Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

ĐẠO ĐỨC

ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hệ thống hoá và thực hành hành vi đạo đức các em đã được học từ đầu HKII lại nay.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- GV cho HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ học kỳ II đến nay?

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Thực hành, luyện tập.

* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức : Thảo luận cả lớp: 10’

- Trẻ em các nước có điểm gì giống nhau ?

- Để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế em có thể tham gia những hoạt động nào ?

- Chúng ta cần làm gì khi gặp đám tang?

- Vì sao chúng ta cần tôn trọng đám tang ?

* Hoạt động 2: Thực hành :

- HS thảo luận nhóm- Lựa chọn tình huống để đóng vai :

 ( Lựa chọn 1 trong các tình huống có trong các bài học ở vở bài tập đạo đức )

Tình huống: Khi thấy các bạn nhỏ chạy theo đám tang chỉ trỏ, cười đùa em sẽ làm gì?

- HS các nhóm đóng vai.

- Các nhóm đóng vai trước lớp.

- Cả lớp bình chọn nhóm đóng vai thành công nhất.

*Hoạt động 3:

- Gọi 3 HS đọc lại 2 kết luận trong VBT.

- GV nêu kết luận chung.

4. Vân dụng. 5’

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ ba ngày 09 tháng 3 năm 2021
TOÁN
LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. 
- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX, thế kỉ XXI”).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3(a), bài 4.- Dành cho HSNK: Bài 3(b).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy học: - 1 đồng hồ (loại to) có ghi số La Mã.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện viết các số tự nhiên theo yêu cấu của GV. - Gv nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 5’ Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.
- GV giới thiệu mặt đồng hồ có ghi các số La Mã.
- GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X.
- GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ 1 đến 12.
- Chẳng hạn: 1 viết là I; 2 viết là II,... 12 viết là XII
- HS tập đọc, viết các chữ số La Mã.
3. Thực hành, luyện tập. 15’
Bài 1: (Cá nhân)- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, hàng dọc, theo thứ tự bất kì để HS nhận dạng được các số La Mã thường dùng.
Bài 2: (Nhóm 2) HS tập xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.
- HS trao đổi theo nhóm 2 làm bài.
- HS nêu miệng.GV nhận xét. A – 6 giờ, B – 12 giờ, C - 3 giờ
Bài 3: (Nhóm 4) GV yêu cầu HS nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thư tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
- HS làm bài vào vở rồi trinhd bày kết quả trong nhóm.
- Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét.
a. II, IV, V, VI, VII, IX, XI b. XI, IX, VII, VI, V, IV, II
Bài 4: (Cá nhân)- HS tập viết các chữ số La Mã từ I đến XII.
- HS làm vào vở.
- GV chấm bài.Nhận xét: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII
- Củng cố cách viết số La Mã.
4. Vận dụng: 5’
- HS đọc giờ trên đồng hồ La mã
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm.
TẬP ĐỌC
TIẾNG ĐÀN
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ ND bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Kiểm tra 2 HS, mỗi em kể 2 đoạn truyện Đối đáp với vua và trả lời các câu hỏi về nội dung từng đoạn. GV nhận xét.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá:22’
2.1. Luyện đọc. 12’
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. 
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn truyện.
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm bài trả lời các câu hỏi:
+ Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
+ Cử chỉ nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 
3. Luyện tập. 5‘ Luyện đọc lại.
- GV đọc lại bài văn và hdẫn HS đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn.
- HS thi đọc đoạn văn. Hai HS thi đọc cả bài.
4. Vận dụng: 3’
- HS liên hệ bản thân thích môn nghệ thuật gì.
- GV hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện.
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hệ thống hoá và thực hành hành vi đạo đức các em đã được học từ đầu HKII lại nay.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV cho HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ học kỳ II đến nay?
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức : Thảo luận cả lớp: 10’
- Trẻ em các nước có điểm gì giống nhau ?
- Để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế em có thể tham gia những hoạt động nào ?
- Chúng ta cần làm gì khi gặp đám tang?
- Vì sao chúng ta cần tôn trọng đám tang ?
* Hoạt động 2: Thực hành :
- HS thảo luận nhóm- Lựa chọn tình huống để đóng vai :
 ( Lựa chọn 1 trong các tình huống có trong các bài học ở vở bài tập đạo đức )
Tình huống: Khi thấy các bạn nhỏ chạy theo đám tang chỉ trỏ, cười đùa em sẽ làm gì?
- HS các nhóm đóng vai.
- Các nhóm đóng vai trước lớp.
- Cả lớp bình chọn nhóm đóng vai thành công nhất.
*Hoạt động 3: 
- Gọi 3 HS đọc lại 2 kết luận trong VBT.
- GV nêu kết luận chung.
4. Vân dụng. 5’
- HS nêu việc mình cần làm để rèn luyện phẩm chất của bản thân. GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
QUẢ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
- HSNK: Kể tên một số loài quả có hình dang, kích thước hoặc mùi vị khác nhau; Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
- KNS: KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài quả.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 92, 93 (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- GV cho HS hát bài Quả gì
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 25’
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.Tìm hiểu các bộ phận của quả 18’’
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
- GV nêu câu hỏi: Theo em quả thường có những bộ phận nào? Mỗi loài hoa có màu sắc và hình dạng ra sao?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
HS có thể dự đoán: + Hoa gồm có các bộ phận: vỏ, thịt và hạt.
+ Các loài quả có màu sắc, hình dạng khác nhau. 
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
+ Có phải quả gồm có các bộ phận: vỏ, thịt và hạt?
+ Chỉ và nêu tên các bộ phận của quả.
+ Có phải các loài quả có màu sắc, hình dạng khác nhau không.
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát hoa và tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: HS lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận của hoa
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi hương. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ, thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận . Tìm hiểu chức năng của hạt và ích lợi của quả.12’
Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV nêu câu hỏi các nhóm thảo luận:
+ Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
+ Quan sát hình 92, 93 hãy cho biết những quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và cả lớp nhận xét.
- GV kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu,...Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành mứt đóng hộp.
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu Em thích ăn nhất là quả gì? Để có thể ăn được các loại quả ngon em cần làm gì?
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK; bảng phụ ghi 5 gợi ý kể 5 đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá:
2.1. Luyện đọc. 25’
a. GV đọc diễn cảm toàn bài. Gợi ý cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. 
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn truyện
2.2 Tìm hiểu bài. (Nhóm 4)10’
- HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
	+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
+ Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện tập
3.1 Luyện đọc lại. 5’
	- GV đọc lại đoạn 2. Sau đó hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.- Một số học sinh đọc toàn bài.
3.2 Kể chuyện: 18’
a. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được toàn từng đoạn câu chuyện; lời kể tự nhiên phù hợp với nội dung từng đoạn.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện theo gợi ý.
- HS đọc yêu cầu kể chuyện và các gợi ý.
- Từng cặp HS tập kể từng đoạn câu chuyện.
- Năm HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng: 5’
- GV hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
	- HS liên hệ bản thân cần làm gì để rèn luyện sức khỏe.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện.
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn.
- HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi.
II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ : 5’ - Đi bộ an toàn là đi như thế nào? Qua đường an toàn thì phải đi như thế nào?
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Con đường an toàn. (Nhóm 4)
- Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17 thảo luận trả lời.
+ Bức tranh 1 vẽ gì?
+ Bức tranh 2 vẽ gì?
+ Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1?
+ Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn?
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV kết luận: Con đường an toàn có mặt đường phẳng (trải nhựa hoặc bê tông), đường thẳng ít khúc quanh, mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, có vạch dành cho người đi bộ qua đường, vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng.....
Hoạt động 3: Luyện tập: Lựa chọn con đường an toàn. (Nhóm 4)
- Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18 và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét .
- Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào?
- GV kết luận.
- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn nh đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường.
- HS liên hệ thực tế con đường từ nhà em đến trường có an toàn không. Để đảm bảo an toàn em nên chọn con đường đi như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TOÁN: 
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ. SỐ LA MÃ	
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? Ở môn nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: - Ôn về đọc, viết số La Mã. 
- HS tự luyện nhắc lại cách đọc, viết số La Mã.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm.
Bài 1: Đọc các số sau:
I; III; V; IV; VI; VIII; X; IX; XI; XII; XV; XVI; XX; XIX; XXI
Bài 2: Viết các số La Mã từ 1 đến 22.	
Bài 3: Hãy viết các số La Mã sau: I ; X; V; VII; XII; IX; XV; XX 
a. Theo thứ tự từ lớn đến bé. b. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
* Nhóm 2: Luyện tập về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số: HS tự luyện hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành.
- HS tự luyện nhắc lại cách chia.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
Bµi 1: Đặt tính rồi tính. 9163 : 7 6415 : 3 3624 : 6 
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
1 840 + 2086 : 7=	 9664 : 8 – 956=
Bài 4: Tìm X, biết:
a. X x 9 = 2709 	 b. 8 x X = 2440 c. X x 7 = 2149 
* Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK):
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bµi 1. Người ta lắp bánh xe vào ô tô, mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh xe. Hỏi có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy bánh xe? 
Bµi 2. Để lát nền 4 phòng học như nhau cần 1608 viên gạch. Hỏi muốn lát nền 5 phòng học như thế cần bao nhiêu viên gạch?
Bài 3. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 18m và kém chiều dài 5m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc