫu. Tập cho HS nêu bằng lời rồi viết tổng (phần a) hoặc viết số (phần b). Chẳng hạn, phần a) có thể nêu bài mẫu như sau: Số 9725 gồm 9 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị nên viết được thành:
9725 = 9000 + 700 + 20 + 5.
Bài 4: (Cá nhân) Cho HS nêu nhận xét về đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do viết các số còn thiếu vào chỗ chấm.
Kết quả làm: a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.
b) 14300; 14400; 14500; 14600; 14700.
c) 68000; 68010; 68020; 68030; 68040.
3. Vận dụng. 5’
- HS trả lời câu hỏi: Số bé nhất có 5 chữ số là số náo? Số chẵn bé nhất có 5 chữ số là số náo? Số tròn chục bé nhất có 5 chữ số là số náo?
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà ôn bài.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
A. Tập đọc: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: - Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK). HSNK biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ truyện /SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
Tập Đọc
1. Khởi động: 5’ 
- GV cho 2 HS ®äc bµi Cuèn sæ tay vµ và trả lời câu hỏi về ND bài 
- Gv nhận xét, liên hệ giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá: 35’
2.1. Luyện đọc. 25’
a. GV đọc toàn bài. Gợi ý cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. 
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn truyện
Tiết 2
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) 10’
- HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện tập: 30’
3.1. Luyện đọc lại. 10’
- HS chia thành nhóm, phân vai (người dẫn chuyện, Cóc, Trời).
- Một vài nhóm thi đọc truyện theo vai.- Một số học sinh đọc đoạn văn.
3.2. Kể chuyện: 18’
a. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh mimh hoạ, HS kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh
- Một số HS phát biểu ý kiến cho biết các em thích kể theo vai nào. GV gợi ý cho các em có thể kể theo rất nhiều vai khác nhau:
+ Vai Cóc, vai các bạn của Cóc (Ong, Cáo, Gấu, Cọp, Cua).
+ Vai Trời (GV lưu ý HS: không thể kể theo các vai đã chết trong cuộc chiến đấu như Gà, Chó, Thần Sét).
- HS quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung từng tranh: 
+ Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời. + Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời.
+ Tranh 3: Trời thua phải thương lượng với Cóc + Tranh 4: Trời làm mưa.
- GV lưu ý HS: Kể bằng lời của ai cũng phải xưng “tôi”. Nếu kể bằng lời của Cóc thì có thể kể từ đầu đến cuối như trong truyện. Nếu kể bằng lời các nhân vật khác thì chỉ kể từ khi các nhân vật ấy tham gia câu chuyện.
- Từng cặp HS tập kể. - Một vài HS thi kể trước lớp.
- 2 HS nói về nội dung truyện.
4. Vận dụng: 5’
	- HS nêu nguyên nhân xảy ra hạn hán, lũ lụt hiện nay. Con người cần làm gì để hạn chế thiên tai.
GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện trên. 
Thứ sáu ngày 07 tháng 5 năm 2021
CHÍNH TẢ
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, BT(3) a/b.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi thi viết nhanh các từ Đông Nam Á, Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào. GV nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Gọi 2 em đọc đoạn viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK.	
- GV hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- HS viết đúng: lúa non, giọt sữa, phảng phất,..... vào vở nháp, 2 em viết ở bảng lớp
- Nhận xét sửa sai.
b. GV đọc HS viết bài:
c. Chấm, chữa bài.
3. Thực hành, luyện tập: 7’
Bài tập 2 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Bài tập 3 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có âm x, s.
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
TẬP LÀM VĂN
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh một số loài động vật quí hiếm được nêu trong bài; Truyện tranh Đô- rê- mon; 1 vài tờ giấy khổ A4.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Hai HS đọc bài viết của mình về những việc làm để bảo vệ môi trường. GV nhận xét
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài tập 1: (Cặp đôi)- Gọi HS nêu YC bài. 1 em đọc cả bài A lô, Đô - rê- mon...
- Gọi 2 HS đọc phân vai.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về các loại động, thực vật quí hiếm được nêu trong bài báo (nếu có); cho HS xem truyện tranh Đô- rê- mon.
- HS đọc theo cặp.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- Gọi HS nêu YC. GV giúp HS nắm yêu cầu.
- Cho HS trao đổi theo nhóm 4 để viết những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon; GV nhắc HS cách viết.
- Yêu cầu HS viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở.
- Gọi đại diện một số nhóm đọc kết quả ghi chép của mình của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. Cả lớp viết bài vào sổ tay.
- GV chấm 1 số bài viết, nhận xét về các mặt: nội dung, hình thức...
3. Vận dụng. 5’
- HS thực hành ghi chép sổ tay những điều mình cần ghi nhớ
- Nhận xét giờ học. Dặn HS mua sổ tay để ghi chép những thông tin thú vị, bổ ích.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được
vị trí trên lược đồ.
- HSNK: Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.
- HS có thêm kiến thức về Đại dương, biển. 
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 126, 127.
- Tranh ảnh về lục dịa và đại dương ( nếu có).
- Một số lược đồ phóng to, tương tự lược đồ hình 3 trong SGK trang 127; 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa nhỏ ghi tên của một châu lục hoặc một đại dương.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi nêu tên các đứi khí hậu.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 15’
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. 10’
Mục tiêu:- Nói tên và chỉ được vị trí đất, nước trên lượcđồ.
Bước 1: GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
Bước 2: GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu: màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước.
- GV hỏi: Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
Bước 3: GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh (nếu có) để cho HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
- Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương: Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
*Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 10’
Mục tiêu:- Biết trên bề mặt Trái Đất có sáu châu lục và 4 đại dương.
Bước 1: HS trong nhóm làm việc theo gợi ý sau:
+ Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
+ Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? 
Bước 2: - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
*Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương. 10’
Mục tiêu: HS tìm được vị trí các châu lục, đại dương.
Bước 1: Chia nhóm HS và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên
châu lục hoặc đại dương.
Bước 2: Khi GV hô ” bắt đầu “ HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
Bước 3: - HS trong nhóm làm xong thì trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước, đúng và đẹp nhóm đó thắng.
3. Vận dụng: 5’
- HS lên chỉ trên bản đồ các châu lục và đại dương
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị bài học sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc
Giáo án liên quan