Giáo án Lớp 1 Quyển 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Nguyệt

Giáo dục truyền thống :

ANH HÙNG LIỆT SĨ KIM ĐỒNG

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

- Kính trọng và biết ơn những gia đình liệt sĩ và những gia đình có công với cách mạng

- Biết và hiểu thêm các bài hát về anh anh hùng liệt sĩ Kim Đồng, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.

- Biết sinh hoạt sao nhi theo tiến trình

II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM

- Quy mô: Tổ chức theo lớp học

- Địa điểm: Lớp học

- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

- Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

- Hình thức: Hướng dẫn các em sinh hoạt sao nhi theo tiến trình

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 - Tranh ảnh, tài liệu, bài hát nói về anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc41 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 Quyển 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Nguyệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỜNG (T1)
I. MỤC TIÊU: 
	- Biết quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố, trên vỉa hè, đi sát mép đường.
- Không chơi đùa dưới lòng đường. Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.
- Xác định những nơi an toàn để chơi và đi bộ, biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.
II. . QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Nội dung: Tuyên truyền về ý thức tôn trọng luật giao thông cho người thân trong gia đình.
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Tranh anh, mô hinh 
V. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG 
- Giới thiệu bài :
- Khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè,nếu đường không có vỉa hè phải sát vào mép đường.
- Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.
Hoạt động 1 : Trò chơi đi trên bảng lớp theo mô hình mô phỏng 
GV giới thiệu để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo.
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.
-Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn.
+ Hs quan sát trên tranh vẽ thể hiện một ngã tư.
- GV chia nhóm 3. lên bảng quan sát đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng vị trí an toàn.
- Gv hỏi Ô tô, xe máy, xe đạp.đi ở đâu ? ( Dưới lòng đường ).
-Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu ?
- Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường không
+ Cả lớp chú ý lắng nghe 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn .
- 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới 
- Học sinh thực hiện trò chơi 
- Hs lắng nghe thực hiện 
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
VI.Củng cố : 
	- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.
- Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn,bố mẹ hoặc anh chị .
-Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ).
 Dặn dò: Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn .
TUẦN 12
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2015
An toàn giao thông
ĐI BỘ AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (T2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận biết được những nơi an toàn khi đi bộ trên đường 
 - Không chơi đùa dưới lòng đường. 
 - Nhận biết được tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô,xe máy. 
 - Xác định những nơi an toàn để chơi và đi bộ, biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.
II. . QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Nội dung: Tuyên truyền về ý thức tôn trọng luật giao thông cho người thân trong gia đình.
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Tranh anh, mô hinh 
V. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG 
Hoạt động 1 : Trò chơi đóng vai:
+ Hs biết chọn cách đi bộ an toàn khi gặp vật cản trên vỉa hè. Cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè.
+ Cách tiến hành: Gv chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân chia thành đường đi và hai vỉa hè, yêu cầu một số học sinh đứng làm như người bán hàng, hay dựng xe máy trên vỉa hè dể gây cản trở cho việc đi lại, 2 hs đóng làm người lớn nắm tay nhau đi trên vỉa hèbị lấn chiếm.
- Gv hỏi học sinh thảo luận làm thế nào để người lớn và bạn nho ûđó có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm. 
* Kết luận : Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.
Hoạt động 2 : Tổng kết : 
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu hỏi.
- Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu để bảo đảm an toàn ?
- Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường sẽ nguy hiểm như thế nào? 
- Khi đi bộ trên đường phố qua đường cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho mình
VI.Củng cố : 
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.
- Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn,bố mẹ hoặc anh chị .
- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?
 Dặn dò: Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn .
- Chuẩn bị xem lại bài : đi bộ và qua đường an toàn
- Học sinh thực hiện tham gia trò chơi 
- Hs chia nhóm
- Hs thảo luận
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi 
- Dễ bị xe máy, ô tô đâm vào.. 
- Phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ 
- Liên hệ thực tế 
Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ 
TUẦN 13	
 Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2015
Thầy giáo, cô giáo của em
KÍNH YÊU THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Học xong bài này các em có khả năng hiểu được công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
- HS kính trọng và biết bày tỏ lòng kính trọng đó.
II. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức
III. . QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Nội dung: HS biết kính trọng và biết bày tỏ lòng kính trọng với thầy cô.
- Hình thức: Thảo luận
V. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh anh, Sưu tầm tài liệu.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Vì sao phải kính yêu thầy cô giáo ơn thầy giáo, cô giáo?
3. Bài mới
- HĐ 1: Hát tập thể : 
- Lớp chúng mình
- GVCN: giới thiệu về một số thầy cô giáo trong nhà trường.
- Theo dõi
- HĐ2: * Câu hỏi :
? Bạn hiểu công lao của các thầy cô giáo đối với sự trưởng thành của bạn và đối với sự phát triển của xã hội như thế nào 
? Hãy giải thích câu " Không thầy đố mày làm nên "
? Bạn hiểu gì về ngày 20/11
? Bạn hiểu tôn sư trọng đạo là như thế nào
? Để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo bạn phải làm gì ?
? Bạn hãy hát hoặc đọc một bài thơ để tặng các thầy cô giáo mà bạn thích
- Đào tạo tri thức cho bản thân, gia đình, tương lai....... 
 - Nhân tài của xã hội.
- Người thầy:
- HĐ 3
-HS trình bày những việc làm của mình thể hiện việc không tôn kính thầy, cô.
- GV: chốt lại ND bài.
- HS Trình bày
+ Còn nhiều bạn chưa thuộc bài, chưa làm bài, vẫn còn điểm yếu.
+ Còn hiện tượng nói tục, chửi bậy....
4. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao phải kính yêu thầy , cô giáo ?
TUẦN 14
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO
	TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI SOẠN VÀ DẠY
TUẦN 15
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2015
Giáo dục truyền thống : 
ANH HÙNG LIỆT SĨ KIM ĐỒNG
I. MỤC TIÊU:	
- HS nắm được tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng
- Kính trọng và biết ơn những gia đình liệt sĩ và những gia đình có công với cách mạng
- Biết và hiểu thêm các bài hát về anh anh hùng liệt sĩ Kim Đồng, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
- Biết sinh hoạt sao nhi theo tiến trình
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng
- Hình thức: Hướng dẫn các em sinh hoạt sao nhi theo tiến trình
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Tranh ảnh, tài liệu, bài hát nói về anh hùng liệt sĩ Kim Đồng
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu tiểu sử quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng
- Tài liệu
- Tranh ảnh cho HS xem sau đó chốt lại ý chính 
HĐ2 : Hướng dẫn HS sinh hoạt sao dưới sự điều khiển của sao trưởng
- Sinh hoạt chủ điểm : Hát các bài hát về anh hùng Kim Đồng
- Kể chuyện về anh hùng Kim Đồng
HĐ3 : Củng cố
 - GV hệ thống lại bài
 - Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe, thảo luận 
- HS thực hiện sinh hoạt sao 
- Sao trưởng điều khiển
- Sinh hoạt theo chủ điểm
TUẦN 16
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2015
Giáo dục truyền thống : 
ANH HÙNG LIỆT SĨ VỪ A DÍNH
I. MỤC TIÊU:	
- HS nắm được tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính
- Kính trọng và biết ơn những gia đình liệt sĩ và những gia đình có công với cách mạng
- Biết và hiểu thêm các bài hát về anh anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
- Biết sinh hoạt sao nhi theo tiến trình
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính
- Hình thức: Hướng dẫn các em sinh hoạt sao nhi theo tiến trình
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh, tài liệu, bài hát nói về anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu tiểu sử quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính 
- Tài liệu
- Tranh ảnh cho HS xem sau đó chốt lại ý chính : Vừ A Dính dân tộc Mông, sinh ngày 12 - 9 - 1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo. Anh bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949....
HĐ2 : Hướng dẫn HS sinh hoạt sao dưới sự điều khiển của sao trưởng
- Sinh hoạt chủ điểm : Hát các bài hát về anh hùng Vừ A Dính
- Kể chuyện về anh hùng Vừ A Dính
VI. Củng cố
 - GV hệ thống lại bài
 - Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe, thảo luận 
- HS thực hiện sinh hoạt sao 
- Sao trưởng điều khiển
- Sinh hoạt theo chủ điểm
TUẦN 17
Thứ tư ngày 16tháng 12 năm 2015
NGHE KỂ VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được những truyền thống tốt đẹp của que hương: Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
- Trân trọng, tự hào và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Tổ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các tài liệu nói về quê hương.
- Giấy A4, bút dạ, bảng nhóm,..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Bước 1: Chuẩn bị:
- Thông báo trước cho cả lớp về nội dung, hình thức của hoạt động.
- HD HS tự tìm hiểu về truyền thống quê hương của mình.
- Sưu tầm tư liệu, truyện kể về truyền thống quê hương
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi, HD HS thảo luận.
-Phân công chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian.
* Bước 2 : Khởi động
GV cho HS biểu diễn văn nghệ
* Bước 3: Kể chuyện
- GV kể cho HS nghe một số câu chuyện tiêu biểu nói về truyền thống của quê hương.
- HD HS thảo luận nội dung câu truyện:
+ Truyền thống nào của quê hương được nhắc đến ở câu chuyện trên?
+ Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó của quê hương, em sẽ làm gì?
* Bước 4 : Tổng kết- Đánh giá
- GV nhận xét ý thức, thái độ tham gia hoạt động của HS.
- Tuyên dương những cá nhân, nhóm thảo luận tích cực.
- Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi sinh hoạt sau.
- Sưu tầm và tìm hiểu truyền thống của quê hương,thôn xóm nơi mình sinh sống qua hỏi bố mẹ, hàng xóm, ông bà, trưởng thôn
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
- HS lắng nghe GV kể chuyện.
-Thảo luận nội dung câu chuện và nêu ý kiến theo nhóm 2.
Các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
TUẦN 18
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2015
I. MỤC TIÊU:
HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Về nhận thức:
 - Biết và hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
 2. Về thái độ, tình cảm:
 - Thêm tự hào và yêu mến anh bộ đội, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.
 3. Về kĩ năng, hành vi:
 - Bôi dưỡng khả năng phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin.
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
 1. Nội dung:
 - Những bài hát, bài thơ về anh bọ đội, về quê hương đất nước.
 2. Hình thức:
 - Biểu diễn văn nghệ của lớp.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương tiện hoạt động:
 - Trang phục để biểu diẽn.
 - Bản giới thiệu chương trình, phần thưởng, hoa để tặng cho các tiết mục xuất sắc
 2. Tổ chức:
 - GVCN yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ, nội dung: các bài hát, bài thơ, truyện kể liên quan đến chủ điểm. Hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca.
 - GVCN hướng cho các em chọn bài hát hoặc bài thơ sau đó theo dõi hd các em tập luyện.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Hát tập thể.
a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Trường chúng ta đang đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12. Để nhớ tới công ơn của các bậc cha anh đi trước. Hôm nay lớp ta tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ để tỏ lòng biết ơn những người đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
b. Giới thiệu chương trình hoạt động:
- Chương trình của chúng ta hôm nay gồm có:
+Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
+Trao quà cho một số tiết mục xuất sắc.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ.
- Lần lượt từng tổ lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ, đã chuẩn bị.
- Sau mỗi tiết mục các thành viên trong lớp lên tặng hoa để động viên tinh thần cho các bạn.
b. Hoạt động 2: Phát biểu cảm nghĩ.
- Gv nêu một số câu hỏi cho hs nói về cảm nghĩ của mình hoặc tình cảm của mình đối với anh bộ đội.
c. Hoạt động 3: Trao phần thưởng.
- Gv chọn ra một số tiết mục văn nghệ xuất sắc để trao phần thưởng, các tiết mục còn lại đều có quà để động viên các em.
VI.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 
- GV nhận xét 
VII. DẶN DÒ 
- Chuẩn bị cho chủ điểm tháng sau: “ Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc”
TUẦN 19:
Giáo dục truyền thống : ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN BÁ NGỌC
I- MỤC TIÊU:
- HS nắm được tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc
- Kính trọng và biết ơn những gia đình liệt sĩ và những gia đình có công với cách mạng
- Biết và hiểu thêm các bài hát về anh anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
- Biết sinh hoạt sao nhi theo tiến trình
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc
- Hướng dẫn các em sinh hoạt sao nhi theo tiến trình
III- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Tranh ảnh, tài liệu, bài hát nói về anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu tiểu sử quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc 
- Tài liệu
- Tranh ảnh cho HS xem sau đó chốt lại ý chính : Nguyễn Bá Ngọc sinh nawm1952, mất năm 1965 là học sinh lớp 4b năm học 1964 – 1965 tại xã Quảng Trung huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 4 / 4 / 1965 máy bay mỹ đã tới ném bom , băn phá xã Quảng Trung anh đã hy quên mình cứu 2 em nhỏ và hy sinh năm anh tròn 13 tuổi...Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Môt số ngôi trường đã lấy theo tên Nguyễn Bá Ngọc và nhiều bài hát đã được phổ nhạc mang tên anh 
HĐ2 : Hướng dẫn HS sinh hoạt sao dưới sự điều khiển của sao trưởng
- Sinh hoạt chủ điểm : Hát cácbà hát về anh hùng Nguyễn Bá Ngọc
 - Kể chuyện về anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc
HĐ3 : Củng cố
 - GV hệ thống lại bài
 - Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe, thảo luận 
HS thực hiện sinh hoạt sao 
Sao trưởng điều khiển
 - Sinh hoạt theo chủ điểm
TUẦN 20
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
 Phòng tránh tai nạn thương tích:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC, HỌC BƠI,...
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
- Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi.
- Nêu được tác hại của tai nạn sông nước.
- Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
- Dạy học cả lớp.
- Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
- Phiếu ghi sẵn các tình huống.
* Một số tiết mục văn nghệ: Mỗi nhóm chuẩn bị 1- 2 tiết mục VN
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Hoạt động 1: 
- Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau:
1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và việc nào không nên làm? Vì sao?
2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
- Nhận xét các ý kiến của HS
- HS dọc trước lớp mục Bạn cần biết
( ý 1, 2)
B. Hoạt động 2: 
- Những điều cần biết khi bơi hoặc tập bơi:
- Tiến hành thảo luận, sau đó 4 cặp đôi đại diện trình bày.
Câu trả lời đúng là:
+ Hình 1: các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao: việc không nên vì có thể bị ngã xuống ao.
+ Hình 2: Vẽ một cái giếng, thành giếng được xây cao đảm bảo an toàn, việc nên làm tránh tai nan cho trẻ em.
+ Hình 3: Vẽ HS đang nghịch nước: việc không nên làm, vì các em có thể ngã xuống sông và chết đuối.
Phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước, cũng không nên chơi đùa gần ao, hồ, giếng nước phải có nắp đậy.
- Lắng nghe và nhận xét, bổ sung
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp
TUẦN 21
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2016
 Ngày tết quê em
TRÒ CHƠI " MƯỜI HAI CON GIÁP"
I. MỤC TIÊU:
- HS biết ý nghĩa của 12 con giáp tượng trưng cho tuổi của mỗi người. Ai sinh vào năm con giáp nào sẽ cầm tinh côn giáp đó.
- HS làm được một số động tác thể hiện hoạt động của con vật đó.
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
- Dạy học cả lớp.
- Hình ảnh 12 con vật: Trâu, chó, lợn, gà, ....
* Một số tiết mục văn nghệ: Mỗi nhóm chuẩn bị 1- 2 tiết mục VN
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 A. Hoạt động 1: Giới thiệu hình ảnh các con vật.
- GV cho HS quan sát hình ảnh 12 con giáp và giới thiệu
 B. Hoạt động 2: Tiến hành trò chơi
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV cho HS xếp thành vòng tròn sau đó cho HS chơi thử
- GV tổ chức cho HS chơi.
C . Hoạt động 3 : Nhận xét - đánh giá
- GV khen cả lớp biết tham gia trò chơi với tinh thần vui vẻ.
- Về nhà chơi lại trò chơi với người thân
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS nghe phổ biến cách chơi và luật chơi
- Cách chơi : Quản trò đứng ở giữa quan sát hoạt động của cả lớp và hô tên bất kì năm con vật nào, cả lớp hô tên và hoạt động của con vật đó.
Quản trò hô: Năm tí tuổi con gì?
Lớp hô "Con chuột" và kêu "Chít...chít...chít"
- Luật chơi : Nếu bạn nào làm sai thì phải nhảy lò cò một vòng.
- HS chơi thử
- HS chơi trò chơi.
TUẦN 22
TẾT TRỒNG CÂY
TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI SOẠN
TUẦN 23:
Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2016
Phòng tránh tai nạn thương tích
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được nguy hiểm do ngộ độc gây ra
- Nhận biết được một số thứ gây ngộ độc trong cuộc sống hằng ngày.
- Bước đầu biết cách xử lí khi ngộ độc
II. QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tiết 4 chiều thứ tư. 
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 - Dạy học cả lớp.
 - Bài thơ về phòng tránh ngộ độc trong tập “ Bạn ơi hãy nhớ!” Một số tranh ảnh về
ngộ độc, nguy cơ gây ngộ độc và cách phòng tránh ngộ độc
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Nghe đọc thơ
- GV đọc đoạn thứ nhất bài thơ: 
“ Ve vẻ vè ve. Là người tham ăn”
Trao đổi với HS:
+ Nếu không biết rõ đó là thứ gì, chúng Mình có nên cho vào miệng không?
+ Bị nguy hiểm như thế nào
GV đọc lại 1 lần đoạn thơ rồi kết luận 
Kết luận: 
+ Ở lứa tuổi này chúng ta cần ăn uống đủ 
chất để giúp cơ thể khỏe mạnh, nhưng các em 
cũng phải thật cẩn thận khi ăn uống.
+ C

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_quyen_5.doc