Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TẬP LÀM VĂN
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG. GIỚI THIỆU TỔ EM (T14+15)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết giới thiệu 1 cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2 tr.120).
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2tr.129).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác.
- Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui; gợi ý làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ Kiểm tra 3 – 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác; GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: (Nhóm 4)- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS:
+ Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.
+ Nói năng đúng nghi thức với người trên.
+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c.
- GV mời 1 HS năng khiếu làm mẫu.
- HS làm việc theo nhóm 4, từng em tiép nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
Bài tập 2: (Cá nhân)- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS:
+ Các em giới thiệu về các bạn trong tổ mình.
+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c.
- GV mời 1 HSNK làm mẫu.
- HS làm việc cá nhân. Sau đó đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình tr-ước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về giới thiệu tổ mình với người thân.
TUẦN 14 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020 Hoạt động thư viện Cô Tâm soạn và dạy CHÍNH TẢ NHỚ VIỆT BẮC I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/ âu (BT2); Làm đúng BT(3) a. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho HS viết các từ ngữ: thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học... B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn thơ, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Bài chính tả có mấy câu thơ? (5 câu – 10 dòng thơ). + Bài thơ thuộc thể loại nào? Cách trình bày các câu thơ thế nào? + Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa? - HS đọc thầm lại 5 câu thơ, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4) - HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học. Bài tập 2: (Điền vào chỗ trống au hay âu). + hoa mẫu đơn , mưa mau hạt. + lá trầu , đàn trâu + sáu điểm , quả sấu. - Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Bài tập 3 (lựa chọn): Điền vào chỗ trống. - GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b. - Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tiếp nối nhau điền vào 4 chỗ trống trên băng giấy, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - GV giải nghĩa các từ: tay quai, miệng trễ. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I. Yêu cầu cần đạt: - Kể tên 1 số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - HSNK: Nêu ích lợi của 1 số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống. - Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: Một số bì thư ; điện thoại đồ chơi. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ - Kể tên một số cơ quan hành chính, giáo dục, văn hoá, y tế ở địa phương em. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới: 28’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. HS chơi trò chơi Truyền tin. GV nhận xét, giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: (Nhóm 4). Tìm hiểu một số hoạt động thông tin liên lạc. - GV yêu cầu HS theo nhóm 4 theo gợi ý: + Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa? + Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận: bưu điện giúp ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước; giữa trong nước và nước ngoài. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4 : - Nêu ích lợi và nhiệm vụ của những hoạt động phát thanh , truyền hình. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét và kết luận : + Đài truyền hình, phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc. + Đài truyền hình, phát thanh giúp chúng ta hiểu biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, y tế. ? Trong cuộc sống của chúng ta, thông tin liên lạc có tác dụng gì? Nêu ví dụ. + HS trao đổi trả lời và nêu ví dụ. + HS khác và Gv nhận xét. GV kết luận, lấy thêm ví dụ trong cuộc sống hàng ngày xưa và nay. Hoạt động 4: Chơi trò chơi - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chuyển thư. - Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi em một ghế. - Lớp trưởng hô: Có thư “chuyển thư” HS dịch 1 ghế. Có thư “chuyển nhanh” HS dịch 2 ghế. Có thư “chuyển hoả tốc” HS dịch 3 ghế. - GV bao quát chung cả lớp. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại. Chuẩn bị tiết sau. Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020 TOÁN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia). - Biết giải bài toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,4. Bài 3 dành cho HSNK. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - HS làm và kiểm tra theo cặp: 84 : 3 96 : 6 - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới : 25’ 1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4. - GV nêu phép chia 78 : 4. - HS tự suy nghĩ, trao đổi theo cặp nêu cách chia. - Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia. - Cho HS nêu lại cách thực hiện từng bước chia của phép chia và nêu kết quả phép chia. Sau đó cho HS nhận xét ở các lượt chia (đều có dư). 2. Thực hành. Bài 1: (Cá nhân) - HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép chia. Bài 2: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Bài giải Ta có phép chia: 33 : 2 = 16 (dư 1). Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa. Vậy số bàn cần có ít nhất là: 16 + 1 = 17 (bàn). Đáp số: 17 bàn Bài 3 (dành cho HSNK): Cho HS tự vẽ hình rồi chữa bài trên bảng lớp. Bài 4: (Cặp đôi) - HS lấy 8 hình tam giác rồi xếp thành hình vuông. - Đại diện 2 cặp thi làm nhanh trên bảng. - Lớp và GV nhận xét. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm. TẬP LÀM VĂN GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG. GIỚI THIỆU TỔ EM (T14+15) I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết giới thiệu 1 cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2 tr.120). - Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2tr.129). II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác. - Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui; gợi ý làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ Kiểm tra 3 – 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác; GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: (Nhóm 4)- Một HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS: + Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. + Nói năng đúng nghi thức với người trên. + Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c... - GV mời 1 HS năng khiếu làm mẫu. - HS làm việc theo nhóm 4, từng em tiép nối nhau đóng vai người giới thiệu. - Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp. Bài tập 2: (Cá nhân)- Một HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS: + Các em giới thiệu về các bạn trong tổ mình. + Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c... - GV mời 1 HSNK làm mẫu. - HS làm việc cá nhân. Sau đó đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về giới thiệu tổ mình với người thân. ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - KNS: KN đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: 10’ Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về bài học. - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm trưng bày các tư liệu theo nhóm, phân loại các tư liệu đó. - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét , góp ý. - GV kết luận chung và tuyên dương các nhóm. Hoạt động 2: 10’ Đánh giá hành vi. - GV nêu yêu cầu bài tập 4. - HS thảo luận BT theo nhóm 2. - Một số HS đại diện trình bày. GV và cả lớp nhận xét. - GV kết luận: Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Các việc b, c, đ là những việc không nên làm. - HS liên hệ theo các việc làm trên với bản thân mình. Hoạt động 3: 10’. Xử lí tình huống và đóng vai. - HS thảo luận nhóm : Phát phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lí tình huống và đóng vai. - Thảo luận cả lớp về cách xử lí trong từng tình huống. - GV kết luận : +Tình huống1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai. +Tình huống2: Em nên trông hộ nhà cho bác Nam. +Tình huống3: Em nên cầm thư giúp. +Tình huống4: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng. - Vì sao chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? - HS trả lời GV cùng cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: 5’ Nhận xét giờ học : - GV nhắc nhở HS thực hiện tốt bài học . - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2020 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP I. Yêu cầu cần đạt: - Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp (HSNK: Giới thiệu 1 hoạt động nông nghiệp cụ thể). - Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp. - KNS: KN tìm kiếm và ìử lý thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình T58, 59 SGK; tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ - Gọi 2 HS kể tên một số hoạt động thông in liên lạc. GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Cho HS hát bài Ngày mùa vui. Giới thiệu bài và nêu mục tiêu. Hoạt động 1: (Nhóm 4).Tìm hiểu các hoạt động nông nghiệp. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: quan sát tranh vẽ ở T58, 59 SGK và thảo luận theo gợi ý sau: + Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình? + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, được gọi là hoạt động nông nghiệp. Hoạt động 2: (Cặp đôi).Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp ở địa phương. - Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. - Một số HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung: Các địa phương khác nhau thì các hoạt động nông nghiệp cũng khác nhau. Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp. - Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Tranh các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của nhóm. - Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm khác để biết thêm về các hoạt động nông nghiệp và ích lợi của các nghề đó. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại. Chuẩn bị tiết sau. TOÁN GIỚI THIỆU BẢNG CHIA I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách sử dụng bảng chia. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Dành cho HSNK: Bài 4 II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’- Kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân, chia. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Giới thiệu bảng chia. - Hàng đầu tiên là thương của hai số. - Cột đầu tiên là số chia.. - Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là số bị chia.. 3. Cách sử dụng bảng chia. - GV nêu ví dụ: 12: 4 = ? -Tìm số 4 ở cột đầu tiên ; từ số 4 theo chiêu mũi tên đến số 12; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4. -Vậy 12 : 4 = 3 4. Thực hành. Bài 1: (Cá nhân)Củng cố cách sử dụng bảng chia .Cho HS đọc yêu cầu bài. Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở mỗi ô trốg.(theo mẫu). - GV giải thích mẫu. - Gọi HS đứng dậy điền kết quả. Bài 2: (Cặp đôi)Tìm thương hai số ; tìm số bị chia chưa biết ; tìm số chia chưa biết. - HS nêu cách tìm thương, tìm số bị chia, tìm số chia. HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả. Số bị chia 16 45 24 72 81 56 54 Số chia 4 5 7 9 9 7 Thương 6 3 8 9 9 Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bài giải Số trang Minh đã đọc là: 132 : 4 = 33 (trang) Số còn phải đọc để xong quyển truyện là: 132 - 33 = 99 (trang) Đáp số: 99 trang Bài 4: (dành cho HSNK): Xếp hình. HS thực hành theo nhóm. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về luyện tập thêm. Chuẩn bị tiết sau. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: BÀI 3 - TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET I. Mục tiêu: - Giúp HS: biết cách tìm thông tin cần thiết và bổ ích trên Google một cách hiệu quả. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: 1. Cách tìm kiếm. * Mục tiêu: HS biết tìm kiếm thông tin trên Google. Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu các dạng tìm kiếm. 15’ * Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. 2 HS đọc lại câu hỏi. HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi: ? Lâu nay em lên google để làm gì? ? Em có thể tìm thấy gì trên google? - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến của mình.- GV nhận xét, kết luận, giời thiệu một số điều HS chưa biết về google, giúp HS nắm bài học. Hoạt động 2: Cách tìm thông tin trên Google: 15’ - HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập trang 19 sách THKNS. - HS nêu các bước khi thực hiện tra cứu trên google. - HS nhận xét. GV kết luận. - GV rút ra bài học giúp HS ghi nhớ: Hoạt động 3: Kết luận. 5’ - GV kết luân chung. Cho HS đọc và ghi nhớ bài học * Nhắc HS cần nhớ các bước tra cứu thông tin trên google. GVKL - Để ngăn chặn cho trứng Giun không xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người Giữ vệ sinh ăn uống , ăn chín uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn. Giữ vệ sinh cá nhân đặc biệt nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà bông, thường xuyên cắt ngắn móng tay không để cho trứng giun và các mầm bệnh khác có nơi ẩn nấp. Để ngăn không cho phân rơi vói hoặc ngấm vào đất hay nước. Làm nhà tiêu đúng qui cách hợp vệ sinh. Giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ không để ruồi đậu và sinh sôi nảy nở ở hố xí Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước không bón phân tươi cho rau màu. Không đi đại tiện hoặc vứt phân bừa bãi, khụng sử dụng loại nhà tiêu không hợp vệ sinh Nên 6 tháng tẩy Giun 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Hoạt động 4: Cũng cố – dặn dò: 5’ - GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc