Giáo án lớp 2 - Tuần 08 Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

Giáo án lớp 2 - Tuần 08 Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

Giáo án lớp 2 - Tuần 08 Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

doc28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 08 Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ HĐ của người trong từng tranh rồi ghi vào vở BT.
- Một số HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt và viết nhanh những từ đúng lên bảng: 
+ Tranh 1: đọc hoặc đọc ( sách ), xem ( sách ).
+ Tranh 2: viết hoặc viết ( bài ), làm ( bài ).
+ Tranh 3: nghe hoặc nghe ( bố nói ), giảng giải, chỉ bảo, ...
+ Tranh 4: nói hoặc trò chuyện, kể chuyện.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS: Khi kể ND mỗi tranh phải dùng các từ chỉ HĐ mà em vừa tìm được. 
- HS làm mẫu, nói theo tranh 1. 
- HS tự làm bài vào vở, 4 HS lên bảng viết - mỗi em đặt 1 câu cho 1 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài:
+ Bạn gái đang chăm chú đọc sách.
+ Bạn trai đang chăm chú viết bài.
+ Bố đang giảng bài cho con.
+ Hai bạn gái đang trò chuyện với nhau.
+ Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài, GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND BT lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, chọn từ chỉ HĐ thích hợp để điền vào chỗ trống của mỗi câu.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những TN đúng:
a) Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
b) Cô giảng bài rất dễ hiểu.
c) Cô khuyên chúng em chăm học.
. GV củng cố, khắc sâu cách sử dụng vốn từ chỉ HĐ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND luyện tập trong tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tìm thêm các từ chỉ HĐ học tập, VN, TT, ... ; tập đặt câu với mỗi từ đó.
 ______________________________________________________
Tiết 2 +3: TOÁN (*)
 LUYỆN TẬP: CỘNG QUA 10.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về các phép cộng qua 10 các dạng đã học có kèm đơn vị kg và giải toán có liên quan tới phép cộng qua 10.
- HS làm các bài tập chính xác. 
- HS say mê học toán .
II.CHUẨN BỊ :
- Vở, phiếu BT, bảng con...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* HĐ 1:GV cho HS làm một số bài toỏn về phộp cộng qua 10
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 36 + 15 56 + 9 59 + 26 46 + 27 37 +18 57 + 26 
- HS nêu yêu cầu BT. HS nêu cách đặt tính và kĩ thuật tính. HS làm bài vào phiếu BT, 1 HS làm trên bảng. GV thu phiếu chấm, n/x.
- HS dưới lớp + GV n/x, chữa bài trên bảng. 
- Củng cố cộng qua 10.
 Bài 2:Tính. 
 9kg + 3kg = 15kg + 6kg = 37kg + 8kg = 49kg + 5kg = 
-HS nêu y/c BT. HS nêu cách làm tính có kèm theo đơn vị đo kg. 
-HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài. GV + HS n/x, chốt lại KQ đúng.
- Củng cố cho HS làm tính có kèm theo đơn vị kg.
 Bài 3: Giải toán.
 Bao gạo nặng 25 kg. Bao ngô nặng 36 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam ?
- HS đọc đề bài. GVHDHS phân tích đề toán. 
- Cả lớp tóm tắt và giải vào vở. 1HS lên bảng chữa bài. GV + HS n/x, chữa bài trên bảng.
- Củng cố về giải toán có kèm theo đơn vị kg.
 Bài 4: 
a) Bố 45 tuổi. Ông hơn bố 37 tuổi. Hỏi ông bao nhiêu tuổi?
b) Lan gấp được 15 bông hoa, Lan gấp được ít hơn Hoa 7 bông hoa. Hỏi Hoa gấp được bao nhiêu bông hoa ?
- HS nêu dạng toán, tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở. 1 HS làm trên bảng.
- GV chữa bài . Củng cố giải toán về nhiều hơn.
+ Bài 5: Một cửa hàng bán được 56 kg gạo tẻ và 24 kg gạo nếp. Hỏi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu kg gạo ?
- GV Củng cố KN thực hành giải bài toán về tính tổng của hai số hạng
+ Bài 6 : Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Lớp 2B : 27 bạn.
Lớp 2A nhiều hơn lớp 2B: 3 bạn.
Lớp 2A : ... bạn ?
- GV củng cố KN thực hành giải toán về nhiều hơn.
2.Củng cố, dặn dò.
- GV củng cố ND - KT cơ bản bài học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực. Nhắc HS xem lại bài.
 ___________________________________________
 Ngày soạn: 19 - 10 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 - 10 - 2017
 Buổi sáng:
 Tiết 1: CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT) 
 BÀN TAY DỊU DÀNG.
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả Bàn tay dịu dàng; trình bày đúng đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài. Hiểu và làm đúng các BT theo yêu cầu.
- Rèn cách trình bày đoạn văn có dấu chấm xuống dòng, viết hoa đúng tên riêng.
- HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
- Phấn màu, bảng phụ, ...
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng, dưới lớp viết ở bảng con: 
 con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập; dè dặt, giặt quần áo. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết.
- GV đọc một lần bài viết - 2 HS i đọc lại - Cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả: + An buồn bã nói với thầy giáo điều gì ?
+ Khi biết An chưa làm BT thái độ của thầy giáo như thế nào ?
- HS đọc thầm bài, nêu nhận xét: + Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ?
+ Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào ?
- HS tự tìm những tiếng khó, tập viết ở bảng con. GV lưu ý một số chữ HS dễ lẫn: trìu mến, thì thào.
- GV đọc cho HS nghe - viết bài vào vở. Lưu ý HS về cách trình bày bài.
- GV đọc cho HS soát lại, HS tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết lại từ đúng ra lề vở.
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - 1 HS đọc yêu cầu của BT .
- GV tổ chức cho HS thi tìm các từ có tiếng mang vần ao, au dưới hình thức tiếp sức theo nhóm ( GV chia lớp thành 3 nhóm theo đơn vị tổ - mỗi nhóm cử 5 em tham gia thi ).
- Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng là thắng cuộc.
+ BT 3 ( a ): - GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài, GVHD mẫu, sau đó gợi ý để HS tự đặt câu theo yêu cầu.
- HS chữa bài trên bảng, GV cùng HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt, chữ viết có tiến bộ.
- Nhắc HS phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế khi viết bài chính tả. Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt, viết lại.
 _________________________________________________
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Rèn KN nhận biết và sử dụng các từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật; KN sử dụng dấu phẩy trong câu.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ ghi BT 2, 3 ( SGK - 67 ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng điền các từ chỉ HĐ vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
+ Cô Hà ....... môn Toán.
+ Lớp 2A lao động .... sân trường.
+ Cô Huế ..... bài rất hay.
+ Bạn Nga ... chính tả.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập từ chỉ hoạt động, trạng thái.
GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 67 ).
+ Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV ghi bảng + kết hợp giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài: Tìm những từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu đã cho. 
- HS nói tên các con vật, sự vật trong mỗi câu. 
- GV nhắc HS chú ý tìm đúng các từ chỉ HĐ ( của loài vật ), trạng thái ( của sự vật ) trong từng câu.
- Một số HS phát biểu - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
 a) ăn b) uống c) toả.
+ Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài + Gắn bảng phụ ghi sẵn BT lên bảng. 
- Cả lớp đọc thầm lại bài đồng dao, suy nghĩ, điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống.
- HS làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- HS nhận xét, chữa bài. Thứ tự đúng các từ cần điền: Đuổi; Giơ, nhe; chạy; luồn.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao đã điền từ đúng.
* HĐ 2: Luyện tập về sử dụng dấu phẩy.
GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - T.67 ).
- HS đọc yêu cầu của bài ( đọc liền 3 câu văn thiếu dấu phẩy, không nghỉ hơi ). 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng.
- HS đọc thầm lại cả 3 câu văn. GV gợi ý, HDHS:
Chẳng hạn với câu ( a ): 
+ Trong câu có mấy từ chỉ HĐ của người ? Các từ ấy trả lời cho câu hỏi gì ?
 ( 2 từ: học tập và lao động; trả lời CH: Làm gì ? )
+ Để tách hai từ cùng trả lời CH " Làm gì" trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào ?
 ( Giữa học tập tốt và lao động tốt ).
- Cả lớp và làm tiếp các câu còn lại .
- 2 HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài:
+ Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
+ Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến HS.
+ Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
* Bài 4 ( HS làm thêm nếu còn tg ): 
 Tìm thêm 4 - 5 từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật rồi đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND đã luyện tập trong tiết học. GV củng cố, khắc sâu KT về từ chỉ HĐ, trạng thái; dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tìm thêm các từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật; tập đặt câu với mỗi từ đó.
 Tiết 3: TOÁN
 T.39: LUYỆN TẬP.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Giúp HS ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100; Biết giải bài toán có một phép cộng.
- Rèn KN tính nhẩm và giải bài toán bằng một phép cộng.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- HS: Bảng con, phấn, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc TL các bảng cộng: 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
 Gv tổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 3, 4 ( SGK - T.39 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS làm miệng, tính nhẩm rồi nêu KQ.
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét về đặc điểm các phép tính cộng trong từng cột tính để HS tự nhận ra: 
a) " Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi "
b) Trong phép cộng, nếu một số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm ( hoặc bớt đi ) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm ( hay bớt đi ) bằng ấy đơn vị.
- GV củng cố tính chất của phép cộng.
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách thực hiện phép tính.
- HS làm vào vở, một số HS lên bảng làm bài rồi chữa bài. 
- GV hỏi thêm HS để củng cố về tên gọi thành phần và KQ của mỗi phép tính.
- GV củng cố cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
+ Bài 4: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán: Tìm tổng của 2 số hạng -> nêu cách giải.
- HS tự ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài - GV củng cố cách giải bài toán bằng một phép tính cộng.
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu còn tg ):
- HS làm bảng lớp và bảng con. 
- GV giúp HS nhận ra: 
 8 + 4 + 1 cũng bằng 8 + 5 ( vì tổng đều bằng 13 hoặc vì 4 + 1 = 5 ).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại ND từng BT.- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
 _____________________________________________________
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 ĂN UỐNG SẠCH SẼ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn, uống sạch sẽ; ăn, uống sạch sẽ sẽ phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột. 
- HS nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm, nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện.
- HS có ý thức: ăn, uống sạch sẽ để phòng bệnh về đường ruột.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ trong SGK trang 18; 19.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV cho cả lớp khởi động hát bài Thật đáng chê.
- Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Làm việc với SGK và thảo luận: Phải làm gì để ăn sạch ?
+ Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch.
+ Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi: Ai có thể nói được để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì ?
. GV yêu cầu mỗi HS nêu một ý và ghi nhanh ý kiến của các em lên bảng.
. GV chốt lại toàn bộ các ý kiến vừa nêu ra.
- Tiếp theo, GV cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK - T.18 và tập đặt câu hỏi và TL để khai thác các KT qua hình vẽ:
. H.1: Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh ?
. H.2: Rửa quả như thế nào là đúng ?
. H.3: Bạn gái trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì ? Kể tên một số quả trước khi ăn cần gọt vỏ.
. H.4: Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn ?
. H.5: Bát, đũa, thìa trước và sau khi ăn phải làm gì ?
- Đại diện một số nhóm lên trình bày KQ quan sát và phân tích tranh.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo, GV cho HS thảo luận câu hỏi sau: Để ăn sạch, bạn phải làm gì ?
- Một số HS nêu ý kiến.
- GVKL: Để ăn sạch, chúng ta phải:
. Rửa tay sạch trước khi ăn.
. Rửa sạch rau, quả và gọt vỏ trước khi ăn.
. Thức ăn phải đậy cẩn thận, không để ruồi, gián, chuột, ... bò hay đậu vào.
. Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
* HĐ 2: Làm việc với SGK và thảo luận: Phải làm gì để uống sạch ?
+ Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch.
+ Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Từng nhóm trao đổi và nêu những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc ưa thích.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Cả lớp nhận xét:
. Loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống, vì sao ?
- GV giúp HS phân tích:
. Nước mát, nước đá như thế nào là sạch và không sạch ?
. Nước mưa, kem, nước mía như thế nào là hợp vệ sinh ?
- Tiếp theo, GV cho HS quan sát hình 6, 7, 8 ( SGK - 19 ) và nêu nhận xét: Bạn nào uống hợp vệ sinh ? Bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại: Nước uống đảm bảo VS là nước được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, nước đun sôi để nguội.
Ở vùng nước không được sạch cần được lọc theo HD của y tế và nhất thiết phải được đun sôi trước khi uống.
* HĐ 3: Thảo luận về ích lợi của ăn, uống sạch sẽ.
+ Mục tiêu: HS giải thích được tại sao phải ăn uống sạch sẽ.
+ Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: 
- Từng nhóm thảo luận CH: Tại sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ ? GV có thể gợi ý cho HS nêu VD về tác hại của việc ăn uống mất vệ sinh.
- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
- GVKL: ăn uống sạch sẽ sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như: đau bụng, ỉa chảy, giun sán, ... .
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu những việc cần làm để đảm bảo ăn, uống sạch sẽ. Việc ăn, uống sạch sẽ có ích lợi gì ?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS thực hiện ăn, uống sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ tốt.
 Ngày soạn: 20 - 10 - 2017.
 Ngày dạy: Thứ sáu / 27 - 10 - 2017. 
 Buổi sáng:
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN 
 MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. 
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản; trả lời được câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo ) lớp 1 của em; Viết được khoảng 4 - 5 câu nói về cô giáo ( thầy giáo ) lớp 1.
- Rèn luyện KN nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị; KN trả lời câu hỏi, viết đoạn văn ngắn về cô giáo ( thầy giáo ).
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác ), KN hợp tác ( chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ), ra quyết định ( biết lựa chọn tình huống thích đáng để nói mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị ), tự nhận thức về bản thân ( nhận biết được mối quan hệ với người tham gia giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô phù hợp ) và lắng nghe phản hồi tích cực.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ viết các tình huống ( BT 1 ) và các câu hỏi ( BT 2 ) - SGK.
- Các PP/ KT dạy học: PP trải nghiệm, thảo luận nhóm - chia sẻ thông tin, đóng vai.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS viết lại thời khoá biểu hôm trước của lớp em.
- 2, 3 HS đọc tên các bài TĐ và số trang theo thứ tự trong mục lục Tuần 7.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1( SGK ).
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GVHD 2 HS thực hành theo tình huống 1 (a): 1 HS đóng vai bạn đến chơi nhà; 1 HS khác nói lời mời bạn vào nhà.
 VD: HS 1: Chào cậu./ Chào Thanh. / Nhà bạn nhiều cây quá !
 HS 2: A, Loan ! Bạn vào chơi. / Ôi, Loan đấy à ? Bạn vào đây.
- Từng cặp HS thực hành theo mẫu.
- HS thi nói theo từng tình huống. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV lưu ý HS: cần cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác, biết lựa chọn tình huống thích đáng để nói mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, cần biết được mối quan hệ với người tham gia giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô phù hợp.
* HĐ 2: Luyện tập kể ngắn theo câu hỏi.
GV tổ chức, HDHS làm BT 2, 3 ( SGK ):
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời. 
- GV cùng HS nhận xét.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề bài. 
- GV nhắc HS chú ý: Viết lại những điều em vừa kể ở BT 2 thành lời văn sao cho trôi chảy, dùng từ, đặt câu đúng.
- HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ những HS viết chậm.
- HS đọc trước lớp đoạn văn. GV cùng cả lớp nhận xét. Chấm điểm những bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại ND đã luyện tập trong tiết học.
- GV nhận xét tiết học, Tuyên dương những HS tích cực học tập.
 Tiết 3: TOÁN
 T.40: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100; biết cộng nhẩm các số tròn chục và giải bài toán với một phép cộng có tổng bảng 100. 
ổngèn kĩ năng thực hành làm tính và giải bài toán với các phép cộng có tổng bằng 100.
- HS chủ động, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- HS: Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: HDHS tự thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- GV nêu phép cộng: 83 + 17 = ?
- HS tự đặt tính, làm trên bảng con.
- HS nêu cách làm, GV ghi bảng + HDHS cách đặt tính và viết tổng:
 83 . 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
 + 17 . 8 cộng 1 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
 100
 83 + 17 = 100.
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS làm bài ở bảng con.
- GVtổ chức cho HS chữa bài - Một số HS nêu cách làm.
- Củng cố cách thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS tính nhẩm theo mẫu.
- HS tự làm bài: nhẩm theo mẫu rồi ghi kết quả của từng phép tính. 
- GV củng cố cách cộng nhẩm các số tròn chục. 
+ Bài 4: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán -> nêu cách giải.
- HS tự làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV củng cố cách giải Bài toán về nhiều hơn với một phép cộng có tổng bằng 100.
+ Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài.
- Một số HS nêu miệng KQ và giải thích cách làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
Tiết 4 SINH HOẠT 
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - HS thấy rõ được các ưu khuyết điểm của bản thân, của bạn, của lớp về việc thực hiện hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng hoạt động của tuần tới. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt, quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp. 
II. CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
Chuẩn bị văn nghệ
III. TIẾN TRÌNH
1.Trưởng ban đối ngoại giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành.
2.Ban văn nghệ điều hành văn nghệ, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt.
3. Chủ tịch HĐTQ điều hành buổi sinh hoạt lớp
a) Chủ tịch HĐTQ thông qua nội dung chương trình buổi sinh hoạt lớp:
- Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ của các bạn trong tuần và nêu phương hướng HĐ cho tuần sau.
- 2 phó chủ tịch HĐTQ nhận xét về ban mình phụ trách.
- Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung
- GV nhận xét, KL và đề ra phương hướng cho hoạt động tuần sau.
b) Chủ tịch HĐTQ mời các thành viên lên nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc. 
c) Chủ tịch HĐTQ mời GV nhận xét chung
4. Sinh hoạt văn nghệ:
5. GV nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của lớp trong tuần 
- GV t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_08_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_huyen_tru.doc
Giáo án liên quan