Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

A. Khởi động

- Hãy kể tên các thành viên trong gia đình và việc làm của của mọi ngư¬¬ời

- 2HS kể.

- GV cùng HS nhận xét.

B. Khám phá

1.Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Biết phân biệt các loại đồ dùng và tác dụng của chúng

*Mục tiêu: Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông th¬¬ường trong nhà; biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng ; Nhận biết đồ dùng trong gia đình.

*Cách tiến hành:

Bư¬¬ớc 1:Làm việc theo cặp.

- GV giao nhiệm vụ Quan sát tranh ở SGK tranh 26 và trả lời câu hỏi sau.

- Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. Chúng dùng để làm gì?

- HS thảo luận theo cặp

B¬¬ước 2: Làm cả lớp

- Một số nhóm trình bày tr¬¬ước lớp kết quả thảo luận.

- Một số nhóm trình bày.

- GV cùng HS nhận xét bổ sung.

Bư¬¬ớc 3: Làm việc theo nhóm.

- GV phát phiếu học tập, HS đọc yêu cầu : Những đồ dùng trong gia đình

- HS làm việc

B¬¬ước 4: Một số nhóm trình bày kết quả.

*GV kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

- Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng cuả mỗi gia đình củng có sự khác biệt.

Hoạt động 2: Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng trong nhà (13’)

*Mục tiêu: Biết sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.

- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (đặc biệt khi sử dụng đồ dùng dễ vỡ).

*Cách tiến hành:

B¬¬ước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4,5,6 trong SGK trang 27 và nói xem bạn trong từng hình đang làm gì? Việc đó có tác dụng gì?

- Khi sử dụng đồ dùng bằng gỗ (sứ, thuỷ tinh, .) bền đẹp ta cần chú ý điều gì?

- Khi sử dụng hoặc rửa dọn bát ( đĩa, ấm, chén .) chúng ta phải l¬ưu ý điều gì?

- Khi sử dụng đồ dùng bằng điện ta cần l¬ưu ý điều gì?

Bư¬¬ớc 2: Làm việc cả lớp

- Một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.

*GV kết luận : Muốn đồ dùng bền đẹp ta cần phải biết cách bảo quản và lau chùi thư¬¬ờng xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ ta cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận.

Hoạt động 3 . (3’) Liên hệ thực tế

- Các em đã làm gì để bảo quản các đồ dùng trong gia đình mình?

- HS kể

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- HS cùng GV hệ thống nội dung bài học

- Về nhà các em nhớ thực hiện tốt.

D. Hướng dẫn học ở nhà

- Về tìm thêm các đồ dùng trong gia đình và nêu tác dụng của nó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
 Toán 
 TÌM SỐ BỊ TRỪ
I.Mục tiêu
- Biết tìm x trong các bài tập dạng : x – a = b ( Với a, b là các số có không quá hai chữ số ) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và só trừ ).
- vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó .
- Các bài tập cần làm: Bài 1( a,b,d,e), bài 2( cột 1,2,3), bài 4. 
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 1( c,g), bài 2( cột 4,5), bài 3. 
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động 
- HS làm bảng con: 62 72 82
	 -- -- --
 17 55 46
- GV nhận xét.
B. Khám phá 
Hoạt động 1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 2.Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết: 
- GV gắn bảng: 1 tấm bìa 10 ô vuông và hỏi có mấy ô vuông? .(10)
- Sau đó GV cắt từ 10 ô vuông ra 4 ô vuông và hỏi: Còn mấy ô vuông ? (6).
- HS nêu phép tính. 10 - 6 = 4
- GV: 10 gọi là số bị trừ, 6 gọi là số trừ, 4 gọi là hiệu trong phép trừ.
- GV: Nếu xoá đi số bị trừ trong phép trừ trên thì làm thế nào để tìm ra số bị trừ ?
- GV giới thiệu: Ta gọi số bị trừ chưa biết là x, khi đó ta viết x - 4 = 6.
- HS nêu cách làm: x - 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
- HS nêu ghi nhớ: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS đọc ghi nhớ.
C .Thực hành: 
Bài 1: (HĐ cá nhân,cặp đôi)
 - Dành cho HS có năng khiếu: Bài c .
 B1. Cho HS nêu yêu cầu: (Tìm x). 
a. x - 4 = 8 b. x - 9 = 18 .
 x = 8 + 4 x = 18 + 9
 x = 12 x = 27
B2. HS nêu thành phần trong phép trừ và làm bảng con.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét,:
- HS làm vào vở câu. e, d 
B3. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả. 
Bài 2: (HĐ cặp đôi)
- Dành cho HS có năng khiếu (cột 4,5 ).
B1. HS nêu yêu cầu.(Viết số thích hợp vào ô trống). 
B2. HS thảo luận nhóm 2
Số bị trừ
11




Số trừ
 4
12
34
27
48
Hiệu

 9
15
35
46

B3.HS trả lời miệng, GV ghi kết quả. 
Bài 3: Dành HS có năng khiếu làm. 
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?
 - 2 5 - 4 6 
- HS nêu miệng ,GV nhận xét. 
Bài 4: ( HĐ cá nhân)
B1.HS đọc yêu cầu: C B
a. Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD
b. Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD cắt 
nhau tại một điểm. Hãy ghi tên điểm đó A D
B2. HS làm vào vở.
- GV nhận xét.
4.GV chữa bài nhận xét: (5’)
d.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
e. Hướng dẫn học ở nhà 
- Các em về nhà ôn tập thêm 
BUỔI CHIỀU 
Tự nhiên và xã hội
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu:
- Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
- Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Dành cho HS có năng khiếu : - HS có năng khiếu biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ, nhựa, sắt,.
II.Đồ dùng 
- Tranh SGK
- Một số đồ vật, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động 
- Hãy kể tên các thành viên trong gia đình và việc làm của của mọi người
- 2HS kể.
- GV cùng HS nhận xét.
B. Khám phá 
1.Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Biết phân biệt các loại đồ dùng và tác dụng của chúng
*Mục tiêu: Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà; biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng ; Nhận biết đồ dùng trong gia đình.
*Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo cặp.
- GV giao nhiệm vụ Quan sát tranh ở SGK tranh 26 và trả lời câu hỏi sau.
- Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. Chúng dùng để làm gì?
- HS thảo luận theo cặp
Bước 2: Làm cả lớp
- Một số nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận..
- Một số nhóm trình bày.
- GV cùng HS nhận xét bổ sung.
Bước 3: Làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập, HS đọc yêu cầu : Những đồ dùng trong gia đình
- HS làm việc
Bước 4: Một số nhóm trình bày kết quả.
*GV kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
- Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng cuả mỗi gia đình củng có sự khác biệt.
Hoạt động 2: Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng trong nhà (13’)
*Mục tiêu: Biết sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (đặc biệt khi sử dụng đồ dùng dễ vỡ).
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4,5,6 trong SGK trang 27 và nói xem bạn trong từng hình đang làm gì? Việc đó có tác dụng gì?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng gỗ (sứ, thuỷ tinh, .) bền đẹp ta cần chú ý điều gì?
- Khi sử dụng hoặc rửa dọn bát ( đĩa, ấm, chén.) chúng ta phải lưu ý điều gì?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng điện ta cần lưu ý điều gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
*GV kết luận : Muốn đồ dùng bền đẹp ta cần phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ ta cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận.
Hoạt động 3 . (3’) Liên hệ thực tế 
- Các em đã làm gì để bảo quản các đồ dùng trong gia đình mình?
- HS kể
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS cùng GV hệ thống nội dung bài học
- Về nhà các em nhớ thực hiện tốt.
D. Hướng dẫn học ở nhà 
- Về tìm thêm các đồ dùng trong gia đình và nêu tác dụng của nó. 
 -----------------------------------------------------------
 Tự học
ÔN LUYỆN KIẾN THỨC 
 I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
II. Các hoạt động dạy - học: 33’
A. Mở đầu: 
- GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện đọc : Bài “ Sự tích cây vú sữa”
+ Đọc trong nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
*Nhóm 2: Luyện từ và câu.
Bài 1: ( HĐ cá nhân, cặp đôi) Viết tên các đồ vật dùng trong nhà mà em biết và tác dụng của đồ vật trong gia đình . 
..........................................................................................
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn. 
- HS làm bài.
Bài 2 : Ghi lại lời an ủi của em với ông(bà)
a) Khi vườn rau bà trồng bị gà phá. .
..................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Khi con sáo của ông bị chết.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Nhóm trưởng báo cáo.- GV đánh giá.
*Nhóm 3: Dành HS năng khiếu.
Bài 1: (HĐ cá nhân) . Ghi lại 2, 3 câu tỏ rõ sự quan tâm của em với ông(hoặc bà ) khi em đến thăm ông (bà) bị sốt phải nằm viện.
Bài 2: (HĐ cá nhân) .Viết một đoạn văn ngắn từ 4 – 5 câu kể về người thân. 
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
C. Cũng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN NÓI LỜI CHIA BUỒN, AN ỦI
Mục tiêu:
Biết nói lời an ủi, động viên trong các tính huống khác nhau, biết vận dụng vào thực tế mang lại hiệu quả. 
.- Rèn kĩ năng tự xử lí tình huống, kĩ năng giao tiếp. 
Đồ dùng dạy học: Các phiếu để bốc thăm. 
Các hoạt động dạy học: 
Khởi động: 
Cho học sinh hát bài hát : Lớp đoàn kết 
Bài tập : 
Hoạt động 1: Đóng tình huống để nói lời chia buồn, an ủi. 
Giáo viên chia lớp thành 3 tổ. Mỗi tổ sẽ bốc thăm các tình huống cô ghi trong phiếu thăm. 
Bà của bạn bị đau chân không đi lại được. Em đến chơi thấy bà buồn em sẽ nói thế nào với bà? ..
Bạn Lan bị điểm kém. Em sẽ nói thế nào với bạn để bạn không buồn và cố gắng học tập. .
Bạn Lan đang buồn vì bạn bị mất quyển truyện mà mẹ bạn mua cho nhân dịp sinh nhật. Em sẽ nói với bạn.
Các tổ nhận tình huống của tổ mình và đóng phân vai nói lời trong các tính huống. 
Giáo viên nhận xét. 
Hoạt động 2: Nói lời chia buồn, an ủi trong các tình huống sau ( Làm việc cá nhân vào vở) 
Bạn Châu đang buồn vì nhà bạn sắp phải chuyển đi xa. Em sẽ nói..
Con chó nhà bà cụ hàng xóm bỏ đi. Bà rất buồn.Em sẽ nói với bà..
Cây hoa của mẹ em bị kẻ trộm đánh cắp, mẹ rất buồn. Em sẽ nói với mẹ
Hoạt động 3: Vận dụng thực tế ( Học sinh làm bảng con) 
 Em hãy kể thêm các tình huống trong thực tế mà em đã sử dụng lời chia buồn, an ủi. 
Học sinh viết vào bảng con các tình huống 
Người được nhận lời an ủi, động viên có thái độ thế nào? 
Giáo viên nhận xét. 
Củng cố, dặn dò 
Các em nhớ vận dụng lời nói chia buồn, an ủi đúng lúc và đúng mục đích. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan