Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim

Thứ Năm ngày 17 tháng 09 năm 2020

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( TIẾT2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- HS biết được thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình, dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ.

- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Phiếu tự đánh giá.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MỞ ĐẦU ( 5p)

* Hoạt động chung cả lớp:

- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát về gia đình: Cả nhà thương nhau.

- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:

+ Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?

+ Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?

=> GV dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói đến ba thành viên trong gia đình: ba, mẹ, con và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu gia đình bạn Hà, bạn An và cùng chia sẻ về gia đình mình.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát các hình ở trang 9 (SGK) để trả lời các câu hỏi: 
+ Gia đình bạn Hà, bạn An có những ai? 
+ Họ đang làm gì và ở đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được: 
+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và bạn Hà. Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên.
+ Gia đình bạn An có ông, bà, bố, mẹ, bạn An và em gái. Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.
- HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác sự thể hiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ: 
+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An có vui vẻ, yêu thương nhau không? 
+ Hành động nào thể hiện các thành viên yêu thương và quan tâm nhau?
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về gia đình mình) ( 17P)
* Mục tiêu
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau. 
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình. 
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về bản thân: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu, 
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau: 
+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai? 
+ Trong những lúc nghỉ ngơi, gia đình bạn thường làm gì? Những lúc đó, bạn cảm thấy thế nào?  
- HS làm câu 2 của bài 1 ( VBT).
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS giới thiệu về bản thân.
- Một số HS khác giới thiệu về gia đình mình.
- Các HS khác sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 
Bước 3: Làm việc nhóm
- HS làm câu 1 của Bài tập 1 (VBT).
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm tranh vẽ hoặc ảnh về gia đình mình trong lúc nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau để thấy sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. 
- HS sẽ dán tranh ảnh của mình vào bảng phụ của nhóm.
-	 Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian).
Thứ Tư ngày 16 tháng 09 năm 2020
 Đạo đức
 CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 1: EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Băng đĩa CD có bài hát “Đi học”- Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
- Một bản nội quy nhà trường.
- Hộp mực các màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím, để HS thực hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG( 3P)
- HS tập hát bài “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ họa.
- Thảo luận lớp:
+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?
+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?
- GV giới thiệu bài mới.
KHÁM PHÁ
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường( 15P)
	* Mục tiêu
- HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy.
	* Cách tiến hành 
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4 SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?
- Một số HS nêu ý kiến cá nhân.
- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy của nhà trường.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?
- HS nêu ý kiến.
- GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.
	Lưu ý:
- Nội quy các trường có thể khác nhau, nên GV cần phải dựa vào bản nội quy của trường mình để giải thích, giới thiệu cho HS.
- Đây là bài đầu tiên của lớp 1 nên phần lớn HS trong lớp chưa biết đọc. Do vậy, sau khi một vài HS trả lời câu hỏi, GV nên chỉ vào bản nội quy của nhà trường và giới thiệu nội dung cá quy định cho HS nắm được.
2. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi( 15P)
	* Mục tiêu
- HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
	* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4, 5.
- GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.
+ Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.
+ Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.
+ Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.
+ Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.
+ Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.
+ Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.
+ Tranh 7: Bạn nam xé vở để gấp máy bay.
+ Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
(1) Bạn nào thực hiện đúng nội quy?
(2) Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?
(3) Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV mời một số nhóm lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận:
+ Các bạn trong tranh 2, 4, 6 thực hiện đúng nội quy.
+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.
+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
TỔNG KẾT BÀI HỌC ( 2P)
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Nội quy trường, lớp học là những quy định để giúp học sinh tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nối quy và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- GV cho HS cùng đọc theo GV lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 6.
- GV yêu cầu 2-3 HS nhắc lại lời khuyên.
- GV nhận xét,đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
TIÊNG VIỆT
 BÀI 1: a- c ( Tiết 2,3)
 I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính”: ca
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm (hoặc được GV hướng dẫn phát âm) và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, c trong bộ chữ.
- Viết đúng được chữ cái a, c và tiếng ca.
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở luyện viết 1, tập 1.
- Bộ đồ dùng TV lớp Một
- Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 2
4. Luyện tập
	4.1 Mở rộng vốn từ ( 10p)
	a) Xác định yêu cầu của BT 3 SGK/6
- HS nhìn vào tràn 6 nghe GV đọc yc của bài. 
- Gv mở học liệu cho học sinh quan sát
- Cho học sinh thực hiện nhóm 2
	b) Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình, mời 1 HS nói tên từng con vật, sự vật: gà, cá, cà, nhà, thỏ, lá.
- GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh nói tên từng sự vật.
- HS làm việc nhóm 2, nối a với hình có chứa tiếng có âm a trong VBT.
	c) Tìm tiếng có âm a: 
- GV làm mẫu: cha,la.1 HS làm mẫu, HS dưới lớp thực hiện theo dãy bàn.
	d) Báo cáo kết quả
- GV chỉ từng hình, mời 1 HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình bất kỳ, mời 1 tổ HS báo cáo kết quả.
- Chốt lại: GV chỉ từng hình trình chiếu học liệu, cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.
	* GV có thể đố HS tìm thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm a. ( VD: cha, chả, na, )
	4.2 Mở rộng vốn từ ( 10p)(BT : Tìm tiếng có âm c). ( Tổ chức vui, nhanh).
	a) Xác định yêu cầu đề bài.
- GV đọc yêu cầu đề bài cho HS nghe	
	b) Nói tên sự vật
- GV chỉ theo thứ tự hình, 1 HS nói yên từng sự vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá. Nếu HS không biết tên con vật, sự vật thì GV nói cho HS nói theo.
- GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh nhắc lại tên từng sự vật (nói nhỏ). (GV giải nghĩa từ cú: loài chim ăn thịt, kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn, rất tinh.)
- HS làm việc độc lập, nối c với hình chứa tiếng có âm c trong VBT.
	c) Báo cáo kết quả
- GV chỉ từng hình, mời 2 HS báo cáo kết quả.
+ GV chỉ hình 1, 3, 4, 6 HS vừa đọc vừa vỗ tay 
+ GV chỉ hình 2, 5 HS đọc, không vỗ tay.
- GV chốt lại: Gv chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh, vỗ tay khi nói tiếng có âm c.
* Có thể yêu cầu HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm c.
	4.3 Tìm chữ a, chữ c ( 10P)
	a) Giới thiệu chữ a, chữ c
- GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c. 
- GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa 
	b) Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ
- GV chiếu hình minh họa BT 5; giới thiệu tình huống trong SGK: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Mỗi HS trong lớp cần đi tìm chữ a, chữ c.
- HS tìm chữ a trong bộ chữ: 
+ HS tìm chữ a, cài lên bảng.
+ Cả lớp giơ bảng, một vài HS đứng trước lớp, giơ bảng, nói kết quả: a.
+ GV kiểm tra, khen thưởng HS làm đúng.
+ Cả lớp nhắc lại: a.
- HS tìm chữ c trong bộ chữ, cài lên bảng cài theo cách tương tự.
- Có thể tổ chức hoạt động theo hình thức khác: HS làm việc độc lập, khoanh tròn chữ a, chữ c trong VBT.
	 Tiết 3
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang vừa học: các chữ a, c, tiếng ca; đánh vần, đọc trơn: cờ - a – ca; nói lại tên các sự vật, con vật (BT 3,4).
	4.4 Tập viết (bảng con – BT 6)
	a) Chuẩn bị( 5P)
- HS lấy bảng con để chuẩn bị tập viết.
- GV hướng dẫn HS cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn, khoảng cách từ mắt đến bảng (khoảng 25 – 30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ấm để tránh bụi.
	b) Làm mẫu( 10p)
	- Cho học sinh xem video hướng dẫn viết trên phần mề học liệu
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c. GV ghi bảng, cả lớp đọc. 
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô ly phóng to vừa hướng dẫn quy trình. Dạy chữ c trước vì nét viết đơn giản hơn chữ a.
+ Chữ c: cao 2 ô ly, rộng 1,5 ô ly, GV hướng dẫn kỹ điểm đặt bút và điểm dừng bút.
+ Chữ a: cao 2 ô ly, rộng 1,5 ô ly, gồm 2 nét ( 1 nét cong kín và nét móc ngược).
+ Tiếng ca: viết chữ c trước, chữ a sau, chú ý nét móc nối giữa chữ c và chữ a.
	c) Thực hành viết( 10p)
- HS viết các chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ. 
- HS tập viết trên bảng con chữ c, a (2- 3 lần). 
	d) Báo cáo kết quả( 5p)
- HS giơ bảng. GV mời 3 – 4 HS giới thiệu bài viết trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS xóa bảng, viết tiếng ca ( 2 – 3 ) lần. HS giơ bảng. Cả lớp và GV nhận xét.
	5. Củng cố, dặn dò( 5P)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học; khen ngợi, biểu dương HS.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 5 cùng người thân; xem trước bà 2 (cà, cá).
- Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
TẬP VIẾT
 SAU BÀI 1
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Tô đúng, viết đúng các chữ a, c và tiếng ca – chữ viết thường, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- Vở luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1. Giới thiệu bài: ( 5p)
	GV hướng dẫn HS nhận mặt các chữ cái a, c và tiếng ca; hiểu yêu cầu của bài học; tập tô, tập viết vào vở Luyện viết các chữ a, c và tiếng ca cỡ to. 
	2. Khám phá( 15p)
- GV giới thiệu chữ và tiếng làm mẫu: c, a , ca.
- Gv chiếu học liệu
- Cả lớp nhìn bảng, đọc.
- GV hướng dẫn đặc điểm, cấu tạo, cách viết rồi viết mẫu (kết hợp nhắc lại cách viết):
+ Chữ c: cao 2 ly, rộng 1,5 ô ly.
+ Chữ a: cao 2 ô ly, rộng 1,5 ô ly.
+ Tiếng ca: chữ c viết trước, chữ a viết sau. Chú ý không viết rời từng chữ c, a mà có nét nối từ chữ c sang chữ a.
	3. Luyện tập ( 13p)
- HS mở vở Luyện viết và tô các chữ cái đã hướng dẫn. GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng, viết đúng quy trình; khuyến khích HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài; khen ngợi những HS viết đúng quy trình, viết nhanh, dãn cách hợp lý giữa các con chữ.
* GV có thể cho HS viết làm 2 đợt: Sau khi nghe thầy cô hướng dẫn, tập tô, tập viết các chữ c, a, HS dừng bút, nghỉ tay, nghe GV hướng dẫn cách viết tiếng ca, rồi tô, viết tiếng ca, viết phần Luyện tập thêm.
	4. Củng cố, dặn dò( 2p)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết về nhà tiếp tục luyện viết.
Thứ Năm ngày 17 tháng 09 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( TIẾT2)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- HS biết được thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình. 
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình, dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ. 
- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Phiếu tự đánh giá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MỞ ĐẦU ( 5p)
* Hoạt động chung cả lớp: 
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát về gia đình: Cả nhà thương nhau.
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:
+ Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?
+ Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?
=> GV dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói đến ba thành viên trong gia đình: ba, mẹ, con và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu gia đình bạn Hà, bạn An và cùng chia sẻ về gia đình mình. 
2. Công việc nhà và chia sẻ công việc nhà
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI( 15p)
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn Hà.
	* Mục tiêu
- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình bạn Hà.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về công việc nhà của các thành viên trong gia đình. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quan sát các hình ở trang 10 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
+ Hình vẽ những thành viên nào trong gia đình bạn Hà?
+ Từng thành viên đó đang làm gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:
+ Hình vẽ bố, mẹ, Hà và anh trai.
+ Bố đang cắm cơm, mẹ đi chợ về, Hà lau bàn, anh trai lau nhà. 
- HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác cảm nhận của các thành viên khi tham gia làm việc nhà. Ví dụ: Em thấy bạn Hà có vui vẻ khi tham gia làm việc nhà không? Tại sao em cho là như vậy? 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG( 15p)
4. Hoạt động 4: Giới thiệu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình em
	* Mục tiêu
- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình mình.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về công việc nhà của các thành viên trong gia đình.	
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau:
+ Trong gia đình bạn, ai thường tham gia làm việc nhà? 
+ Hãy kể về công việc nhà của từng thành viên ( bố/ mẹ/ anh/ chị ).
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các HS còn lại sẽ nhận xét phần trình bày của các bạn.
- HS trả lời câu hỏi của GV: Vì sao các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ việc nhà? GV hướng HS đến thông điệp: “ Cùng chia sẻ việc nhà là thể hiện sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình”. 
III. Cũng cố dặn dò:
Gv dặn học sinh về nhà thực hiện, trả lời các câu hỏi sau
+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì? 
+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc nhà? 
 	TIẾNG VIỆT
 BÀI 2: cà - cá
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc.
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nhìn hình minh họa, phát âm, tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc.
- Viết đúng các tiếng cà, cá.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- 2 bộ thẻ chữ.
2. Học sinh
- SGK, Vở luyện viết 1, tập 1.
- Bộ đồ dùng TV lớp Một
- Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
	A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5P)
- GV viết lên bảng các chữ a, c và tiếng ca; chỉ chữ, mời 3 – 4 HS đọc; sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- GV đọc cho cả lớp viết bảng con tiếng ca; mời 3 – 4 HS viết đúng và đẹp, giơ bảng trước lớp, mỗi em tự đọc chữ mình viết. Cả lớp đọc lại. GV nhận xét. 
	B. DẠY BÀI MỚI
	1. Giới thiệu bài( 2p)
- GV chiếu lên bảng tên bài cà, cá; giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ làm quen với 2 thanh của tiếng Việt là thanh huyền, thanh sắc; học đọc tiếng có thanh huyền, thanh sắc: cà, cá.
- GV chỉ từng tiếng cà, cá. HS (cá nhân, cả lớp): cà, cá.
	2. Chia sẻ và khám phá (Dạy kỹ, chắc chắn) ( 20p)
	2.1 Dạy tiếng cà
	a) Chia sẻ (BT 1: Làm quen)
- GV đưa lên bảng lớp hình quả cà: chỉ hình, hỏi: Đây là quả gì? (Quả cà).
- GV viết lên bảng tiếng cà, nói: cà. HS (cá nhân, cả lớp): cà.
	b) Khám phá
- Phân tích tiếng cà
+ GV che dấu huyền ở tiếng cà, hỏi: Ai đọc được tiếng này? 1 HS đọc: ca. Cả lớp: ca.
+ GV chỉ vào tiếng cà, nói: Đây là 1 tiếng mới. So với tiếng ca các em đã học, tiếng này có gì khác? ( Tiếng này có thêm dấu).
+ GV: Đó là dấu huyền. GV đọc: cà. HS ( cá nhân, cả lớp): cà. 
+ GV chỉ tiếng cà, hỏi: Tiếng cà gồm có những âm nào, thanh nào? HS: Tiếng cà gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu huyền đặt trên chữ a. 1 -2 HS nhắc lại. Cả lớp nhắc lại.
- Đánh vần tiếng cà.
+ GV: Hôm trước, các em đã biết đánh vần tiếng ca. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu huyền, ta đánh vần như thế nào? HS: ca – huyền – cà.
+ GV cùng cả lớp vừa đánh vần vừa thể hiện bằng động tác tay
( cà – ca – huyền – cà).
+ GV mời 2 HS; sau đó mời 1 tổ, cả lớp làm lại – vừa đánh vần, vừa vỗ tay.
+ GV: Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng ca với tiếng cà làm 1 cho gọn. GV giới thiệu mô hình tiếng cà; chỉ từng ký hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng: cờ - a – ca – huyền – cà.
+ HS ( cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - a – ca – huyền – cà.
	2.2 Dạy tiếng cá ( tương tự tiếng cà)
- GV chỉ hình con cá hỏi: Đây là con gì? (con cá)
- GV đưa lên bảng tiếng cá. HS (cá nhân, cả lớp): cá.
- GV giới thiệu tiếng cá. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cá.
- Phân tích:
+ GV: Tiếng cá gồm những âm nào? Thanh nào? HS (cá nhân, lớp): Tiếng cá gồm có âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu sắc đặt trên chữ a.
+ GV: Tiếng cá khác tiếng cà ở thanh gì? (Tiếng cá có thanh sắc. Tiếng cà có thanh huyền). GV đọc: cà, cá. HS (cá nhân, lớp): cà, cá.
- GV cùng HS cả lớp đánh vần đầy đủ (cờ - a – ca – sắc – cá), sau đó đánh vần nhanh: ca – sắc – cá rồi thể hiện bằng động tác tay (như cách làm đối với tiếng cà).
- GV đưa lên bảng mô hình tiếng cá; hướng dẫn HS đánh vần gộp: cờ - a – ca – sắc – cá.
	3. Luyện tập ( 10p)
	3.1 Mở rộng vốn từ (BT 3: Đố em: Tiếng nào có thanh huyền?)
	a) Xác định yêu cầu của bài tập (GV nêu YC)
	b) Nói tên sự vật: GV chỉ từng hình theo số thứ tự. Cả lớp đồng thanh nói tên từng sự vật: cỏ, bò, nhà, thỏ, nho, gà.
	c) Tìm tiếng có thanh huyền 
- GV chỉ hình (1) cò, mời 1 HS làm mẫu, nói to: cò (vì cò có thanh huyền). ( làm tương tự với các hình còn lại)
- HS nối dấu huyền với các hình chứa thanh huyền trong VBT.
	d) Báo cáo kết quả
- GV chỉ từng hình, mời 2 HS báo cáo kết quả:
+ GV chỉ hình 1,2,3,6 HS nói to: cò, bò, nhà, gà.
+ GV chỉ hình 4, 5 HS nói thầm: thỏ, nho.
- Chốt lại: GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh (nói nhỏ): Tiếng cò có thanh huyền, tiếng bò có thanh huyền, tiếng thỏ không có thanh huyền, 
	* GV có thể đố HS tìm thêm tiếng có thanh huyền.
	3.2 Mở rộng vốn từ (BT 4: Tiếng nào có thanh sắc?) (Làm nhanh).
	a) GV nêu yêu cầu của bài.
	b) Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự, 1 HS nói sau đó cả lớp nói tên từng sự vật: bé, lá, cú, hổ, bóng, chó.
- HS nối dấu sắc v

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu_hoc_son_k.doc