Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

 AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG

I. Mục tiêu:

- Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn.

- HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi.

II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi.

III. Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ : 5’ - Đi bộ an toàn là đi như thế nào? Qua đường an toàn thì phải đi như thế nào?

- HS trả lời. GV nhận xét.

B. Bài mới : 25’

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.

- GV nêu mục tiêu bài học.

Hoạt động 2: Con đường an toàn. (Nhóm 4)

- Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17 thảo luận trả lời.

+ Bức tranh 1 vẽ gì?

+ Bức tranh 2 vẽ gì?

+ Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1?

+ Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn?

- Đại diện các nhóm trả lời.

- GV kết luận: Con đường an toàn có mặt đường phẳng (trải nhựa hoặc bê tông), đường thẳng ít khúc quanh, mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, có vạch dành cho người đi bộ qua đường, vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng.

Hoạt động 3: Luyện tập: Lựa chọn con đường an toàn. (Nhóm 4)

- Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18 và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B.

- Cho HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét .

- Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào?

- GV kết luận.

- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn nh đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường.

- HS liên hệ thực tế con đường từ nhà em đến trường có an toàn không. Để đảm bảo an toàn em nên chọn con đường đi như thế nào?

- GV nhận xét và kết luận.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 110, 111.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi Truyền điện nói tên các loài thú và ích lợi của chúng.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của Mặt trời.
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?
+ Mặt trời có vai trò như thế nào đối với đời sống trên Trái Đất ? 
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
HS có thể dự đoán: + Ban ngày ta nhì thấy mọi vật vì có ánh sáng.
+ Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng, khó chị vì ánh nắng rất nóng.
+ Nếu không có Mặt trời thì Trái Đất sẽ tối om, mọi vật không sống được.
+ Mặt trời chiếu sáng, tỏa nhiệt, sưởi ấm Trái Đất và mọi vật. 
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
+ Nêu vai trò của Mặt trời đối với mọi vật và sự sống trên Trái Đất?
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- GV nhận xét và kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt sưởi ấm Trái
đất. Nhờ Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời.
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
+ Nêu những việc gia đìnhem và mọi người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- GV nhận xét và cho HS biết thêm: Những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời.
- Cho HS quan sát lại tranh 3 GV hỏi:
? Hoạt động trong ảnh là hoạt động gì?
? Muối được làm như thế nào?
GV giới thiệu con người sử dụng nhiệt và ánh sáng mặt trời để làm ra muối(nói rõ hơn về cách làm muối từ nước biển). Muối là nguồn tài nguyên quý giá của biển.
4. Vận dụng: 5’
- HS liên hệ em và gia đình em đã sử dụng năng lượng mặt trời để làm gì?
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn.
- HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi.
II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ : 5’ - Đi bộ an toàn là đi như thế nào? Qua đường an toàn thì phải đi như thế nào?
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Con đường an toàn. (Nhóm 4)
- Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17 thảo luận trả lời.
+ Bức tranh 1 vẽ gì?
+ Bức tranh 2 vẽ gì?
+ Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1?
+ Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn?
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV kết luận: Con đường an toàn có mặt đường phẳng (trải nhựa hoặc bê tông), đường thẳng ít khúc quanh, mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, có vạch dành cho người đi bộ qua đường, vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng.....
Hoạt động 3: Luyện tập: Lựa chọn con đường an toàn. (Nhóm 4)
- Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18 và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét .
- Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào?
- GV kết luận.
- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn nh đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường.
- HS liên hệ thực tế con đường từ nhà em đến trường có an toàn không. Để đảm bảo an toàn em nên chọn con đường đi như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TOÁN: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? Ở môn nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: - Ôn về đọc, viết số có năm chữ số. 
- HS tự luyện nhắc lại cách đọc, viết số có năm chữ số.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
+ Nhắc lại cách đọc, viết các số có 5 chữ số.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
Bài 1: Đọc các số sau: 10323; 21085; 45608; 96540; 20009; 63851
Bài 2: Viết số:
a. Gồm 6 chục nghìn, bảy nghìn, sáu trăm, bốn chục, ba đơn vị.
b. Gồm 3chục nghìn ,2 nghìn, năm chục, chín đơn vị.
c. Tám mươi sáu nghìn năm trăm năm mươi lăm.
d. Ba mươi mốt nghìn không trăm linh tư.
Bài 3: Viết số thành tổng thep các hàng (chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị):
a. 65789; 67089; 78906; b. 80967; 78056; 89770; 81900 
* Nhóm 2: Luyện tập về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số: HS tự luyện hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành.
- HS tự luyện nhắc lại cách chia.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
Bài 1. Viết số:
a. Gồm 6 chục nghìn, bảy nghìn, sáu trăm, bốn chục, ba đơn vị.
b. Gồm 3chục nghìn ,2 nghìn, năm chục, chín đơn vị.
c. Tám mươi sáu nghìn năm trăm năm mươi lăm.
d. Ba mươi mốt nghìn không trăm linh tư.
Bài 2 : : > ; < ; =.
98 100  98 076 27 650  27 560 87 005  87 050 43 210  43 000 + 210 98 765  89 765 34 567  43 567
Bài 3: Tìm X:a. X + 1060 = 2050 x 2 b. X – 586 = 3705 : 3
Bài 4: Tính nhẩm.
 a) 50000 + 40000 = b) 2000 x 2 =
 90000 - 40000 = 6000 : 3 =
 c) 2000 + 1000 x 3 = (2000 – 1000) x 2 =
 3000 x 2 - 1000 = 6000 : 3 + 1000 =
* Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK):
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bµi 1. Một máy xúc đất 3 ngày đào được 126m mương. Hỏi 7 ngày làm việc máy đó đào được bao nhiêu mét mương?
Bµi 2: Lắp một chiếc xe càn 8 bánh. Có 2085 bánh xe thì lắ được nhiều nhất bao nhiêu cái xe và còn thừa mấy cái bánh?
Bài 3: Có 3 thùng sách , mỗi thùng đựng 256 quyển sách. Số sách đó chia đều cho 4 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách?
Bµi 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 1208dm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi mảnh vườn đó.
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THÚ (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- HSNK: Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú; Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
- KNS: KN kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T106, 107 và tranh ảnh sưu tầm các loài thú rừng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’ – Nêu các bộ phận bên ngoài của thú. - GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Khởi động. 5’ 
- HS chơi trò chơi "Con gì đây".
- GV đọc to đặc điểm của loài thú. HS phát hiện đó là con gì.
- GV kết luận, giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.(Nhóm 4)
Mục tiêu: Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình T106, 107 và thảo luận:
+ Kể tên các loại thú rừng mà bạn biết, nói rõ tên và các bộ phận của con thú đó?
+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nhà? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, rút ra kết luận:
+ Thú rừng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
+ Thú nhà là những loài thú đã được nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
Mục têu: Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ Nêu ích lợi của các loài thú rừng? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú rừng? 
+ Liên hệ theo bản thân và tình hình địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú rừng.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Vẽ và tô màu con thú rừng mà em yêu thích.(Cá nhân)
- Yêu cầu HS lấy giấy bút chì vẽ và tô màu con thú rừng mà em yêu thích.
- HS làm việc cá nhân, sau đó trưng bày sản phẩm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương những em vẽ đẹp, đúng yêu cầu.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
Hoạt động thư viện
CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26 - 3 (T2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tìm đúng câu chuyện trong sách truyện, báo về anh chị thanh niên để đọc.
- HS nêu lại được nhân vật, nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mình vừa đọc.
- HS yêu thích đọc sách hơn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức(1p)
2. Các hoạt động(32p)
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết học.
- GV giới thiệu một số danh mục sách, báo về chủ đề ngày thành lập đoàn 26 -3.
- GV yêu cầu HS đăng kí tìm chọn sách, báotheo danh mục sách.
- GV nhắc nhở học sinh đọc và ghi nhân vật, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
- Nhắc HS thực hiện nội quy của thư viện.
b. HS tiến hành tìm và đọc sách.
- GV hướng dẫn, giúp các em cách tìm chuyện trong sách, báo
- HS chọn chuyện và đọc.
- HS ghi tên chuyện, nhân vật, nội dung , ý nghĩa câu chuyện vào sổ tay đọc sách của mình.
- GV theo dõi nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc.
c. Nêu vắn tắt nội dung câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Một số HS nêu nội dung câu chuyện mình vừa đọc.
- HS đặt câu hỏi cho bạn và yêu cầu bạn nêu nhân vật mình yêu thích và ý nghĩa
câu chuyện.
- HS cả lớp nghe, nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét nhanh từng bạn.
- GV hỏi: Qua tiết đọc sách này em có cảm nhận gì về anh chị đoàn viên?
- HS nêu cảm nhận.
3. Nhận xét, dặn dò (2p)
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS sắp xếp, cất giữ truyện đúng vị trí.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết thực hiện một số công việc giữ vệ sinh môi trường.
- HS có ý thức thực hiện giữ vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị: 
HS: Một số dụng cụ để làm vệ sinh môi trường.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ 1. Giới thiệu hoạt động. (5 phút)
 - GVphổ biến nội dung của tiết học
HĐ 2. Phân công: (5 phút)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - GV phân công nhiệm vụ theo từng tổ:
+ Tổ 1: Làm vệ sinh lớp học. Quét mạng nhện trong lớp và hành lang.
+ Tổ 2: Làm vệ sinh nhà bán trú.
+ Tổ 3: Nhặt rác sân trường, chăm sóc bồn hoa.
HĐ 3. Thực hành: (25 phút)
 - HS thực hành theo sự phân công của GV.
 - GV theo dõi giúp đỡ, hướng dẫn thêm để tất cả tổ, nhóm đều thực hiện đạt yêu cầu.
HĐ 4. Tổng kết. (5 phút)
- HS liên hệ, trình bày trước lớp những việc mình đã làm để giữ vệ sinh môi trường.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện giữ vệ sinh môi trường hằng ngày. 
TỰ HỌC
LUYỆN ĐỌC: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
BÀI ĐỌC THÊM: TIN THỂ THAO
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng đọc cho học sinh thông qua: 
 + Cho HS ôn lại bài tập đọc: Cuộc chạy đua trong rừng.
 + Cho HS luyện đọc thêm bài: Tin thể thao.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’ - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài: Cuộc chạy đua trong rừng.
- GV đọc cả bài, hướng dẫn cách đọc. 
- HS luyện đọc bài: + Nối tiếp đoạn theo nhóm. GV theo dõi giúp HS yếu đọc bài
+ Thi đọc giữa các nhóm, thi đọc diễn cảm. 
- HS đọc thầm lại bài trao đổi trả lời các câu hỏi cuối bài
3 HS thi đọc cả bài.
Bài đọc thêm: Tin thể thao.
- GV đọc cả bài, hướng dẫn cách đọc. 
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó và giải nghĩa một số từ.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc. - Dặn về nhà luyện đọc thêm.
SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ
SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ “EM YÊU TIẾNG VIỆT”
I. Mục tiêu:
- Tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh cũng cố các kĩ năng về về môn Tiếng Việt.
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, sáng tạo.
- Giúp Hs có năng khiếu về môn Tiếng Việt được luyện tập, trải nghiệm thêm. 
II. Các hoạt động:
A. Khởi động: (5 phút)
- Lớp phó văn nghệ cho các bạn hát một bài.
- GV giới thiệu bài, mục tiêu tiết sinh hoạt và các hoạt động.
B. Tổ chức sinh hoạt: (25 phút)
Phần 1: Hoạt động cá nhân: Ai là Trạng nguyên Tiếng Việt?
- GV phát phiếu học tập cá nhân. - HS hoàn thành bài trên phiếu bài tập.
- GV nêu kết quả. HS đổi chéo phiếu chấm bài cho nhau.
- Tổng kết, công bố nhà toán học nhí.
- Nhà toán học nhí chữa bài cho các bạn (GV theo dõi giúp đỡ thêm).
Nội dung phiếu học tập.
Bài 1. Ghi lại các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
Bài 2. Trong đoạn văn trên các sự vật được nhân hóa bằng cách nào:
a. Gọi như gọi người.
b. Tả bằng các từ ngữ tả người . c. Cả a và b
Bài 3. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân dưới đây:
a. Nhà không có đèn, Trần Quốc Khái bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách.
b. Mai chị em Hoa ăn cơm sớm để đi xem đấu vật.
Phần 2: Hoạt động nhóm: Phần thi chung sức.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành các bài tập.
- HS hoàn thành theo nhóm các bài tập vào bảng nhóm. 
- Các nhóm làm xong trình bày kết quả lên bảng.
- GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét và kết luận: Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
Bài 4. Đọc các câu thơ sau, thảo luận hoàn thành bảng sau.
a. Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
b. Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lung liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng.
Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hóa
Từ ngữ nói về người được dùng để nói về sự vật
a. ..

b. 

Bài 5. Đặt dấu phẩy thích hợp trong các câu văn sau:
a) Đã từ lâu đời dưới bóng tre xanh người dân việt nam dựng nhà dựng cửa vỡ ruộng khai hoang.
b)Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được mùi vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
c) Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà biển đổi màu xanh lục.
C. Tổng kết. 5’ 
- Trao quà cho cá nhân, nhóm xuất sắc. Dặn dò cho chương trình sinh hoạt tuần sau 
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2018
Lớp học môn đặc thù
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP: KỂ VỀ NGÀY HỘI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh một số lễ hội; bảng phụ viết sẵn những gợi ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
(hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc,...)
- GV gọi HS giỏi kể mẫu (theo 6 gợi ý SGK). GV nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể.
- Nhiều HS nối tiếp nhau thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay và hấp dẫn nhất.
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi vở Luyện tập.
- GV nhắc HS chỉ viết những điều các em vừa kể, những trò vui trong ngày hội.Viết thành một đoạn văn liền mạch.
- HS viết bài. GV giúp đỡ HS yếu.
- Một số HS đọc bài viết. Cả lớp nhận xét. GV chấm một số bài viết.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu nhận xét chung tiết học.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số. Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm).
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2(cột 2), bài 3,4, 5. HS khá giỏi làm cả.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’ - Gọi 2 HS lên bảng: 
 3000 + 2 ..........3200
 6500 + 200 .......6621
 8700 – 700 ........8000
 9000 + 900.........10 000
- Gv nhận xét cho điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Viết thêm cho đủ dáy của sáu số. 
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu nắm yêu cầu . 
- HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp làm bài.
- Đại diện các cặp trình bày cách làm và kết quả của mình. Các HS khác và GV nhận xét, chốt ý đúng.
a. 99500; 99600; 99700; 99800; 99900; 100000
b.95000; 96000; 97000; 98000; 99000; 100000.
c. 99500; 99510; 99520; 99530; 99540; 99550.
d. 99500; 99501; 99502; 99503; 99504; 99505.
Bài 2(cột 2): GV cho HS tự làm cột 2;HSKG làm thêm cột 1 cả lớp thống nhất kết quả. 
+ Thực hiện phép tính
+ So sánh kết quả với số ở cột bên phải và điền dấu thích hợp .
 57009 ..........5700 + 9
 5790 .......5709
 5790 ........5907
Bài 3: Tính nhẩm.
 a) 50000 + 40000 = b) 2000 x 2 =
 90000 - 40000 = 6000 : 3 =
 c) 2000 + 1000 x 3 = (2000 – 1000) x 2 =
 3000 x 2 - 1000 = 6000 : 3 + 1000 =
- GV yêu cầu HS tự tính nhẩm và viết ngay kết quả. 
- Một vài HS nêu kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét. 
Bài 4: HS trao đổi theo cặp trả lời câu nào đúng, câu nào sai. 
- HS giải thích và trả lời 
 - Số l

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc