Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Luyện chữ: Luyện viết bài 16

Từ khó: (sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh,)

+ GV yêu cầu chép vào vở

GV nhắc HS t thế ngồi viết

- Đọc lại cho HS soát lỗi.

* GV chấm 5-7 bài, nhận xét.

 

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Luyện chữ: Luyện viết bài 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013
Luyện chữ
Luyện viết bài 16
I.Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa N .
 - Viết đúng tên riêng : “Nơ Trang Long ”và câu ứng dụng 
 “Nũi tre đõu chịu mọc cong
 Chưa lờn đó nhọn như chụng lạ thường
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Cú manh ỏo cộc tre nhường cho con” bằng cỡ chữ nhỏ 
 - HS có ý thức viết đúng và viết đẹp.
II- Chuẩn bị
 - GV:Mẫu chữ .
 - HS: bảng con. 
 - Phương pháp dạy học chủ yếu: Thực hành.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 hs lên bảng viết : M , Mai Hắc Đế
- Nhận xét, cho điểm.
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài? 
- Treo chữ mẫu.
 - ChữN cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét ?
- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ, sau đó yêu cầu HS viết: N 
- GV nhận xét sửa chữa .
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét: Nơ Trang Long
- GV giới thiệu: Nơ Trang Long.
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng: Yêu cầu HS nêu cách viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Nơ Trang Long
- GV nhận xét, sửa sai.
c) Viết câu ứng dụng:
- Gv ghi câu ứng dụng. 
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng 
- Hướng dẫn viết : Trong câu này có chữ nào cần viết hoa ?
- Những con chữ nào cao 2,5 ly, con chữ nào cao 1 ly?
- Khoảng cách giữa chữ nọ với chữ kia là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS viết bảng con.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết .
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
D.Củng cố :
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết chữ N
E.Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ.
- HS viết bảng.
- HS tìm và nêu.
- HS nêu.
- HS viết bảng: N
- HS đọc từ ứng dụng:Nơ Trang Long
- HS nghe
- HS nêu cách viết.
- HS viết bảng. Nơ Trang Long 
- HS đọc
 “Nũi tre đõu chịu mọc cong
Chưa lờn đó nhọn như chụng lạ thường
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
Cú manh ỏo cộc tre nhường cho con” 
- HS nêu.
- HS nêu.
- 1 con chữ o
- Hs viết bảng con: 
Nũi, Tre, Lưng, Cú
- Học sinh viết vở
- HS nêu.
------------------------------------------------------------------
Luyện toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
- Rèn kĩ năng tính và giải toán cho HS
- Giáo dục HS chăm học.
II.Chuẩn bị
-GV : Bảng phụ- Phiếu học tập 
-HS : SGK
- Phương pháp dạy học chủ yếu; Luyện tập, thực hành.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính rồi tính.
565 : 5
837 : 9
- Nhận xét, cho điểm.
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Luyện tập
* Bài 1: trang 60
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
- Chữa bài, cho điểm
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV chữa bài.
D. Củng cố 
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính khi chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
E.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài 
- Hát
- 2 HS làm, cả lớp làm bảng con
- HS nhận xét
- HS nêu: Tính
- HS làm vào vở, 2 em lên bảng
Sốbịchia
648
648
896
896
960
960
Số chia
6
6
7
7
6
6
Thương
108
108
128
128
160
160
- HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm rồi nêu kết quả
Bài giải
Số gạo nếp và gạo tẻ là:
 372 + 148 = 520 (kg)
 Số gạo đã bán là:
 520 : 4 = 130(kg)
 Đáp số: 130 kg
- HS đọc.
- Các nhóm làm bài và trình bày trước lớp.
- HS nêu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013
Luyện Toán
Làm quen với biểu thức
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về biểu thức và giá trị của biểu thức 
- Tính được giá trị biểu thức 
- Giáo dục HS chăm học toán.
II.Chuẩn bị
GV : Bảng phụ- Phiếu học tập 
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Lờy VD về biểu thức?
- Nhận xét, cho điểm
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:( trang 60)
* Bài 1:
- Đọc đề?
- Nêu giá trị của biểu thức 12 + 3?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm bài, chữa bài.
D. Củng cố 
- Yêu cầu HS nêu các dạng biểu thức đã học.
E.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
- Hát
- 2 - 3HS nêu
- Nhận xét.
- HS đọc
- HS nêu: 15
- Làm vào vở thực hành 
Biểu thức
Giá trị biểu thức
12 – 3
9
12 x 3
36
12 : 3
4
- Các nhóm làm bài và trình bày trước lớp.
Biểu thức
Giá trị biểu thức
24 – 4 - 2
18
24 – 4 + 2
22
24 + 4 - 2
26
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS nêu
Luyện đọc, viết
đôI bạn 
I- Mục tiêu:
 - Tiếp tục rèn kĩ năng đọc trơn , đọc diễn cảm đoạn 2 bài: Đôi bạn. 
 -Nghe - viết đúng, đẹp đoạn 2 trong bài: Đôi bạn.
 -HS có ý thức luyện viết cho đúng, đều, đẹp.
II- Đồ dùng:- Bảng phụ ghi câu khó.
 - Vở ô li.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc bài “ Nhà Rông ở Tây
Nguyên” và trả lời câu hỏi : 
+- Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
a. Luyện đọc
* HD HS luyện đọc câu khó:
-Hướng dẫn giọng đọc:.
Chú ý: chuyển giọng giữa các nhân vật cho linh hoạt.
- Cho HS thi đọc hay.
b. Hớng dẫn HS viết bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn, đọc mẫu 
đoạn chép.
- Đoạn văn có mấy câu ? Chữ đầu
câu được viết như thế nào ?
*Từ khó: (sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh,)
+ GV yêu cầu chép vào vở
GV nhắc HS t thế ngồi viết
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
* GV chấm 5-7 bài, nhận xét.
4. Củng cố
? - Em nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau bài học này ?
5. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
-Chuẩn bị tiết sau
- Theo dõi gv đọc mẫu
- HS luyện đọc(CN- ĐT)
-Tổ chức cho HS khá giỏi đọc mẫu.
- HS thi đọc hay.
- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân xuất sắc.
- 1 HS đọc đoạn viết.
- 5 câu
- Chữ đầu câu và tên riêng
- HS tự viết vào bảng con
- HS chép vào vở
- HS nghe- viết vào vở
Kĩ năng sống
Tôi là ai? (tiết2)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Hiểu được kĩ năng tự giới thiệu về mình là: tên tuổi, địa chỉ, nhu cầu, sở thích, thói quen; có kĩ năng tự giới thiệu sẽ giúp chúng ta gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Xử lí tình huống thể hiện tự giới thiệu về mình tốt với bạn bè và mọi người trong cuộc sống.
Có ý thức giao tiếp có văn hóa.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ, bảng phụ, phiếu HT
HS: Sách vở
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy tự gưới thiệu về mình?
C. Bài mới
- HS nêu.
1. Khám phá
- Yêu cầu HS nêu lại khái niệm kĩ năng tự giới thiệu.
- GV nhận xét và cho nhiều HS nhắc lại
- HS nêu: Tự giới thiệu về mình là: giới thiệu về tên tuổi, địa chỉ, nhu cầu, sở thích, thói quen của mình cho người khác biết.
2. Kết nối
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Tổ chức cho các nhóm tự kể về mình với các bạn.
- Tổ chức HS trình bày trước lớp 
- GV nhận xét và tuyên dương HS 
- Thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
- Từng thành viên kể theo yêu cầu. 
- HS trình bày trước lớp 
3. Thực hành
Bài tập 2: Làm việc cá nhân
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- Cho HS thảo luận nhóm
- GV nhận xét, kết luận.
- HS Làm việc cá nhân 
- HS trình bày trước lớp
- HS thảo luận nhóm 3 về các thói quen của các bạn theo nội dung
* Thói quen tốt
* Thói quen xấu, lời khuyên
- HS lên báo cáo
- Nhận xét, bổ sung
4. Vận dụng
- Yêu cầu HS vận dụng điều đã học vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học,
- Chuẩn bị bài sau 
- Nghe để thực hiện
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013
Luyện toán
Tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia.
- áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền Đ, S
- Rèn HS tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II.Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ.
- HS : Sách, vở.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Tính giá trị của biểu thức sau:
45 – 5 + 22 36 : 6 x 12.
- Nhận xét.
C.Bài mới	
1. Giới thiệu bài	
2.Luyện tập
* Bài 1
- Nêu yêu cầu?
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ thì em làm thế nào? 
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức.
- GV nhận xét, chốt cách thực hiện biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ.
* Bài 2:
- Thực hiện tương tự bài 1.
- GV nhận xét, chốt cách thực hiện biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Để biết đâu là biểu thức đúng, đâu là biểu thức sai em làm thế nào để kiểm tra?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài.
- Nhận xét.
D. Củng cố 
- Nêu lại cách tính giá trị biểu thức nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ(hoặc trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia)?
E.Dặn dò	
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài 
- 2 HS lên bảng.
- HS nêu.
- HS tính giá trị của biểu thức.
418 + 125 + 207= 543 + 207
 = 830
- HS tính giá trị biểu thức.
104 : 4 : 2 = 26 : 2
 = 13
- HS nêu.
- HS làm theo nhóm.
VD:
200 - 50 - 50 = 100 Đ
24 : 4 : 2 = 12 S
- HS nêu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013
Luyện tiếng việt
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ về thành thị, nông thôn ( tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn ).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( có chức năng ngăn cách 
các bộ phận đồng chức trong câu )
- Có ý thức nói, viết câu đúng.
II. Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ.
- HS : Sách, vở.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Kể một số dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc?
- Nhận xét.
C.Bài mới	
1. Giới thiệu bài 
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 
- Nêu yêu cầu BT?
- Cho HS nêu miệng.
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 :- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài. 
- GV nhận xét.
- Liên hệ: Em hãy kể thêm một số sự vật, công việc của người nơi em sống?
* Bài tập 3 
- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi báo cáo.
- GV nhận xét, cho điểm.
D. Củng cố 
- Nêu một số từ nói về thành thị?
E.Dặn dò	
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
- HS kể.
- HS nêu.
- HS nêu miệng.
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì...
- HS nêu.
- HS làm bài theo nhóm.
Thành thị
Nông thôn
công viên, siêu thị,đường nhựa, vỉa hè, phố xá.
Luỹ tre, cái cày, đụm rơm, đường làng, cánh đồng lúa, ruộng ngô.
- HS nêu.
- HS làm bào vào vở rồi đọc bài làm.
- HS nêu nối tiếp.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2013
Luyện toán
Luyện tập
I- Mục tiêu
- Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia.
- Rèn HS tính tỉ mỉ, cẩn thận khi làm bài.
II- Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lại cách tính giá trị biểu thức nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ (hoặc trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia)?
- Nhận xét, cho điểm
C.Bài mới	
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:( trang 63)
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu?
- Biểu thức có dạng nào? Nêu cách tính?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Nhận xét
* Bài 2: 
- Nêu yêu cầu?
- GV hướng dẫn câu a, yêu cầu HS làm bảng câu b.
a) X x 2 + 3 = 11
 X x 2 = 11 - 3
 X x 2 = 8
 X = 8 : 2
 X = 4
- Nhận xét
* Bài 3: 
- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài.
- Chấm bài, chữa bài.
* Bài 4: 
- Yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống.
- Chấm bài, chữa bài.
D. Củng cố 
- Yêu cầu HS nêu các dạng biểu thức đã học và cách tính giá trị của biểu thức đó 
E.Dặn dò	
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
- HS nêu
- HS nêu.
- HS nêu
- HS làm cá nhân
a) 451 + 135 : 3 = 451 + 45
 = 496
b) 451 - 135 x 3 = 451 - 405
 = 46
- HS nêu.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
b) X x 2 - 3 = 11
 X x 2 = 11 + 3
 X x 2 = 14
 X = 14 : 2
 X = 7
- HS nêu.
- HS làm theo nhóm.
 10, 20, 70, 10, 20, 70, 10, 20, 70, 10. 
- HS điền vào vở rồi nêu kết quả và cách làm.
- HS nêu
-----------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
nói về thành thị, nông thôn.
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết cách viết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK..
- Kể lại những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ) Dùng từ, đặt câu đúng.
- Biết yêu những vùng miền trên đất nước.
II. Chuẩn bị
GV : 1 số tranh ảnh về cảnh nông thôn.
HS : SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn viết giới thiệu về lớp em.
- GV nhận xét
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
- Nêu yêu cầu bài tập ?
- GV mở bảng phụ viết gợi ý
(?) Khi kể về nông thôn hoặc thành thị, em cần kể những gì?
- Yêu cầu HS khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở thực hành 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn nói hay
D. Củng cố 
- Khi kể về thành thị, nông thôn, em cần chú ý điều gì?
E.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 HS đọc
+ HS nêu: Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị
- HS nêu:
- Dựa vào câu hỏi gợi ý, 1 HS làm mẫu
- HS làm bài và xung phong trình bày bài trước lớp. 
* Ví dụ: Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ cho cánh bãi. Nhà cửa ở quê không san sát như thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí thật trong lành và mát mẻ. Em cảm thấy con người ở quê cũng tràn đầy tình cảm.
- Phong cảnh ở mỗi nơi có đặc điểm riêng

File đính kèm:

  • docTuan 16 xong.doc