Giáo án lớp 2 - Tuần 26

/ Kiểm tra: Cho hát lại bài hát : Trên con đường đến trường và bài Hoa lá mùa xuân.

 Nhận xét

2/ Bài mới

 a. GTB: “ Chim chích bông“

 b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Học hát

- Giới thiệu tác giả bài hát của nhạc sĩ Văn Dung , lời thơ Nguyễn Viết Bình.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:26 Thứ sáu ngày 4 tháng 03 năm 2011 
 ÂM NHẠC
 CHIM CHÍCH BÔNG
(Chuẩn KTKN 95; SGk 22) 
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
-Biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Ghi chú : Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca
B/ CHUẨN BỊ:
- Bộ gõ đệm
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho hát lại bài hát : Trên con đường đến trường và bài Hoa lá mùa xuân.
 Nhận xét 
2/ Bài mới
 a. GTB: “ Chim chích bông“
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Học hát
- Giới thiệu tác giả bài hát của nhạc sĩ Văn Dung , lời thơ Nguyễn Viết Bình.
- Hát mẫu.
- H.dẫn bài hát
+ Bắt giọng 2-1
+ Cho hát từng câu
Hoạt động 2: H.dẫn gõ đệm.
- Vừa hát vừa gõ đệm bài hát.
- Cho luyện tập theo nhóm
 Nhận xét
HỌC SINH
- Hát bài : Trên con đường đến trường và bài Hoa lá mùa xuân. Y,TB,K,G
+ Hát cá nhân
+ Hát theo nhóm 
+ Hát đồng thanh. 
 Nhắc lại Y
- Theo dõi và nắm tên tác giả của bài hát.
- Theo dõi bài hát.
- Đọc từng câu của bài hát.
- Tập hát từng câu cho đến hết bài. Y,TB,K,G
- Theo dõi và nắm cách gõ đệm.
- Tập gõ bằng hai ngón tay.
- Tập gõ đệm bằng các nhạc cụ.
 Chim chích bông , bé tẹo teo , rất hay trèo , từ cành na ra cành bưởi , sang bụi chuối , em vẫy gọi , chích bông ơi ! luống rau xanh , sâu đang phá , chim xuống nhé , có thích không , chú chích bông , liền sà xuống , bắt sâu cùng và luôn mồm , thích thích thích , thích thích thích.
- Thực hiện bài hát
+ Hát cá nhân Y,TB,K,G
+ Hát theo nhóm
+ Hát đồng thanh.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS hát lại bài hát.
- Về ôn lại và chuẩn bị bài : Chim chích bông ( tiết 2 ).
- Nhận xét.
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN:27 Thư ù sáu ngày 11 tháng 03 năm 2011 
 ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát: CHIM CHÍCH BÔNG ( tiết 2)
(Chuẩn KTKN 95; SGk 22) 
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Ghi chú: 
-Biết hát đúng giai điệu.
-Tập biểu diễn bài hát.
B/ CHUẨN BỊ:
- Bộ gõ đệm
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho hát lại bài hát : Chim chích bông.
 Nhận xét 
2/ Bài mới
 a. GTB: “ Chim chích bông“
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Cho ôn lại bài hát.
 Nhận xét
Hoạt động 2: H.dẫn các động tác phụ hoạ.
- Làm mẫu
 Nhận xét
- Cho đại diện nhóm thi đua.
 Nhận xét
- Hát bài : Chim chích bông Y,TB,K,G
+ Hát cá nhân
+ Hát theo nhóm 
+ Hát đồng thanh. 
 Nhắc lại Y
- Hát bài hát Chim chích bông kết hợp với gõ đệm bằng thanh phách, vỗ tay.
+ Hát tập thể, đồng thanh.
+ Hát theo nhóm
+ Hát theo tổ
+ Hát cá nhân
- Theo dõi và nắm các động tác.
- Thực hiện theo các động tác.
- Luyện tập các động tác phụ hoạ theo từng nhóm. Sau đó, trình diễn. K,G
 Nhận xét về : Hát kết hợp múa phụ hoạ.
 Hát kết hợp với gõ đệm.
- Đại diện nhóm thi đua.
 Nhận xét
D. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS hát lại bài hát.
- Về ôn lại và chuẩn bị bài : Chú ếch con.
- Nhận xét.
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN:28 Thư ù sáu ngày 18 tháng 03 năm 2011 
 ÂM NHẠC
 HỌC HÁT: CHÚ ẾCH CON
(Chuẩn KTKN 96; SGk 25) 
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
-Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1).
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Ghi chú: biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
B/ CHUẨN BỊ:
- Bộ gõ đệm
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho hát lại bài hát : Chim chích bông.
 Nhận xét 
2/ Bài mới
 a. GTB: “Chú ếch con”
 b. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Dạy bài hát.
- Hát mẫu
- Hướng dẫn hát : đếm 2-1 rồi vào bài hát.
Hoạt động 2: H.dẫn gõ đệm bài hát.
- Làm mẫu : Hát và gõ đệm bài hát.
- Cho thực hiện
 Nhận xét
- Cho đại diện nhóm thi đua.
 Nhận xét
- Hát bài : Chim chích bông Y,TB,K
+ Hát cá nhân
+ Hát theo nhóm 
+ Hát đồng thanh. 
 Nhắc lại Y
- Theo dõi bài hát.
- Đọc lời bài hát, đọc từng câu của bài hát cho đến hết bài.
- Hát từng câu theo mẫu, cho đến hết bài. Y,TB,K
- Theo dõi và nắm cách gõ đệm.
- Tập gõ đệm bằng hai ngón tay.
- Gõ đệm bằng thanh phách.
- Hát và gõ đệm bài hát.
- Luyện tập theo nhóm. Sau đó, trình bày, nhận xét. K,G
 Kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn, chú ngồi học bài một mình bên hố bom kế vườn xoan. Bao nhiêu chú rô non cùng bao cô cá rô gion tung tăng chiếc vây son, nhịp theo tiếng hát vang dồn.
- Đại diện nhóm thi đua.
 - Thi đua xem nhóm nào hát hay, gõ đúng.
 Nhận xét
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV cho HS hát lại bài hát.
- Về ôn lại và chuẩn bị bài : Chú ếch con ( tiết 2)
- Nhận xét.
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN:26 Thứ sáu ngày 4 tháng 03 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý – TẢ NGẮN VỀ BIỂN
 (Chuẩn KTKN37; SGK 76)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Biết đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước (BT1).
-Viết được những câu trả lời về cảnh biển (đã nói ở tiết tập làm văn tuần trước – BT2). 
KNS: - Giao tiếp ứng xử văn hóa 
 - Lắng nghe tích cực 
B/ CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập
- Tranh SGK
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho thực hành đáp lời
 Nhận xét 
 2/ Bài mới 
 a. Giới thiệu bài :“ Đáp lời đồng ý – tả ngắn về biển“
 b. H dẫn thực hiện
Bài 1: Cho đọc yêu cầu 
- Đưa ra các tình huống.
- Cho thực hiện theo nhóm
 Nhận xét
Bài 2: Cho đọc yêu cầu.
- Cho quan sát và gợi ý :
+ Tranh vẽ cảnh gì ? Y
+ Sông biển như thế nào ? Y
+ Mặt biển có gì ? K
+ Trên bầu trời có gì ? TB
 Nhận xét
HỌC SINH
- Thực hành theo tình huống : Y,TB,K
+ Hỏi mượn bạn cái bút.
+ Nói đồng ý.
+ Đáp lời đồng ý.
 Nhắc lại Y
- Đọc yêu cầu. TB
- Thực hiện theo nhóm các tình huống : k,G
+ Cháu cảm ơn bác ạ !
+ Cháu cảm ơn cô.
+ Hay quá ! cậu sang ngay nhé !
 Nhận xét
- Đọc yêu cầu. TB
- Quan sát tranh và trả lời
+ Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
+ Sóng biển nhấp nhô.
+ Mặt biển có các thuyền buồm đang lướt sóng, chim hải âu đang chao lượn.
+ Trên bầu trời mặt trời đang từ từ nhô lên.
 Nhận xét
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại các lời đồng ý.
- Về ôn lại bài. Chuẩn bị bài “ ôn tập” 
- Nhận xét
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
..
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 28 Thứ sáu ngày 18 tháng 03 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CHIA VUI – TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
(Chuẩn KTKN40; SGK 90)
A / MỤC TIÊU : (theo chuẩn KTKN)
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
- Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2) ; viết được các câu trả lời cho một phần BT2 (BT3).
GDBVMT: HS có ý thức bảo vệ các loài cây.
 KNS: - Giao tiếp ứng xử văn hóa 
 - Lắng nghe tích cực 
B/ CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập
- Tranh SGK
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: 
2/ Bài mới
 a. Giới thiệu bài :“ Đáp lời chia vui – tả ngắn về cây cối“
- Ghi tựa
 b. H dẫn thực hiện
Bài 1: Cho đọc yêu cầu 
- Cho quan sát tranh.
- Cho thực hiện theo nhóm cặp
 Nhận xét
Bài 2: Cho đọc yêu cầu.
- Cho thảo luận theo nhóm cặp, thực hành hỏi – đáp.
 Nhận xét
Bài 3 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hành theo nhóm.
 Nhận xét
HỌC SINH
 Nhắc lại Y
- Đọc yêu cầu. TB
- Quan sát tranh và cho thực hiện theo cặp.
+ Cảm ơn bạn rất nhiều.
 Sau đó, trình bày theo dạng hỏi – đáp.
 Nhận xét
- Đọc yêu cầu. TB
- Thực hiện theo cặp hỏi – đáp
+ Quả măng cụt tròn như quả cam.
+ Quả to bằng nắm tay trẻ em.
+ Quả có màu tím sẫm ngả sang đỏ.
+ Cuống to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
 Nhận xét
- Đọc yêu cầu của bài TB
- Thực hiện nhóm , thảo luận theo các câu gợi ý. Đại diện trình bày, nhận xét. K,G
- Thực hiện vào vở.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại lời đáp chia vui.
- Về ôn lại bài. Chuẩn bị bài “ Đáp lời chia vuiù – Nghe và trả lời câu hỏi” 
- Nhận xét
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
..
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN:26 Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
Đạo đức
 LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾt 1)
(Chuẩn KTKN88; SGK38)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
-Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
-Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
Ghi chú: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
KNS: - Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
 - Năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Câu chuyện
 - Bảng phụ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: 
- Cho HS thực hành gọi điện thoại
 Nhận xét 
2/ Bài mới
a. Giới thiệu bài : “ Lịch sự khi đến nhà người khác”
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận và phân tích truyện
- Kể câu chuyện “ Đến chơi nhà bạn”
- Cho thảo luận nhóm
+ Mẹ bạn Toàn nhắc nhở Dũng điều gì ? TB
+ Sau khi nhắc nhở, bạn Dũng có thái độ, cử chỉ như thế nào ? Y
+ Em rút ra điều gì ? K
Kết luận : Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác : Gõ cửa, bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà.
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm.
- Cho hoạt động nhóm, thảo luận.
 Nhận xét
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ
- Cho bày tỏ thái độ, ý kiến.
 Nhận xét về tình huống thái độ.
+ Câu a , d : Đúng
+ Câu c , b : Sai.
HỌC SINH
- Hai bạn thực hành gọi điện thoại hỏi thăm về tình hình học tập. K,G
 Nhận xét
 Nhắc lại Y
- Nghe câu chuyện
- Nhóm thảo luận
+ Khi gặp người lớn phải chào hỏi lịch sự.
+ Thực hiện những điều đã học được.
+ Phải thể hiện lịch sự khi đến nhà bạn.
 Vài HS nhắc lại Y,TB,K,G
- Thảo luận theo nhóm phân loại việc nên làm và những việc không nên làm. Sau đó, trình bày – nhận xét.
- Cá nhân nêu thái độ của mình, cả lớp nhận xét.
+ Tán thành
+ Không tán thành.
D. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại các câu kết luận. 
- Về ôn lại bài và sưu tầm một số tình huống thể hiện sự lịch sự khi đến chơi nhà người khác.
- Về chuẩn bị bài : “ Lịch sự khi đến nhà người khác”
- Nhận xét .
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
.
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN: 27 Thứ hai ngày 7 tháng 03 năm 2011
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)
(Chuẩn KTKN88; SGK38)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
-Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
-Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
Ghi chú: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập
 - Bảng phụ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho HS nêu khi đến nhà người khác ta phải làm gì ?
 Nhận xét 
2/ Bài mới
a. Giới thiệu bài :: “ Lịch sự khi đến nhà người khác”
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Đóng vai
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Gợi ý và hướng dẫn nêu kết luận.
 Nhận xét
Hoạt động 2 : Đố vui.
- Chia nhóm và nêu luật chơi.
 Nhận xét
Kết luận : Lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em thể hiện, được mọi người yêu quý.
HỌC SINH
- Nêu : Khi đến nhà người khác phải gõ cửa và lễ phép chào hỏi. Y,TB,K
 Nhắc lại Y
- Thực hiện nhóm. Mỗi nhóm một tình huống. Sau đó, trình bày – nhận xét.
- Nêu kết luận : Y,TB,K,G
+ Em hỏi mượn, nếu chủ nhà cho phép mới lấy chơi và phải giữ thật cẩn thận.
+ Em có thể đề nghị, không nên tự mở ( bật ) ti vi.
+ Cần nên đi nhẹ nói khẽ.
 Vài HS nhắc lại Y,TB,K,G
- Thảo luận theo nhóm và chuẩn bị câu đố. Sau đó, đại diện nhóm trình bày – nhận xét.
+ Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không ?
+ Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác ?
+ Bạn cần làm gì khi đến chơi nhà người khác ?
 Vài HS nhắc lại kết luận Y,TB,K,G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại các câu kết luận. 
- Về ôn lại bài.
- Về chuẩn bị bài : “ Giúp đỡ người khuyết tật”
- Nhận xét .
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
.
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 28 Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2011
Đạo đức
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 1)
(Chuẩn KTKN84; SGK41)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với nhười khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
Ghi chú: - Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
KNS: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
 - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
TTHCM: giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập
 - Bảng phụ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: HS nêu vì sao ta phải lịch sự khi đến nhà người khác ?
 Nhận xét
2/ Bài mới
 a. Giới thiệu bài : “ Giúp đỡ người khuyết tật”
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm.
+ Tranh vẽ cảnh gì ? TB
+ Việc làm đó giúp được gì cho bạn bị tật ? K
+ Em có ở đó thì em sẽ làm gì ? Y
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm cặp về việc làm.
- Gợi ý và rút ra kết luận.
Kết luận : Tuỳ theo khả năng điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau.
- Bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình bằng cách biểu quyết bằng cách giơ que tán thành, không
- Nêu từng ý kiến.
 Nhận xét
HỌC SINH
HS nêu Y,TB,K
 Nhắc lại Y
- Quan sát và thảo luận về việc làm các bạn nhỏ trong tranh.
+ Các bạn nhỏ đang đẩy xe cho một bạn bị tật đang ngồi trên xe.
+ Giúp bạn bị tật bớt khó nhọc trong việc đi lại, bớt tủi, bớt mặc cảm.
+ Tự nêu : Em cũng làm như các bạn.
 Nhận xét
+ Thảo luận theo cặp nêu lên những
 việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Từng cặp trình bày ý kiến – nhận xét.
- HS nhắc lại Y,TB,K,G
 Nhận xét
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV cho HS nêu vì sao phải giúp đỡ người khuyết tật. 
- Về ôn lại bài.
- Về chuẩn bị bài : “ Giúp đỡ người khuyết tật” ( tiết 2)
- Nhận xét .
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
Tổ trưởng Hiệu trưởng
 Tuần 27 Thứ tư ngày tháng 03 năm 2011
Tiết 27	 TÂP LÀM VĂN
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II ( tiết 10)
A. MỤC TIÊU: 
- Kiểm tra ( VIẾT) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa kì II ( nêu ở tiết 1)
B. CHUẨN BỊ:
- Đề kiểm tra
- HS: SGK TV 2
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Giới thiệu bài 
- Ôn tập, kiểm tra đọc.
2. Hướng dẫn làm bài.
 a/ Chính tả ( nghe – viết)
- Hướng dẫn học sinh kiểm tra viết chính tả:
- Cho học sinh bài chính tả ( 2-3 lần )
- Đọc cho học sinh viết bài Con vện 
 trang 81.
 - Viết xong , thu bài chấm.
 b. Làm văn 
 - Dựa vào câu hỏi gợi ý, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu) nói về một con vật mà em yêu thích.
- Cho học sinh làm bài vào giấy kiểm tra.
- Làm xong thu bài chấm.
- Nhận xét kết quả làm bài.
3. Cũng cố – dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài.
- Viết bài vào giấy kiểm tra.
- Làm bài vào giấy.
- Nộp bài. 

File đính kèm:

  • docAM + TLV + Đ Đ.doc