Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Biết viết các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- HS chơi trò chơi đố nhau về đọc, viết số có năm chữ số. - Gv nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 25’
Bài 1: (Nhóm 2)Viết theo mẫu:
HS đọc và phân tích mẫu đề làm bài vào vở sau đó đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: (Nhóm 2)Viết theo mẫu:
TUẦN 26 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019 Hoạt động thư viện Cô Tâm soạn và dạy TẬP LÀM VĂN KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1). - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2). - KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm yêu nước, chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh một số lễ hội; bảng phụ viết sẵn những gợi ý. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Cả lớp hát bài Em đi chua Hương. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào? (hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc,...) - GV gọi HS giỏi kể mẫu (theo 6 gợi ý SGK). GV nhận xét. - HS luyện kể theo nhóm 4. - Đại diện nhiều HS nối tiếp nhau thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay và hấp dẫn nhất. Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi SGK. - GV nhắc HS chỉ viết những điều các em vừa kể, những trò vui trong ngày hội.Viết thành một đoạn văn liền mạch. - HS viết bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Một số HS đọc bài viết. Cả lớp nhận xét. GV chấm nhận xét một số bài viết. 3. Vận dụng. 5’ - HS nói những điều em cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi tham gia các lễ hội - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về viết luyện viết lại hay hơn. TỰ NHIÊN XÃ HỘI TÔM, CUA I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người. - Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. - HSNK: Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt. Liên hệ với các loài tôm, cua và các sinh vật biển khác (HS hiểu thêm về tài nguyên hải sản biển). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình minh hoạ trong SGK; tranh ảnh về tôm, cua. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - GV cho HS chơi trò chơi truyền điện nêu tên các côn trùng có lợi và các côn trùng có hại - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 25’ Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Tìm hiểu các bộ phận của tôm, cua. 15’ *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề + Bạn có nhận xét gì về kích thước của tôm, cua ? + Bên ngoài của những con tôm , cua gồm những bộ phận nào? ? + Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân chúng có gì đặc biệt? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời. - Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày. HS có thể dự đoán: + Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau. + Bên ngoài của tôm, cua gồm có vỏ, chân, đầu, râu.. *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc. - HS có thể nêu các câu hỏi – GV ghi bảng những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp. + Nêu các bộ phận bên ngoài của tôm, cua? + Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát tôm, cua và tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: HS lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận của hoa - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ 1 lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Tìm hiểu ích lợi của tôm, cua. 15’ - GV gợi ý cho HS thảo luận: + Tôm, cua sống ở đâu? + Nêu ích lợi của tôm, cua? + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến tôm, cua mà em biết? - HS thảo luận nhóm theo gợi ý. Đại diện các nhóm lên trình bày. GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng. Kết luận: Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ, biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. 3. Vận dụng. 5’ - HS nêu Em cần làm gì để bảo vệ tôm, cua GV cho HS xem tranh, ảnh một số loại tôm, cua và các sinh vật biển khác: mực, ghẹ, sứa... giúp HS hiểu thêm về tài nguyên hải sản biển. GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Biết thứ tự của các số có năm chữ số. - Biết viết các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - HS chơi trò chơi đố nhau về đọc, viết số có năm chữ số. - Gv nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập. 25’ Bài 1: (Nhóm 2)Viết theo mẫu: HS đọc và phân tích mẫu đề làm bài vào vở sau đó đổi bài kiểm tra lẫn nhau. Bài 2: (Nhóm 2)Viết theo mẫu: Viết số Đọc số 31942 Ba mươi mốt nghìn chín trăm bốn mươi hai 97145 Hai mươi bảy nghìn một trăm năm mươi lăm 63211 Tám mươi chín nghìn ba trăm bảy mươi mốt. - Củng cố cho HS viết số và đọc số. Bài 3: (Nhóm 4)Số? - HS quan sát nhận xét qui luật của dãy số để từ đó điền số thích hợp. - HS làm bài vào vở; Một HS chữa bài lên bảng, GV và cả lớp nhận xét. (HSCHT làm 2 dòng đầu) Bài 4: (Cá nhân)Viết số? - Hai HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài và yêu cầu HS đọc các số trong dãy số. - GV yêu cầu HS nhận xét các số trong dãy số (Các số này đều có hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng 0). GV giới thiệu các số tròn nghìn 4. Vận dụng: 5’ - GV viết: 12345; 23456; 45697 gọi HS đọc và nêu giá trị của các chữ số - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS luyện tập thêm. TẬP ĐỌC ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (HSNK kể được toàn bộ câu chuyện); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: GV ghi tên các bài tập đọc vào phiếu. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Kiểm tra các bạn đọc TLCH bài Rước đèn ông sao. - Gv nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập. 25’ a. Kiểm tra tập đọc. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc và về chỗ chuẩn bị. (1/3 số HS) - HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. GV nhận xét. b. Kể chuyện theo tranh. (Cặp đôi) - Một HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập: Kể lại câu chuyện Quả táo theo tranh, dùng phép nhân hoá để kể được sinh động.. - GV lưu ý HS: quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện. Biết sử dụng phép nhân hoá. - HS trao đổi theo cặp, quan sát tranh tập kể câu chuyện có sử dụng phép nhân hoá. - HS nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh, 1-2 HS thi kể toàn truyện. - Cả lớp và GV nhận xét (về nội dung, diễn đạt). - HS làm bài vào vở bài tập. - GV yêu cầu HS đọc bài viết trước lớp. Nhận xét và cho điểm 1 số HS. 4. Vận dụng: 5’ - HS đặt 1 câu về nhân vật em thích trong câu chuyện Quả táo - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập. ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết: không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, ĐD của bạn bè và mọi người. - HSNK: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện. - KNS: KN làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập, cặp sách, quyển truyện, lá thư... để đóng vai. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - GV cho HS nêu như thế nào laftoon trong thư từ, tài sản của ngưới khác? - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. Mục tiêu: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác. - Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Bước 1: Thảo luận. - GV phát phiếu giao việc, yêu cầu từng cặp HS thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm nhỏ. - Theo từng nội dung, đại diện 1 số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp, các HS có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác. Bước 2: - Đại diện từng cặp trả lời. - GV kết luận về từng nội dung: + Tình huống a: Sai. + Tình huống b: Đúng. + Tình huống c: Sai. + Tình huống d: Đúng. Hoạt động 2: Đóng vai. Mục tiêu:- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí ,sách vở đồ dùng của bạn bè và mọi người. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện đóng vai theo 2 tình huống, trong đi một nửa số nhóm theo tình huống 1, nửa còn lại theo tình huống 2. - Tình huống1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp, giờ ra chơi em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu. - Tình huống 2: Giờ ra chơi Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “quả bóng đá” . Nếu có mặt em sẽ làm gì? Bước 2: - Các nhóm thảo luận, trình bày. - Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai. - GV kết luận. - Khen ngợi các nhóm để thực hiện tốt trò chơi đóng vai. * Kết luận chung: 3’. Thư từ, tài sản mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư từ , sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. - Cho lớp đọc kết luận , nhóm, cá nhân đọc. 4. Vân dụng. 5’ - An lấy sách thư viện của lớp về đọc nhưng không ai biết nên An không mang trả cho lớp nữa. Bạn An làm như vậy đúng hay sai? Em sẽ nói gì với bạn An? - HS nêu việc mình cần làm để rèn luyện phẩm chất của bản thân. GV nhận xét. - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2021 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CÁ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát. - Nêu ích lợi của cá. - Một số loài cá biển (Cá chim, ngừ,cá đuối, mập...), giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T100, 101; sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá. 1. Khởi động: 5’ - GV cho HS hát bài Cá vàng bơi trong bể nước - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 25’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cá. 15’ *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề + Bạn có nhận xét gì về kích thước của cá ? + Bên ngoài cơ thể của những con cá này có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? + Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời. - Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày. HS có thể dự đoán: + Cá có hình dạng, kích thước khác nhau. + Bên ngoài của cá có vảy. Ca là động vật có xương sống.... *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc. - HS có thể nêu các câu hỏi– GV ghi bảng những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp. + Nêu các bộ phận bên ngoài của cá? + Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? + Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát tôm, cua và tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: HS lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận của cá trên ảnh. - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi của cá. 10’ - GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận: + Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết? + Nêu lợi ích của cá? + Giới thiệu hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết? - HS trả lời theo gợi ý. HS khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: Phần lớn cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. ? Cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập sống ở đâu? ? Các loại cá này có ích lợi gì? ? Em biết thêm các loại cá nào ở biển? Hãy nêu ích lợi của các loài cá đó. ? Cá có ích lợi như vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng? GVKL: không nên khai thác và đách bắt mọt cách bừa bãi, phải bảo vệ môi trường biển cho các loài cá sinh sống và sinh trưởng... 3. Vận dụng. 5’ - Em cần làm gì để bảo vệ môi trường sống cho cá? - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. CHÍNH TẢ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7) (Kiểm tra Đọc hiểu - Luyện từ và câu) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Đọc thầm đoạn văn và chọn câu trả lời đúng về nội dung bài. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên bài tập đọc và giấy A4. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - 1 HS đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ ở tiết 6 - Gv nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập. 25’ a. Kiểm tra đọc. 15’ - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc và về chỗ chuẩn bị. - HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. - Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt nhất. - GV công bố điểm kiểm tra đọc. b. Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu.15’ - HS đọc thầm bài Suối trong SGK. - Dựa vào nội dung bài chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi. + HS tự làm bài. + Đổi chéo kiểm tra kết quả. + GV chấm, nhận xét. Cho HS chữa bài. Câu 1 - c Câu 2 - a Câu 3 - b Câu 4 - a Câu 5 - b 3. Vận dụng. 5’ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tiếp tục ôn bài để chuẩn bị KT viết. TẬP LÀM VĂN KIỂM TRA VIẾT I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Kiểm tra (viết ) theo yêu cầu cần đặt về kiến thức , kĩ năng , giưã học kì II. - Nghe viết đúng bài chính tả. Trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi) tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 2’ - Giáo viên giới thiệu - nêu mục tiêu bài học. 2. Kiểm tra: 30’ A. Nghe - viết: Em vẽ Bác Hồ (từ đầu đến khăn quàng đỏ thắm) B. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. 3. Thu bài, chấm, nhận xét.2’ 4. Củng cố, dặn dò.2’ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc