Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Viết và tính được giá trị của biểu thức.- Cả lớp làm bài tập 2,3,4(a,b).

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.

II . Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- HS chơi trò chơi đố nhau về bài toán rút về đơn vị. - Gv nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Thực hành, luyện tập. 25’

 

doc10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021
Hoạt động thư viện 
Cô Tâm soạn và dạy
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá (BT1).
	- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? (BT2).
	- Trả lời đúng 2 - 3 câu hỏi Vì sao? trong BT3. Dành cho HSNK: làm được toàn bộ BT3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: 4 tờ giấy to để HS làm BT1; Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện từ chỉ môn nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật và người hoạt động nghệ thuật.
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 28’
Bài tập 1: (Nhóm 4) - HS đọc yêu cầu bài.
	- Lớp đọc thầm bài thơ, trao đổi nhóm để TLCH?
 + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
 + Các con vật, sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
 + Cách tả và gọi như vậy có gì hay?
	- Đại diện một số nhóm nêu kết quả. Cả lớp nhận xét chốt ý đúng và kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 2: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
	- GV mời 1 HS làm bài trên bảng lớp (Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi vì sao?). Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Ví dụ: Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá!
Bài tập 3: (Nhóm 2)- HS đọc lại bài Hội vật, trao đổi cặp trả lời câu hỏi (SGK).
	- Đại diện một số cặp báo cáo. GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
	+ Người tứ xứ đổ xem hội vật rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
	+ Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xã vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
	+ Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt.
	+ Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông.	
3. Vận dụng. 5’
- HS dùng câu hỏi vì sao để hỏi đáp với bạn 
	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
- HSKG: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
*Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng. 
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T94, 95; Sưu tầm tranh, ảnh động vật. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện nêu tên các con vật
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của động vật. 10’ 
Mục tiêu:- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: Đầu mình và cơ quan di chuyển. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước,cấu tạo ngoài.trong tự nhiên.
	- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 94, 95 thảo luận.
	- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận. 
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật? 
	+ Hãy chỉ đầu ,chân ,mình của một số con vật? 
	+ Nêu đặc điểm giống nhau của 1 số con vật? 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận
Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật, chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi, tác hại của động vật. 10’
Mục tiêu:- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
+Bước 1: Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Những động vật nào có hại đối với con người?.
- Những động vật nào có lợi đối với con người?.
- Ta phải bảo vệ các loài động vật đó như thế nào?
+Bước 2: Trình bày.- GV cùng cả lớp nhận xét.
- GV cho HS xem lại bức tranh Cá Heo và hỏi: 
? Cá heo có giá trị như thế nào?
? Ngoài cá heo em còn biết những động vật biển có giá trị nào nữa? 
- GV giới thiệu về giá trị của cá heo. GV cho HS xem thêm tranh của một số sinh vật biển khác và giới thiệu về giá trị của chúng - từ đó HS biết được tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.
3. Thực hành: Vẽ con vật em thích 10’
Mục tiêu:-Học sinh vẽ và tô màu được các con vật. 
- HS vẽ con vật mà em ưa thích. 
- GV lưu ý HS :tô màu ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ .
- HS trưng bày sản phẩm của mình. 
- GV và cả lớp bình chọn em vẽ và tô màu đẹp ,đúng nhất . 
- Nhắc một số em vẽ chưa hoàn thành .
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu Em cần làm gì để bảo vệ những động vật coa lợi va phòng tránh những động vật có hại.
	- Nhận xét tiết học. Dặn HS về tìm hiểu thêm các con vật.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.- Cả lớp làm bài tập 2,3,4(a,b).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II . Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi đố nhau về bài toán rút về đơn vị. - Gv nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 25’
Bài 1: Giảm tải.
Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
 Lát nền 1 căn phòng cần số viên gạch là: 2550 : 6 = 425 (viên).
 Lát nền 7 căn phòng cần số viên gạch là: 425 x 7 = 2975 (viên).
 Đáp số: 2975 viên.
Bài 3: (Nhóm 2) - 1 HS đọc yêu cầu bài. (HSCHT làm 2 cột đầu)
Thời gian đi
 1 giờ
 2 giờ
 4 giờ
 3 giờ
...giờ
Quãngđường đi
 4 km
 ...km
 ...km
 ...km
 20 km
- GV hỏi: Trong ô trống thứ nhất, em điền số nào? Vì sao? (HS: Điền số 8 vì bài cho biết 1 giờ đi được 4 km. Vậy 2 giờ đi được: 2 x 4 = 8 (km)).
	- Tương tự HS làm phần còn lại theo cặp rồi nêu keeta quả.
Bài 4(a,b) (Cá nhân): - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức.
- Tương tự HS làm bài rồi chữa bài.
 Ví dụ: a) 32 chia 8 nhân 3 32 : 8 x 3 = 4 x 3 = 12.
4. Vận dụng: 5’
- Khối lớp 3 có 124 học sinh chia đều vào 4 lớp. Hỏi 3 lớp có bao nhiêu học sinh?
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA S
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa S. Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đẹp” thi viết từ: Phan Rang 
- Giáo viên giới thiệu bài - HS viết mục bài vào vở. Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Luyện viết chữ hoa:
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: S, C, T
	- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
	- HS tập viết vào bảng con: S
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
	- HS đọc tên riêng: Sầm Sơn. 
	- GV giới thiệu về Sầm Sơn : là 1 thị xã thuôc tỉnh Thanh Hoá - là 1 trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta.
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng: 
	- HS đọc câu ứng dụng.- GV giúp HS hiểu nội dung câu thơ.
	- HS tập viết ở trên bảng con, các chữ: Côn Sơn, Ta.
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu : + Các chữ S: 1 dòng ; Chữ C và S :1 dòng
 + Viết tên riêng : Côn Sơn: 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- GV chấm, chữa bài. 
3. Vận dụng. 5’
- HS viết một tên riêng có âm S đứng đầu
	- Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, ĐD của bạn bè và mọi người.
- HSNK: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
KNS: KN làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu thảo luận nhóm. Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV kiểm tra bài cũ của tiết trước: Kể tên một số việc làm để thể hiện tinh tôn trọng đám tang.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 
Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai.10’ 
Mục tiêu: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- GV treo bảng phụ có chép tình huống, HS đọc tình huống.
- GV hỏi: Trong tình huống có mấy nhân vật ? 
- GV nêu câu hỏi BT1(VBT), các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết rồi phân vai cho nhau, một số bạn đóng vai.
- GV kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.10’
Mục tiêu: Nêu đươc một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác. Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí ,sách vở đồ dùng của bạn bè và mọi người.
- GV hướng dẫn HS làm BT2a vào VBT (Điền các từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp).
- Một số HS trình bày nội dung bài làm của mình. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- BT2b: GV hướng dẫn HS trả lời miệng theo các tình huống.
- GV kết luận chung.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 10’
Môc tiªu: Nh¾c mäi ng­êi cïng thùc hiÖn. 
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp: Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai? Việc đó xảy ra như thế nào?
- Một số HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vân dụng. 5’
- HS nêu việc mình cần làm thể hiện tôn trong thư từ, tài sản của người khác. GV nhận xét.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CÔN TRÙNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
- HSNK: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt,
phần lớn đều có cánh.
- KNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình ở SGK (T96, 97); Tranh, ảnh một số côn trùng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- GV cho HS hát bài Quả gì
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của côn trùng.15’
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
+ Theo em xung quanh ta có những con côn trùng nào?
+ Côn trùng thường có những bộ phận chính nào?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
HS có thể dự đoán: Các loại côn trùng: ong, kiến, gián, bướm... Côn trùng gồm các bộ phận như chân, đầu, bụng, cánh....
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
+ Bạn có chắc chắn rằng côn trùng có đầu, ngực, bụng, chân, cánh không?.
+ Nêu đặc điểm cơ thể của côn trùng?...
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu SGK là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
Côn trùng là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi, tác hại của côn trùng. 10’
- GV yêu cầu HS phân loại tranh, ảnh hoặc côn trùng thật thành 3 loại: có ích, có hại, nhóm không ảnh hưởng gì đến con người.
	- HS làm việc theo nhóm. 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình trước lớp và cử người thuyết trình. 
	- Liên hệ thực tế cách tiêu diệt côn trùng có hại ở địa phương. 
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu Em cần làm gì để phòng tránh những côn trùng có hại.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
TẬP ĐỌC
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quí gắn bó với nhau. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Kiểm tra 2 HS đọc nối tiếp truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá:22’
2.1. Luyện đọc. 12’
a. GV đọc diển cảm toàn bài. 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. 
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn truyện.
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Nội dung mỗi đoạn trong bài tả những gì?
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?
+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
+ Những chi tiết nào cho biết Tâm và Hà rước đèn rất vui?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 
3. Luyện tập. 5‘ Luyện đọc lại.
- HS khá đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu, đoạn văn khó trong bài.
- HS thi đọc đoạn văn.
- HS thi đọc cả bài. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Vận dụng: 3’
- GV hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
	- Hãy kể về ngày hội rước đèn của em
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT1).
- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Lễ hội (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3a/b/c). HSNK: Làm được toàn bộ BT3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: 3 tờ giấy to để HS làm BT1; 4 băng giấy, mỗi băng giấy viết nội dung 1 câu văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV cho HS hỏi và trả lời với câu hỏi vì sao. - GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 28’
Bài tập 1: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu bài. GVgiải thích để HS hiểu ở BT này các em hiểu nghĩa các từ: lễ, hội và lễ hội.
- HS làm bài cá nhân; GV dán 3 tờ giấy lên bảng, mời 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét chốt ý đúng.
- Nhiều HS đọc lời giải đúng.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm, viết nhanh tên một số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm hiểu biết nhất về lễ hội.
- Cả lớp viết bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 3: (Nhóm 2)- HS đọc yêu cầu BT. GV giúp HS nhận điểm giống nhau giữa các câu: Mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các từ: vì, tại, nhờ).
- HS trao đổi cặp làm bài.
	- Đại diện một số cặp báo cáo. GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Ví dụ: Vì nhớ lời Mẹ dặn không được làm phiền người khác, chi em XôPhi đã về ngay.
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu những việc cần làm khi tham gia lễ hội
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc