Giáo án Tự nhiên xã hội 3: Hoạt động tuần hoàn

Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động tuần hoàn(Sử dụng phương pháp BTNB). (25’)

Bước 1: Tình huống xuất phát - câu hỏi nêu vấn đề.

- Như chúng ta đã biết tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể.

- Vậy em biết gì về sơ đồ vòng tuần hoàn ?

Bước 2 : Bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS.

- GV giao nhiệm vụ: Các em ghi những hiểu biết ban đầu của mình về sơ đồ vòng tuần hoàn vào vở TNXH, sau đó thảo luận nhóm 5 và ghi vào phiếu.

- GV gọi HS nhắc lại yêu cầu.

- HS làm việc cá nhân, theo nhóm.

- Các nhóm gắn phiếu lên bảng lớp. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 3: Hoạt động tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 30 tháng 9 năm 2014 
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
HS khá - giỏi: chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học :
Các hình trong SGK trang 16,17.
Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
II. Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: (3’)
Máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
Cơ quan tuần hoàn gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào?
B/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Thực hành. (5’)
Bước 1: Làm việc cả lớp: GV hướng dẫn HS:
Áp tai vào ngực bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong vòng 1 phút.
Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái, đếm số mạch đập trong 1 phút.
- Bước 2: Làm việc theo cặp.
Từng cặp HS thực hành như hướng dẫn trên.
- Bước 3: Làm viêc cả lớp. 
Các em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
Khi đặt 2 ngón tay lên cổ tay mình, em cảm thấy gì không?
Một số nhóm trình bày kết quả.
GV kết luân: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ chết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động tuần hoàn(Sử dụng phương pháp BTNB). (25’)
Bước 1: Tình huống xuất phát - câu hỏi nêu vấn đề.
Như chúng ta đã biết tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể.
Vậy em biết gì về sơ đồ vòng tuần hoàn ?
Bước 2 : Bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS.
GV giao nhiệm vụ: Các em ghi những hiểu biết ban đầu của mình về sơ đồ vòng tuần hoàn vào vở TNXH, sau đó thảo luận nhóm 5 và ghi vào phiếu.
GV gọi HS nhắc lại yêu cầu.
HS làm việc cá nhân, theo nhóm.
Các nhóm gắn phiếu lên bảng lớp. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
GV: Suy nghĩ của các em về sơ đồ vòng tuần hoàn là khác nhau. Chắc chắn các em có nhiều thắc mắc muốn hỏi cô và các bạn.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán, giả thuyết) và phương án tìm tòi.
HS nêu thắc mắc, đề xuất.
GV : Từ những thắc mắc, đề xuất của các em, cô tổng hợp thành các câu hỏi sau :
GV ghi bảng : 
Có mấy vòng tuần hoàn?
Tim làm nhiệm vụ gì ?
	Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ gì ?
	 Vòng tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ gì ?
GV :Theo các em, để trả lời cho các câu hỏi này chúng ta cần làm gì?
HS đưa ra nhiều phương án khác nhau
GV nhận xét các phương án của HS và thống nhất với cả lớp phương án quan sát trên sơ đồ là cách tốt nhất.
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi.
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn trong SGK theo nhóm, ghi vào vở TNXH
Bước 5 : Kết luận kiến thức.
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành quan sát sơ đồ.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát
Dựa vào kết quả sau khi thực nghiệm, theo em, có mấy vòng tuần hoàn? Chức năng của mỗi vòng tuần hoàn là gì ?
GV chốt ý đúng : 
 Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn.
	Vòng tuần hoàn lớn : đưa máu chứa nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể,đồng thời nhận khí cac-bô- níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim 
	Vòng tuần hoàn nhỏ : đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô- xi và thải khí các-bô -níc rồi trở về tim.
HS nhắc lại 
GV tổ chức cho HS đối chiếu, so sánh với biểu tượng ban đầu của các em xem phát hiện ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hay còn thiếu.
GV nói thêm : Động mạch đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể. Tĩnh mạch đưa kaus từ các cơ quan của cơ thể về tim. Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.
C/ Củng cố tiết học: (2’)
GV hệ thống lại nội dung bài, cho một số HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng lớp và nhắc lại nội dung bài học..
GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docBai_7_Hoat_dong_tuan_hoan.doc
Giáo án liên quan