Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
Thứ ba ngày 06 tháng 4 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước.
- Cả lớp làm bài tập 1, 2, 3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- Gọi HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. - Một HS làm bài tập 3a SGK.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
TUẦN 29 Thứ hai ngày 04 tháng 4 năm 2021 Hoạt động thư viện Cô Tâm soạn và dạy CHÍNH TẢ BUỔI HỌC THỂ DỤC I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Viết đúng các tên riêng nước ngoài trong câu chuyện Buổi tập thể dục(BT2). - Làm đúng bài tập (3)a. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết (2 lần) BT2; 1 tờ phiếu to viết nội dung BT3. 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: bóng ném, leo núi, cầu lông, luyện võ, đấu võ. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. GV hỏi: - Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? Những chữ nào phải viết hoa? - HS viết vào giấy nháp những chữ dễ viết sai. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài 3. Thực hành, luyện tập: 7’ Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài cá nhân. - GV mời hai học sinh lên bảng làm bài. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li Bài tập 3 (Nhóm 4) (lựa chọn) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. - HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. a) nhảy xa, nhảy sào, sới vật. b) điền kinh, truyền tin, thể dục thể hỡnh. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học HS biết: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS quan sát được các bộ phận của những con vật hay cây cối đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. - HSNK biết phân loại một số cây và con đã gặp. - KNS: KN hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: KN lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: bút, giấy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho HS Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành: 25’ Đi thăm thiên nhiên. - GV tổ chức cho HS đi thực hành quan sát những con vật, cây cối xung quanh trường học. - HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng điều khiển và quản lí các bạn. - HS quan sát những con vật hoặc cây cối vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối, các con vật em đã quan sát được. - GV bao quát chung cả lớp. 3. Vận dụng: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét về ý thực học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau. Thứ ba ngày 06 tháng 4 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước. - Cả lớp làm bài tập 1, 2, 3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Gọi HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. - Một HS làm bài tập 3a SGK. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1: (Cá nhân)- Một HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS hai cạnh hình chữ nhật không cùng số đo, phải đổi ra cùng đơn vị đo. - Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì? - HS tính diện tích và chu vi hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 8cm. - GV hướng dẫn HS hai cạnh hình chữ nhật không cùng số đo, phải đổi ra cùng đơn vị đo: Hướng dẫn HS đổi : 4 dm = 40 cm. - Cho HS làm bài vào vở.Gọi một số HS đọc kết quả ,GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. Giải: Chu vi hình chữ nhật đó là: ( 40 + 8) x 2 = 96(cm) Đáp số: 96 cm Giải: Diện tích hình chữ nhật đó là: 40 x 8 = 320(cm2) Đáp số: 320 cm2 Bài 2: (Cặp đôi)- Một HS đọc đề bài. - GV cho HS quan sát hình H với kích thước cho sẵn (như SGK). GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình H. - HS trình bày bài giải vào vở, đổi chéo vở kiểm tra. - GV chấm chữa bài. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. + Chiều dài hình chữ nhật là: 5 x 2 = 10 (cm) + Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 5 = 50 (cm) 3. Vận dụng. 5’ - HS nêu cách tính diện tích các đồ vật xung quanh - HS nêu lại qui tắc tính diện tích hình chữ nhật. - GV hệ thống bài. Dặn HS về ôn bài. TẬP ĐỌC LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - KNS: Xác định giá trị. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh Bác Hồ luyện tập thể dục. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Kiểm tra HS đọc bài Buổi học thể dục và trả lời câu hỏi về ND bài. - Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh. 2. Khám phá: 20’ 2.1. Luyện đọc. a. GV đọc toàn bài (giọng rành mạch, dứt khoát). b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. HS tập đặt câu với từ bồi bổ. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện 2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm bài văn, trao đổi nhóm 4, trả lời các câu hỏi: + Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? + Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước? + Em hiểu ra điều gì sau khi đọc: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”? + Em sẽ làm gì sau khi đọc: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập: 5’ Luyện đọc lại - Một HS đọc cả bài. - Một vài HS thi đọc. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, đúng giọng nhất. 4. Vận dụng: 5’ - HS đứng dậy tập các động tác của bài thể dục giữa giờ - GV cho HS liên hệ việc tập thể dục của các em ở nhà, ở trường. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc bài. ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước (HSKG: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước). - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiểm. - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương (HSKG: Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước). - KNS: KN bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: VBT Đạo đức. Phiếu học tập dùng cho hoạt động 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - GV cho HS nêu những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập. Hoạt động 1: Xác định các biện pháp. 7’ - Các nhóm thảo luận, trình bày điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét kết quả của các nhóm. Giới thiệu các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.10’ - GV yêu cầu HS đọc BT 3 SGK. - GV hướng dẫn HS làm BT vào vở. GV bao quát chung cả lớp. - GV nêu lần lượt từng ý kiến, yêu cầu từng HS đưa ra ý kiến đúng hay sai và giải thích vì sao. - Sau mỗi lần bạn trả lời, GV cho HS khác nhận xét. - GV kết luận: ý a, b: Sai ; ý c, d, đ, e : Đúng (GV có giải thích lí do đúng, sai ở mỗi ý kiến). Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đúng - Ai nhanh”.10’ - GV chia nhóm phổ biến cách chơi: Các nhóm liệt kê các việc làm theo bảng. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất trong một khoảng thời gian nhất định thì nhóm đó thắng. Việc làm tiết kiệm nước Việc làm lảng phí nước Việc làm bảo vệ nguồn nước Việc làm gây ô nhiểm nước - Các nhóm dán kết quả bài làm của nhóm lên bảng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả chơi. - GV rút ra kết luận chung: Nước là tài nguyên quí. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiểm. 4. Vân dụng. 5’ - HS liên hệ việc sử dụng nước ở gia đình và của bản thân. - GV hệ thống toàn bài. Yêu cầu HS về nhà cần thực hiện tốt những yêu cầu bài học đã nêu. Thứ sáu ngày 07tháng 4 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học HS biết: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS quan sát được các bộ phận của những con vật hay cây cối đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. - HSNK biết phân loại một số cây và con đã gặp. - KNS: KN hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: KN lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm. - Liên hệ cảnh quan vùng biển, đảo (đặc biệt đối với học sinh vùng biển) 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: bút, giấy, màu vẽ, máy chiếu III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho HS Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành: 25’ Đi thăm thiên nhiên. Hoạt động 1: Đi thăm thiên nhiên.10’ - GV tổ chức cho HS đi thực hành quan sát những con vật, cây cối xung quanh trường học. - HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng điều khiển và quản lí các bạn. - HS quan sát những con vật hoặc cây cối. - GV bao quát chung cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát của nhóm mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá kết quả quan sát của các nhóm và tuyên dương những nhóm có kết quả quan sát tốt và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hành. - GV cho HSNK ghi tên các loại cây, con theo nhóm. Hoạt động 2: Thăm biển đảo qua tranh ảnh.10’ ? Ai đó từng được tham quan vùng biển? ? Em hóy kể nhưỡng gỡ em quan sỏt được ở biển? - Giới thiệu cho HS cảnh một số vùng biển đảo quê hương. 3. Vận dụng: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét về ý thực học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau. HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỆ SINH CÁ NHÂN- BÀI 5: RỬA MẶT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khi nào cần phải rửa mặt. - Kể ra những thứ có thể dùng để rửa mặt. 2. Năng lực: Biết rửa mặt đúng cách. 3. Phẩm chất: Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ. II. Đồdùng dạy - học: - Tranh VSCN số 7 (1 tranh) - Xô chậu đựng nước sạch và cốc để múc nước; xà phòng; khăn mặt. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Rửa mặt hợp vệ sinh. 10’ - Cả lớp cùng hát bài hát “Meo meo rửa mặt như mèo” - Sau đó GV nêu câu hỏi với cả lớp: + Để giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì? - GV treo tranh vẽ rửa mặt và đặt câu hỏi: + Chúng ta cần rửa mặt khi nào? + Để việc rửa mặt hợp vệ sinh, cần phải có những gì? - Kết luận: + Phải rửa mặt ít nhất 3 lần một ngày vào các buổi sáng, trưa, tối. + Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch dưới vòi nước hoặc chậu sạch. + Rửa mặt xong, giặt sạch khăn và phơi khăn ra nắng thường xuyên. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt. 20’ - GV làm mẫu cách rửa mặt sạch cho cả lớp quan sát. - HS thực hành rửa mặt theo nhóm. - GV mời một vài em lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem. GV uốn nắn từng động tác cho các em. - GV nhận xét kết quả trình bày của HS và kết luận. Hoạt động3: Kết luận. 5’ GV kết luận: Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột, đau mắt đỏ, mụn nhọt, làm cho da dẻ sạch sẽ, xinh tươi. - Dặn về nhà. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO, DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc ôn lại các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi. + HS luyện đọc. + Trả lời các câu hỏi về bài đọc. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. + GV đánh giá. * Nhóm 2: Các bài tập Tiếng Việt: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1. Hãy viết tên các môn thể thao: a. Gắn với sông, hồ b. Gắn núi, đồi c. Gắn với biển, bờ biển Bài 2. Tìm một số từ ngữ dùng để gọi những người hoạt động thể thao(ít nhất 3 từ) Bài 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu dưới đây? a. Nhờ có nghi lực phi thường, Am-xtơ-rông đã đoạt giải vô địch vòng đua nước Pháp. b. Muốn đạt huy chương vàng môn điền kinh, Nguyễn Thị Tĩnh đã tập luyện rất miệt mài. c. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, em luôn cố gắng chăm học, chăm làm. Bài 4. Đặt ba câu có sử dụng dấu phẩy: a. Tả cây bàng. b. Nói về mẹ của em. c. Nói về môn thể thao em thích. Bài 5. Viết tiếp vào chỗ trống tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao: sân vận động; nhà thi đấu; .... (sàn đấu, bể bơi, võ đài, đường đua, sông, bãi biển, sới vật...) * Nhóm 3: Luyện viết văn: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem. Gợi ý HS có thể viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh cho câu văn sinh động hơn. + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc