Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TẬP ĐỌC
CÔ GIÁO TÍ HON
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo mơ ước trở thành cô giáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- 5 HS tiếp nhau, mỗi em kể lại một đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình.
- GV và HS đánh giá.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh, giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ gợi tả.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò”.
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
TUẦN 2 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH HÔ HẤP I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ VS cơ quan hô hấp. - HSNK: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng. *KNS: Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trang 8, 9 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 4-5 HS nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp. - GV và HS đánh giá. B. Bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5 phút) - Cả lớp hát một bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu ích lợi tập thể dục buổi sáng, và giữ sạch mũi, miệng. 15’ - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 8 và thảo luận: + Tập thở sâu vào buổi sáng có ích lợi gì? + Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng? - HS đại diện các nhóm trình bày; GV giải thích thêm và kết luận. + GV nhắc nhở HS có thói quen tập thể dục buổi sáng và giữ vệ sinh mũi họng Hoạt động 3: Làm việc với SGK Kể ra được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.10’ - HS làm việc theo cặp: quan sát hình trang 9 rồi hỏi - đáp: + Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? - Gọi hai cặp lên thực hành hỏi - đáp. - GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và liên hệ thực tế hàng ngày làm những việc gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? - GV kết luận. C. Củng cố - dặn dò. 5’ Dặn HS về cần biết giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. CHÍNH TẢ AI CÓ LỖI ? I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu (BT2). - Làm đúng BT3 a/b. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: ngọt ngào, ngao ngán, cái đàn - đàng hoàng, hạn hán – hạng nhất. - GV và HS nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn nghe - viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Đoạn văn nói điều gì? + Tìm tên riêng trong bài chính tả? Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên? - HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: Cô-rét-ti, khuỷu tay, vác củi,.. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: (Nhóm 4)- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài theo nhóm, sau đó chữa bài theo hình thức thi viết nối tiếp. a) Các từ ngữ có vần uêch: nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch trống hoác. b) Các từ ngữ có vần uyu: khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc khuỷu. Bài tập (3): (Cá nhân)- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân, Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. THỦ CÔNG GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. - Với HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ cân đối. II. GV chuẩn bị: - Mẫu gấp tàu thuỷ 2 ống khói. - Quy trình gấp và dụng cụ thủ công để thực hành. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 5’ - HS nhắc lại các bước gấp: + Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông. + Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu giữa hình vuông. + Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. Hoạt động 2: HS thực hành. 25’ GV tổ chức cho HS thực hành gấp.Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm. - GV và HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày ở bảng. - GV đánh giá kết quả thực hành. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 5’ GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ 1 lần). - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ). - Các bài tập cần làm : Bài 1, bài 2a . bài 3 cột 1,2,3. bài 4 - Dành HS có năng khiếu: Bài 2 b; Bài3 cột 4, bài 5 II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Gọi 2HS lên đặt tính rồi tính, lớp làm vào vở nháp: 459 + 213 816 – 254 - GV và HS nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập. Bài 1: (Cá nhân)- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Tính - Cả lớp làm bài vào vở nháp; sau đó gọi HS lần lượt nêu kết quả. - - - - 567 868 387 100 325 528 58 75 Bài 2 a). (Cá nhân)- Cột b dành HSNK làm:-Gọi HS nêu yêu cầu và làm miệng một phép tính. - HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính. Bài 3. (Cặp đôi)- (cột 1, 2, 3): Yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống; Nêu cách tìm kết quả mỗi cột. Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? Số bị trừ 752 621 950 Số trừ 426 246 215 Hiệu 125 231 HS trả lời làm miệng, Cột 4 dành HSNK làm Bài 4: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Cả hai ngày bán được số gạo là: 415 + 325 = 740 (kg) Bài 5 (Dành cho HSNK): HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. TẬP ĐỌC CÔ GIÁO TÍ HON I. Yêu cầu cần đạt: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung bài: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo mơ ước trở thành cô giáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 5 HS tiếp nhau, mỗi em kể lại một đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình. - GV và HS đánh giá. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh, giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ gợi tả. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Truyện có những nhân vật nào? + Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? + Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú? + Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò”. - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 4. Luyện đọc lại - 2 HS khá tiếp nối nhau đọc toàn bài. - GV có thể treo bảng phụ , hướng dẫn cho HS ngắt nghĩ hơi, nhấn giọng đúngở một đoạn trong bài. - 3 -4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. - 2 HS thi đọc cả bài. C. Củng cố , dặn dò: 5’ - GV hỏi: Các em có thích chơi trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không? - GV yêu cầu những HS đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm. ĐẠO ĐỨC KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, với dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng. - HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: HS tự liên hệ việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 10’ - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh: + Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng? + Còn điều nào chưa thực hiện tốt? Vì sao? + Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới? - GV mời một vài HS tự liên hệ trước lớp. - GV khen những HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hoạt động 2: HS trưng bày các sản phẩm sưu tầm (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ,...) về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. 10’ - HS trình bày kết quả sưu tầm được (hát, kể chuyện, đọc thơ,...) - HS cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn. - GV giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi. Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên.10’ - Một số HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi. Ví dụ : + Xin bạn cho biết Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? + Quê Bác ở dâu? + Bạn hãy đọc một câu thơ ( hoặc ca giao) nói về Bác Hồ. * Kết luận: Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam, Bác đã lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập. Cả lớp đọc đồng thanh câu thơ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Viêt Nam đẹp nhất có tên Bác hồ. Hoạt động 3. Cũng cố, dặn dò: 5’ HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét, dặn về nhà. Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I. Yêu cầu cần đạt: - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. - HSNK: Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp. II. Đồ dùng dạy - học: Hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt đông dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 4-5 HS nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh của cơ quan hô hấp. - GV và HS đánh giá. B. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Động não - Gọi HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp; sau đó đề nghị mỗi HS kể tên một bệnh đường hô hấp mà em biết. - GV giúp HS hiểu: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi... Hoạt động 2: Làm việc với SGK - HS quan sát, trao đổi theo cặp về nội dung các hình ở trang 10, 11 SGK. + Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em nhận xét gì về cách ăn mặc? + Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì? + Tại sao bác sĩ khuyên Nam mặc thêm áo ấm?... - Gọi đại diện một số cặp trình bày những gì đã thảo luận khi quan sát. - GV kết luận; sau đó cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? - Cho HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ” - Hướng dẫn HS cách chơi đóng vai: Bác sĩ, bệnh nhân... - Tổ chức cho HS chơi; HS và GV nhận xét. C. Củng cố, dặn dò. 5’ GV nhắc HS về nhà chú ý đề phòng bệnh đường hô hấp. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP AN TOÀN GIAO THÔNG : BÀI 1 GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I - Mục tiêu : - HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ. - HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn. - HS phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn. - HS thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ. II. Hoạt động dạy học : A. Ổn định lớp : 3p B. Dạy - học bài mới: Hoạt động 1: (7’) Giới thiệu các loại đường bộ - GV cho HS quan sát 4 bức tranh - HS quan sát và nhận xét các con đường trên - GV giảng và chốt lại từng tranh - GV kết luận: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm có + Đường quốc lộ + Đường tỉnh + Đường huyện + Đường làng, xã + Đường đô thị Hoạt động 2 : (10’) Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ. - GVchia nhóm cho HS thảo luận về sự an toàn, chưa an toàn của đường bộ. - Các nhóm trình bày trước lớp GV hỏi: tại sao đường quốc lộ, có đủ điều kiện nói trên lại hay xẩy ra TNGT ? - HS trả lời - GV kết luận Hoạt động 3: (10’) Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ - GV đưa ra tình huống cho HS xử lý + Tình huống 1 : Người đi trên đường nhỏ (đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi như thế nào ? + Tình huống 1 : Đi bộ trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện phải đi như thế nào ? - HS nêu cách xử lý - GV chốt lại C. Củng cố - dặn dò : 5’ - GV chốt lại bài học. Gọi 2 học sinh nhắc lại - GC nhận xét giờ học. Dặn về nhà. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện cộng, trừ số có ba chữ số (có nhớ): - Tự luyện làm các bài tập về cộng, trừ các số có ba chữ số(có nhớ): Bài 1: Đặt tính rồi tính. a). 352 + 416 b) 235 + 417 c) 542 – 318 d) 415 + 415 732 – 511 60 + 360 404 – 184 356 – 156 Bài 2: Tính. a) 3 9 + 26 b) 4 7 + 29 32 : 4 + 106 5 3 + 132 5 7 + 27 80 : 2 – 13 + HS tự làm bài cá nhân. + Trao đổi theo cặp. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. * Nhóm 2: Luyện tập về bảng nhân, bảng chia: HS tự luyện học thuộc và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về bảng nhân, chia. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. 1. Từng cặp kiểm tra chéo nhau về đọc thuuocj bảng nhân, chia. 2. Làm bài tập: Tính nhẩm: a. 2 x 3 = 2 x 5 = 4 x 6 = 5 x 3 = 3 x 6 = 3 x 4 = 5 x 5 = 4 x 5 = b. 2 x 6 = 3 x 7 = 4 x 8 = 5 x 6 = 12 : 2 = 21 : 3 = 32 : 4 = 30 : 5 = 12 : 6 = 21 : 7 = 32 : 8 = 30 : 6 = c. 300 x 2 = 400 x 1 = 100 x 5 = 300 x 3 = 50 x 2 = 500 x 1 = 400 x 2 = 200 x 4 = d. 6 : 2 = 8 : 2 = 9 : 3 = 60 : 2 = 80 : 2 = 90 : 3 = 600 : 2 = 800 : 2 = 900 : 3 = * Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK): + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá Bài 1. Lớp 3A có 3 tổ. Mỗi tổ có 6 học sinh. Hỏi lớp 3A có tất cả bao nhiêu học sinh? Bài 2. Chị hái được 145 quả táo, mẹ hái được nhiều hơn chị 18 quả. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả táo? Bài 3. Chị hái được 145 quả táo, mẹ hái được 163 quả táo. Hỏi mẹ hái được nhiều hơn chị bao nhiêu quả táo. C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc thuộc các bảng nhân, chia. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học. Hoạt động thư viện ĐỌC TRUYỆN TRANH (Tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết tìm đúng truyện tranh để đọc. - HS nêu lại được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mình vừa đọc. - HS yêu thích đọc sách. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức(1p) Các hoạt động(32p) a. Giáo viên nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết học. - GV giới thiệu một số truyện tranh. - GV yêu cầu HS tìm sách truyện tranh để đọc và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhắc nhở học sinh cần thực hiện nội quy của thư viện b. HS tiến hành tìm và đọc sách. - GV hướng dẫn, giúp các em tìm sách và tìm chuyện. - HS đọc sách, ghi tên truyện,nhân vật, nội dung câu chuyện vào sổ tay đọc sách của mình. - GV theo dõi nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc. c. Nêu vắn tắt nội dung câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Một số HS nêu nội dung câu chuyện mình vừa đọc. - HS đặt câu hỏi cho bạn và yêu cầu bạn nêu nhân vật mình yêu thích và ý nghĩa câu chuyện. - HS cả lớp nghe, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét nhanh từng bạn. 3. Nhận xét, dặn dò (2p) - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS sắp xếp, cất giữ truyện đúng vị trí.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_t.doc