Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện“ Hội vật”

- Nhận xét.

 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Luyện đọc:

* Đọc diễn cảm toàn bài.

Cho học sinh quan sát tranh minh họa.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Hướng dẫn HS đọc từ khó: Man-gát.

- Yêu cầu HS đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.

-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1.

+ Tìm những chi tiết tả công việv chuẩn bị cho cuộc đua ?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2.

+ Cuộc đua diễn ra như thế nào ?

+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ?

- Giáo viên kết luận.

 d) Luyện đọc lại:

- Đọc diễn cảm đoạn 2.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.

- Mời 2HS đọc cả bài.

- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.

3) Củng cố - dặn dò:

- Qua bài đọc em hiểu gì ?

- Về nhà luyện đọc lại bài.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c/ Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu tự làm và chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 
- Yêu cầu cả lớp nêu tóm tắt bài. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
3) Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện giải "Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị".
- Về nhà xem lại các bài toán đã làm.
- Một học sinh lên bảng làm bài tập 3. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét. 
- 2 em đọc lại bài toán. 
+ Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
+ Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít mật ong.
+ Lấy số mật ong có tất cả chia 7 can.
- Lớp cùng thực hiện giải bài toán để tìm kết quả.
- 1 em trình bày bài giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Làm pháp tính chia: lấy 35 : 7 = 5 (lít)
+ Làm phép tính nhân: 5 x 2 = 10 ( lít )
+ Thực hiện qua 2 bước:
 Bước 1: Tìm giá trị một phần. 
 Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó. 
- Một em nêu đề bài. Cả lớp phân tích bài toán rồi thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
- 2 em đọc.
- Phân tích bài toán. Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học và làm bài tập còn lại
Chính tả (nghe viết)
HỘI VẬT
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT: 2a.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng lớp viết nội dung BT2a
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét chung sau kiểm tra.
2 . Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết 
- Đọc mẫu lần 1 đoạn viết, tóm tắt nội dung 
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .
- Hướng dẫn viết những từ thường viết sai.
- GV đọc cho HS viết bài 
- Chữa bài 
Hoạt động 2:Luyện tập 
Bài 2a
- GV treo bảng phụ .Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp
- GV chốt lời giải đúng : trăng trắng – chăm chỉ - chong chóng
3 .Củng cố :
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Nhận xét tiết học 
- 3 HS viết bảng cả lớp làm giấy nháp các từ : nhún nhẩy, dễ dãi, bãi bỏ, 
 - Vài HS nhắc lại.
- 2 HS đọc lại đoạn văn – Cả lớp theo dõi SGK
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ dễ viết sai: 
- HS viết bảng con các từ : Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã. Loay hoay, nghiêng mình. 
- HS viết bài
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào giấy nháp 
- 2 HS lên làm bảng lớp 
- Cả lớp nhận xét (về chính tả,phát âm) 
- 3 HS nêu miệng kết quả.
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2016
Tập đọc
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.( Trả lời được các CH SGK).
- Đọc đúng: Man-gát, điều khiển, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt . 
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
- Thêm ảnh chụp hoặc vẽ về voi. 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện“ Hội vật”
- Nhận xét.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
Cho học sinh quan sát tranh minh họa. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: Man-gát.
- Yêu cầu HS đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1. 
+ Tìm những chi tiết tả công việv chuẩn bị cho cuộc đua ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2. 
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ?
- Giáo viên kết luận. 
 d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 2HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
3) Củng cố - dặn dò:
- Qua bài đọc em hiểu gì ?
- Về nhà luyện đọc lại bài.
- Hai em tiếp nối kể lại câu chuyện“Hội vật “
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- Đọc nối tiếp 2 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Mười con voi dàn hàng ngang trước vạch xuất phát, mỗi con voi có 2 người ăn mặc đẹp ngồi trên lưng, 
- Học sinh đọc thầm đoạn 2. 
+ Chiêng trống vừa nổi lên 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay bụi cuốn mù mịt.. . 
+ Ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt khen ngợi chúng. 
- Lắng nghe giáo viên đọc. 
- Ba em thi đọc đoạn 2. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. 
- Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất sôi nổi và thú vị..
Chính tả (nghe viết) 
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2a.
- Viết đúng: xuất phát, cuốn mù mịt, man- gát, khéo léo, nhiệt liệt.....
II. Chuẩn bị: 
- 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a. Bút dạ 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc, yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu BT.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng. 
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm cử một bạn lên bảng thi làm bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét chốt ý chính 
- Mời một đến em đọc lại đoạn văn. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
Đ/a: trông, chớp, trắng, trên
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai
- Hai em lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào bảng con. 
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, tên riêng của người.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Man-gát, xuất phát  
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 3 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét và bình chọn bạn làm nhanh và làm đúng nhất. 
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. 
- Một - hai học sinh đọc lại. 
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỉ năng giải toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“, tính chu vi hình chữ nhật. 
 - Giáo dục HS yêu thích học toán. 
II. Chuẩn bị: 
	- Bảng lớp thể hiện tóm tắt BT3
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước.
- Nhận xét.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở. 
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt bài. 
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 1HS lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để lập bài toán dựa vào tóm tắt rồi giải bài toán đó.
- Mời đại diện các nhóm dán bài giải lên bảng, đọc phần trình bày của nhóm mình.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt bài. 
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Thu vở một số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - dặn dò:
- Nêu các bước giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
- Dặn dò HS
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Theo dõi
- Một em nêu đề bài. 
- Cả lớp phân tích bài toán rồi thực hiện làm vào vở. 
 - Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
- 2 em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Các nhóm tự lập bài toán rồi giải bài toán đó.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc bài giải.
- Cả lớp nhận xét bổ sung. 
- 2 em đọc bài toán. Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
- HS nêu
- Chú ý
Luyện toán
LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết: Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Làm được BT trong vở Luyện toán.
II. Chuẩn bị: 
 	- Vở LT toán.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi một em lên bảng làm BT3. 
- Nhận xét.
2.Luyện tập: HD học sinh làm BT 
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài toán: Có 48 lít dầu đựng đều trong 8 can. Hỏi 1 can đó có bao nhiêu lít dầu?
- Y/c HS tóm tắt.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 
- Gọi 2 Hs đọc bài toán: Có 175 túi chè đựng đều trong 7 hộp. Hỏi 5 hộp đó có bao nhiêu túi chè?
- Yêu cầu cả lớp nêu tóm tắt bài. 
 Tóm tắt: 7 hộp: 175 túi
 5 hộp: ......túi?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
a. 16 : 2 x 3 b. 48 : 3 x 2 
- Y/c HS làm VBT, gọi 2 em chữa bảng
3) Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện giải "Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị".
- Về nhà xem lại các bài toán đã làm.
- Một học sinh lên bảng làm bài tập 3. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét. 
- Một em nêu đề bài. Cả lớp phân tích bài toán rồi thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
Giải
Một can có số lít dầu là:
48 : 8 = 6 (lít)
 Đ/s: 6 lít dầu
- 2 em đọc.
- Phân tích bài toán. Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
Giải
Mỗi hộp đựng là:
175 : 7 = 25 (túi)
5 hộp đựng được là:
25 x 5 = 125 (túi)
 Đ/s: 125 túi chè
HS làm Vở
2 em chữa bảng lớp
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học và làm bài tập còn lại
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2016
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: S
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S, C,T.
- Viết đúng tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy .......rì rầm bên tai bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ viết hoa S, tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy – học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài viết ở nhà của học sinh của HS.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ S.
* Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. 
* Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu thơ nói gì ? 
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con: Côn Sơn, Ta.
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
 d/ Chữa bài 
 3/ Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
- Về nhà luyện viết thêm để rèn chữ.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: S, C, T. 
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng 
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Côn Sơn suối chảy rì rầm.
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
+ Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh đẹp nên thơ ở Côn Sơn. 
- Lớp thực hành viết trên bảng con: Côn Sơn, Ta.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên 
- Nộp vở. 
- Nêu lại cách viết hoa chữ S.
Toán 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- HS biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức. HS làm các BT 2,3,4(a,b).
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm lại BT tiết trước
- Nhận xét.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài. 
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 1HS lên bảng chữa bài. 
- Thu vở một số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời hai em lên bảng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3) Củng cố - dặn dò:
- Nêu các bước giải "Bài toán giải bằng hai phép tính”.
- Về nhà xem lại các BT đã làm. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Một em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung
- Một em đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Hai học sinh lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung. 
- HS chú ý
Luyện từ và câu 
NHÂN HÓA .ÔN LUYỆN VỀ CÂU HỎI VÌ SAO?
I. Mục tiêu:
- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa ( BT1).
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?( BT2)
- Trả lời đúng 2-3 câu hỏi: Vì sao?(BT3).
II. Chuẩn bị: 
	- 3 tờ phiếu to kẻ bảng lời giải bài tập 1. Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 và 3, 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên bảng làm bài tập 1 tuần 24.
- Nhận xét.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp tự làm bài. 
- Dán lên bảng lớp 3 tờ giấy khổ to.
- Yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm để chơi tiếp sức.
- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2: 
- Yêu cầu một em đọc bài tập 2 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 
- Mời 1 em lên bảng làm bài. 
- Giáo viên chốt lời giải đúng. 
3) Củng cố - dặn dò
- Nhân hóa là gì ? Có mấy cách nhân hóa ? 
- Về nhà học bài xem trước bài mới 
- Hai em lên bảng làm bài tập 1 tuần 24.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em đọc yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập. 
- Lớp suy nghĩ làm bài. 
- 3 nhóm lên bảng thi chơi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Một học sinh đọc bài tập 2 
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung. 
- 2HS đọc lại các câu văn.
- HS nêu
- HS chú ý
Tự nhiên xã hội 
ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu :
Sau bài học, HS biết :
-Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
-Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
-Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
II. Mục tiêu: 
 Các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Ổn định, tổ chức lớp.
B.Bài cũ : Quả 
 + Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ
 + Hạt có chức năng gì ?
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-Học sinh trình bày 
C.Bài mới :
1-Phần đầu: Khám phá
*Giới thiệu bài: Động vật 
-Giáo viên cho học sinh tạo thành nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con vật. Cho các nhóm hát và cho biết con vật trong bài hát đó là con gì.
-Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thế giới động vật phong phú qua bài: “Động vật” -Ghi đầu bài lên bảng.
Các nhóm chọn bài hát.
Ví dụ: bài “Chú ếch con”, “Chị Ong Nâu và em bé”, “Một con vịt”, “Mẹ yêu không nào”
2.Phần hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
a/Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên 
b/Cách tiến hành :
-GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 94, 95 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
-GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
+Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?
+Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật đang quan sát. 
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
+Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng đều có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
a/Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích
b/Cách tiến hành :
-Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích.
-Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.
-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau
-GV cho các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh.
-Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật 
- HS trình bày sản phẩm 
3.Củng cố :
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”
Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên
-Gọi 10 học sinh lên chơi.
-Cho học sinh nhận xét
-Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh biết giả tiếng kêu của các con vật
D.Nhận xét – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : Côn trùng
-10 học sinh lên chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên
-Học sinh nhận xét
CHIỀU:
Tiếng Anh, Thể dục
(Gv chuyên)
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2016
Tin học, Âm nhạc
(Gv chuyên)
CHIỀU:
(Gv dạy kiêm nhiệm)
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2016
CHIỀU:
Tập làm văn
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. Mục tiêu:
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- GDHS ý thức tự hào về các lễ hội truyền thống tốt đẹp trên các vùng đất quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
- Bảng phụ chép sẵn các gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn và TLCH.
- GV nhận xét. 
3. Bài mới: - GTB: - Kể về lễ hội.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV viết trên bảng lớp 2 câu hỏi sau:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Cho HS chuẩn bị theo nhóm đôi.
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và chốt lại: 
+ Ảnh 1: Đây là cảnh lễ hội vào năm mới ở một làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngữ sắc của lễ hội treo ở trung tâm. Khẩu hiệu Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Mọi người chăm chú ngước nhìn hai thanh niên vẻ tán thưởng.
+ Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bong bóng bay nhiều màu sắc được treo trên bờ sông càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục c

File đính kèm:

  • docTuan_25_Hoi_vat.doc
Giáo án liên quan