Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện t¬ượng ngày và đêm trên Trái Đất.

- Biết một ngày có 24 giờ.

- HSNK: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 120,121. Đèn điện để bàn.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- Giáo viên tổ chức cho học sinh Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. – HS giải thích vì sao nói Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Khám phá. 25’

 

doc8 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021
TOÁN
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Cả lớp làm bài tập1,2,3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tung bóng và thực hiện phép tính trên bóng.
10715 x 6 30755 : 5 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 10’ Hướng dẫn giải bài toán
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- HS thảo luận theo nhóm 4 phân tích đề và nêu cách giải.
- HS tự giải bài toán, sau đó một em đọc bài giải, GV ghi bảng (như SGK).
- GV hỏi: Trong bài toán trên bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?
 ( Tìm số lít mật ong trong một can).
=> Bài toán này được giải bằng 2 bước:
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
 Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (lít)
- Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị (thực hiện phép chia).
 Số can cần có để đựng 10 l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can).
 Đáp số: 2 can.
- Cho HS nhắc lại 2 bước trên.
3. Thực hành, luyện tập.15’
Bài 1: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải: Số đường đựng trong một túi là: 40 : 8 = 5 (kg).
 Số túi cần có để đựng 15 kg đường là: 15 : 5 = 3 (túi).
 Đáp số : 3 túi.
Bài 2: HS làm việc theo nhó 4 tương tự bài 1 rồi chữa bài.
+ Mỗi cái áo cần số cúc áo là: 24 : 4 = 6 (cúc áo)
+ 42 cúc áo dùng được cho số cái áo là: 42 : 6 = 7 (cái áo)
Bài 3: (Cá nhân)Tính giá trị biểu thức
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức sau đó điền Đ hay S vào ô trống.
- HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- GV yêu cầu HS sau khi đã tìm được chỗ sai cần sửa lại cho đúng.
3. Vận dụng. 5’
- HS trả lời câu hỏi: Có 32 học sinh xếp đều trong 4 hàng . Hỏi có 64 học sinh thì xếp được mấy hàng như thế? 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
CHÍNH TẢ
NGÔI NHÀ CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) b, BT(3) a.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết các từ ngữ của BT2
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, cười rũ rượi.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV hỏi: Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
 Những việc chung mà mọi dân tộc phải làm là gì?
Đoạn văn có mấy câu?
Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa?
- HS tự viết những chữ mình dễ mắc lỗi. Tập quán riêng, đói nghèo, đấu tranh. 
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: 
3. Thực hành, luyện tập: 7’
Bài tập 2 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2b (HSNKlàm thêm bài 2a); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
a) nương đỗ , nương ngô, lưng,tấp nập, làm nương,vút lên.
b) về ,dừng ,dừng, vẫn, vừa ,vỗ, về,vội vàng, dậy,vụt.
Bài tập 3(Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 3a (HSNKlàm thêm bài 3b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có âm l, âm n
- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. 
- Biết một ngày có 24 giờ.
- HSNK: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 120,121. Đèn điện để bàn.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. – HS giải thích vì sao nói Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
- Trình bày những hiểu biết của em về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?
+ Khoảng thời gian phần trái đất không được mặt trời chiếu sáng gọi là gì?
+ Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng được gọi là gì? 
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
VD: + Khoảng thời gian phần trái đất không được mặt trời chiếu sáng gọi là ban đêm.
+ Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng được gọi là ban ngày.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK thực hành thí nghiệm là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát tranh ảnh và thực hành thí nghiệm rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: 
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
* Kết luận: - Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Vì vậy, trên bề mặt trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. 10’
Mục tiêu:- Biết một ngày có 24 giờ.
	- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu.
- GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ.
	- GV: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được qui ước là một ngày.
	- GV cho HS nêu: Một ngày có bao nhiêu giờ?
- Hãy tưởng tượng nếu trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào?
*GV kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ.
3. Vận dụng: 5’
- HS giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm rên Trái đất.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
	- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Khởi động: 5’ 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tung bóng và thực hiện phép tính trên bóng.
12 936 x 3	45678 : 3
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài 1: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Giải: Số đĩa có trong mỗi hộp là: 48 : 8 = 6 (cái).
 30 cái đĩa thì xếp được số hộp là: 30 : 6 = 5 (hộp).
 Đáp số: 5 hộp.
Bài 2: HS làm việc theo nhó 4 tương tự bài 1 rồi chữa bài.
Giải: Số HS trong một hàng là: 45 : 9 = 5 (học sinh)
 Có 60 học sinh xếp được số hàng là: 60 : 5 = 12 ( hàng)
 Đáp số : 12 hàng
Bài 3: (Cá nhân)- HS thực hiện tính giá trị của biểu thức rồi trả lời, chẳng hạn: 4 là giá trị của biểu thức 56 : 7 : 2.	
- Tương tự HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
3. Vận dụng. 5’
- HS trả lời câu hỏi: Có 30 cái bánh xếp đều trong 5 hộp. Hỏi nếu em có 60 cái bánh thì xếp được bao nhiêu hộp như thế? 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
TẬP ĐỌC
CUỐN SỔ TAY
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật 
- Nắm được công dụng của cuốn sổ tay; biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. (trả lời được các CH trong SGK) 
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện nêu tên các con vật có ích. Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Người đi săn và con vượn và nêu nội dung bài học. GV nhận xét.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá: 20’
2.1. Luyện đọc. 
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. GV treo bản đồ và gọi 2 HS chỉ bản đồ để biết vị trí các nước: Mô-na-cô, Va- ti- căng, Nga, Trung Quốc.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn bài.
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Thanh dùng sổ tay để làm gì?
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện tập: 5’ Luyện đọc lại.
- GV phân nhóm 4 em tự phân các vai: Lân, Thanh, Tùng và người dẫn chuyện.
- Các nhóm thi đọc theo cách phân vai
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất, hay nhất.
4. Vận dụng: 5’
- Em ghi những điều lí thú mà em biết được qua bài học này.
- GV dặn HS về làm sổ tay, tập ghi chép các điều lí thú về khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể thao.
ĐẠO ĐỨC
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
Giúp HS: - Có hiểu biết về truyền thống văn hoá địa phương.
- Giáo dục ý thức lưu truyền và giữ gìn thuyền thống văn hoá của địa phương.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.
II. Hoạt động dạy và học: 
1. Khởi động: 5’ 
- HS hát tập thể hoặc vận động theo lời bài hát Ai trồng cây.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá
a. Tìm hiểu truyền thống văn hoá địa phương của tĩnh nhà. 10’
a- Các lễ hội: Ví dụ: Lễ hội đền Lê Khôi, lễ hội chùa Hương...
b- Các làn điệu dân ca: Hát ví dặm, hát ru....
c- Phong trào văn hoá văn nghệ:
d- Truyền thống văn hoá khác:
 - Học tập.
 - Thể thao.
b. HS trình bày những sưu tầm của mình theo nhóm về truyền thống văn hoá địa phương (ca dao, tục ngữ, tranh ảnh). 15’
- HS trình bày theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu kết quả sưu tầm của nhóm mình.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều nhất, diễn giải hay nhất.
4. Vân dụng. 5’
- HS giới thiệu nét đặc trưng về địa phương Sơn Kim 2.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học. Dặn về nhà. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc