Giáo án Lớp 1 mới - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

 Bài 1: Gia đình em (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- HS biết được thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình, dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ.

- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Phiếu tự đánh giá.

2. Công việc nhà và chia sẻ công việc nhà

KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

a, Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn Hà.

 * Mục tiêu

- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình bạn Hà.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

 * Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

HS quan sát các hình ở trang 10 (SGK) để trả lời các câu hỏi:

+ Hình vẽ những thành viên nào trong gia đình bạn Hà?

+ Từng thành viên đó đang làm gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:

+ Hình vẽ bố, mẹ, Hà và anh trai.

+ Bố đang cắm cơm, mẹ đi chợ về, Hà lau bàn, anh trai lau nhà.

- HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác cảm nhận của các thành viên khi tham gia làm việc nhà. Ví dụ: Em thấy bạn Hà có vui vẻ khi tham gia làm việc nhà không? Tại sao em cho là như vậy?

 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Giới thiệu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình em

 

docx63 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 mới - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch viết từng tiếng.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng tiếng, vừa nói lại quy trình viết. Nhắc HS chú ý nối giữa nét c và a.
- Hs luyện viết bảng con mỗi chữ hai lần
3. Luyện tập(15p)
	- Nêu tư thế viết
- HS mở vở Luyện viết 1 tập tô, tập viết các chữ c, a, ca, cà, cá. GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng; Khuyến khích HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS; khen ngợi những HS viết đúng, nhanh.
	4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS viết đúng, nhanh, đẹp.
- Nhắc những HS chưa viết xong về nhà tiếp tục luyện viết.
KỂ CHUYỆN
 BÀI 3: HAI CON DÊ
( 1 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nghe, hiểu và nhớ câu chuyện.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
- Nhìn tranh (không cần GV hỏi), kể được từng đoạn của câu chuyện.
- Nhận biết và đánh giá được tính cách của 2 nhân vật dê đen và dê trắng.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn nhau. Tranh giành, đánh nhau thì sẽ có kết quả đáng buồn.
- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện
	1.1 Quan sát và phỏng đoán
- GV chiếu lên màn chiếu 4 bức tranh minh họa. Yêu cầu HS xem tranh, đoán nội dung câu chuyện.
-	 HS nói điều mình đoán.
	1.2 Giới thiệu chuyện: Hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện về hai bạn dê (dê đen và dê trắng) khi chúng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp bắc ngang một dòng suối nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra với chúng?
2. Khám phá và luyện tập
	2.1 Nghe kể chuyện
- GV kể từng đoạn chuyện với giọng diễn cảm: Đoạn 1 kể với giọng khoan thai.
Đoạn 2,3: Giọng căng thẳng. Đoạn 4: Thể hiện sự đáng tiếc vì 1 kết thúc không tốt đẹp. Lời khuyên kể với giọng thấm thía.
- GV kể 3 lần:
+ Lần 1: Kể tự nhiên, không chỉ tranh; HS nghe toàn bộ câu chuyện.
+ Lần 2: Vừa chỉ tranh, vừa kể thật chậm; HS nghe và quan sát tranh.
+ Kể lần 3 như kể lần 2 để HS 1 lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện.
Hai con dê
(1) Có hai con dê cùng muốn đi qua một chiếc cầu hẹp, bắc ngang qua một dòng suối nhỏ. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang.
(2) Cả hai con đều tranh sang trước. Không con nào chịu nhường con nào.
(3) Đến giữa cầu, chúng cãi nhau rồi húc nhau.
(4) Cả hai cùng lăn tùm xuống nước.
Thế là, chỉ vì không biết nhường nhau mà cả hai con dê vừa ngã đau, vừa không qua được suối.
	2.2 Trả lời câu hỏi theo tranh
	a) Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh
- GV hỏi 1 vài HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV: Thế là, chỉ vì không biết nhường nhau mà điều tai hại đã xảy ra: Cả hai con dê vừa ngã đau, vừa không qua được suối.
	* GV hướng dẫn HS hướng đến người nghe khi trả lời câu hỏi: nói to, rõ, nhìn vào người nghe. Với mỗi câu hỏi, có thể mời 2 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến của các em có thể lặp lại. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đầy đủ, nói thành câu.
	b) Trả lời các câu hỏi dưới 2 tranh liền nhau.
- GV hỏi 1 vài HS, mỗi HS trả lời câu hỏi ở 2 tranh liền nhau.
	c) Trả lời tất cả các câu hỏi dưới 4 tranh
- Gv hỏi 1 vài HS, mỗi HS trả lời tất cả các câu hỏi dưới 4 tranh.
	2.3 Kể chuyện theo tranh (không dựa vào câu hỏi)
- Một vài HS dựa vào 1 tranh minh họa, kể chuyện 
- Một vài HS dựa vào 2 tranh minh họa, kể chuyện.
- Một vài HS kể chuyện theo bất kỳ tranh nào bằng trò chơi “Ô cửa sổ”: GV chiếu lên màn hình ô cửa sổ được đánh số tương ứng với số thứ tự hình minh họa câu chuyện . HS được mời sẽ chọn 1 ô cửa bất kỳ. GV mở cửa sổ làm hiện ra tranh minh họa 1 đoạn truyện. HS kể lại đoạn truyện theo tranh. GV mời Hs khác với cách làm tương tự.
- Một vài HS giỏi dựa vào tranh kể toàn bộ câu chuyện.
	2.4 Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- GV: Câu chuyện khuyên các em điều gì? 
- Cả lớp bình chọn HS hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
	3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; khen những HS kể chuyện hay. Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện về hai con dê không biết nhường nhịn nhau.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC “Chồn con đi học” tuần tới; xem trước bài 4 (o, ô).
TOÁN
 BÀI 3: CÁC SỐ 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ	
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số chấm tròn; thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng Toán 1).
- Một số đồ vật quen thuộc với HS: 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động (5p)
- HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
- HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
B. Hoạt động hình thành kiến thức (10p)
1.Hình thành các số 1, 2, 3
a) HS quan sát khung kiến thức:
- HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
- HS nói, chẳng hạn: “Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1”.
GV: Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn đều có số lượng là 1 nên số 1 chỉ chung cho nhóm đồ vật có số lượng là 1.
Hs đọc lại nhiều lần
Hs sử dụng bộ đồ dùng Toán ( Hướng dẫn cách sử dụng)
Tương tự với các số 2, 3.
b) HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm (1, 2, 3 đồ vật).
- HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
- HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 3 cái, HS lấy thẻ số 3).
2. Viết các số 1, 2, 3
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 1 rồi thực hành viết số 1 vào bảng con.
- Tương tự với các số 2, 3.
Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập( 10p)
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng.
- Trao đổi, nói với bạn về số lượng các con vật vừa đếm được. Chẳng hạn: HS chỉ vào hai con mèo rồi nói: “Có 2 con mèo”; đặt thẻ số 2.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ bên trái có 1 chấm tròn và ở dưới ghi số 1.
- Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp.
- Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
- Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.
Bài 3
- HS đếm các khối lập phương, rồi đọc số tương ứng.
- HS đếm tiếp từ 1 đến 3 và tập đếm lùi từ 3 đến 1.
D. Hoạt động vận dụng (8p)
- Mỗi HS quan sát tranh, suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 3 quyến vở.
- GV khuyến khích HS đếm các đồ dùng học tập trên bàn của mình, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. Chẳng hạn: Trên bàn có mấy quyển vở?
E. Củng cố, dặn dò( 2p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tưcmg ứng; đọc sổ, xác định số lượng hình cần lấy, HS có cơ hội được phát triển một số NL: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống, HS có cơ hội được phát triên
NL giao tiếp toán học.
SINH HOẠT LỚP
CÁC BẠN CỦA EM
I. Mục tiêu
HS bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Khởi động: Cả lớp hát – vận động theo nhạc bài : Lớp chúng mình
2. Các bước sinh hoạt:
2.1. Nhận xét trong tuần 1
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: - Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+Đi học chuyên cần:  Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi
+ Tác phong , đồng phục . Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi
+ Vệ sinh. + Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi
+ GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
- GV tuyên dương cá nhân: Thành, Uyên, Hoàng Linh, Hà Anh, ..
- Tập thể có thành tích: Tổ 1- tô 2 ngoan chăm chỉ.
* Nhắc nhở:
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
* Ưu điểm:
 - Đồ dùng sách vở đầy đủ
- Một số bạn ngồi học ngoan, chú ý nghe giảng, chữ viết đẹp.
- Các em có tiến bộ: Hiếu, Anh Quân
- Tuyên dương các bạn : 
* Tồn tại: 
Một số bạn ngồi học chưa chú ý, nói chuyện riêng: Hoàng Đăng, Nghĩa, Giáp
2.2.Phương hướng tuần 2
- Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.
Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
- Tập đọc 5 điều BH dạy.
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như không đội mũ bảo hiểm, bảng tên, đi học trể, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi.
2.3. Bạn của em.
- Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau.
- GV cho các nhóm lên chia sẻ, giới thiệu.HS làm quen với nhau qua một số trao đổi:
+ Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?
- Các nhóm lên trao đổi, giới thiệu
- GV nhận xét và tổng kết chung. GV nhận xét và nhấn mạnh với HS về việc làm quen với các hoạt động học tập, vui chơi và thân thiện, đoàn kết với các bạn khi ở trường.
 Tuần 2 
 Thứ Hai ngày 21 tháng 09 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Bài 4: O - ô ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết các âm và chữ cái o, ô; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính”: co, cô.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm (hoặc được GV hướng dẫn phát âm) và tự phát hiện được tiếng có âm o, âm ô; tìm được chữ o, ô trong bộ chữ.
- Viết đúng được chữ cái o, ô và tiếng co, cô.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở luyện viết 1, tập 1.
- Bộ đồ dùng TV lớp Một
- Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV viết lên bảng các chữ ca, cà, cá; mời 3 – 4 HS đọc; cả lớp đọc.
- GV đọc cho HS cả lớp viết bảng con: cà, cá. HS giơ bảng. GV mời 3 – 4 HS viết đúng, đẹp đứng trước lớp giơ bảng, đọc chữ vừa viết.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV viết lên bảng tên bài: o, ô; giới thiệu: Hôm nay, các em học bài về âm o và chữ o, âm ô và chữ ô.
- GV ghi chữ o, nói o. HS (cá nhân, cả lớp): o.
- GV ghi chữ ô, nói ô. HS (cá nhân, cả lớp): ô.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
	2.1 Dạy âm o, chữ o
- GV đưa lên bảng lớp hình ảnh HS kéo co và chữ co, hỏi: Các bạn HS đang chơi trò gì?
- GV ghi chữ co. HS nhận biết: cờ - o – co. HS (cá nhân, cả lớp): co.
- Phân tích: GV chỉ tiếng co và mô hình tiếng co, hỏi: Tiếng co gồm những âm nào? (Trả lời như tiếng ca).
- Đánh vần: GV đưa lên bảng mô hình tiếng co, hướng dẫn HS làm mẫu – đánh vần kết hợp động tác tay ( tương tự tiếng ca): cờ - o – co/ co
- GV cùng HS cả lớp vừa đánh vần vừa thể hiện bằng động tác tay.
	2.2 Dạy âm ô, chữ ô. ( tương tự như dạy âm o, chữ o).
	3. Luyện tập
	3.1 Mở rộng vốn từ 
- GV nêu yêu cầu của bài
- Nói tên sự vật: GV chỉ từng hình, cả lớp nói tên từng sự vật: cò, thỏ, dê, nho, mỏ, gà. 
- Tìm tiếng có âm o
+ HS nối o với hình chứa tiếng có âm o trong VBT.
+ GV chỉ hình, mời 2 HS làm mẫu, vừa nói tiếng có âm o vừa vỗ tay; nói thầm tiếng không có âm o.
- GV chỉ hình, cả lớp đồng thanh
+ GV chỉ hình 1,2,4,5, cả lớp vừa nói tên sự vật vừa vỗ tay.
+ GV chỉ hình 3, 6, HS cả lớp nói thầm, không vỗ tay. 
- HS có thể nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm o.
	3.2 Mở rộng vốn từ (BT 3) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập. 
- Nói tên sự vật: hổ, rổ, tổ, dế, hồ, xô.
- Tìm tiếng có âm ô 
+ HS nối tên sự vật có âm ô với chữ ô trong VBT.
+ GV chỉ hình, 2 HS làm mẫu, vừa nói tiếng có âm ô vừa vỗ tay; nói thầm tiếng không có âm ô.
- GV chỉ hình, cả lớp đồng thanh
+ GV chỉ hình 1,2,3,5,6 cả lớp vừa nói tên sự vật vừa vỗ tay.
+ GV chỉ hình 4 HS cả lớp nói thầm, không vỗ tay. 
- HS có thể nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm ô.
	3.3 Tìm chữ o, chữ ô (BT 4)
	a) Giới thiệu chữ o, ô
- GV giới thiệu chữ o, chữ ô in thường
- GV giới thiệu chữ O, chữ Ô in hoa. 
	b) Tìm chữ o, chữ ô trong bộ chữ 
- GV đưa lên bảng lớp hình minh họa BT 4, giới thiệu tình huống: Bi và Hà đang lúi húi đi tìm chữ o, chữ ô trong bộ chữ. Hai bạn chưa tìm được chữ nào. YC mỗi HS trong lớp cùng tìm chữ o, chữ ô.
- HS tìm chữ o, chữ ô trong bộ chữ, cài lên bảng cài. HS giơ bảng cài. 	
* Cả lớp làm việc với SGK, đọc lại những gì vừa học ở 2 trang của bài 4. 
TIẾT 2
	3.4 Tập viết ( bảng con – BT 5)
	a) Chuẩn bị: HS lấy bảng con, phấn, khăn lau, chuẩn bị tập viết.
	b) Làm mẫu
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường o, ô ( BT 5). GV chỉ bảng, cả lớp đọc. 
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng trên khung ô ly phóng to vừa hướng dẫn quy trình ( tiết Tập viết riêng sẽ giới thiệu kỹ hơn).
- Chữ o: cao 2 ly, rộng 1,5 ô ly; gồm 1 nét cong kín. 
- Chữ ô: Viết nét 1 như chữ o, nét 2 và 3 là 2 nét thẳng xiên ngắn (trái, phải) chụm đầu vào nhau tạo thành dấu mũ (^).
- Tiếng co: viết chữ c rồi đến chữ o. Chú ý: viết c sát o để nối với o.
- Tiếng cô: viết tiếng co, thêm dấu mũ trên chữ o để thành tiếng cô.
	c) Thực hành viết
- HS tập viết trên bảng con o, ô (2 lần). Sau đó viết co, cô (2 lần).
	d) Báo cáo kết quả: HS giơ bảng báo cáo kết quả.
	4. Củng cố, dặn dò
- GV đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2, 3 cùng người thân; xem trước bài 5 (cỏ, cọ).
- Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
TOÁN
 	Bài 4: CÁC SỐ 4, 5, 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số chấm tròn, hình vuông; các thẻ số từ 1 đến 6,...(trong bộ đồ dùng Toán 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
- HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hình thành các số 4, 5, 6
a) HS quan sát khung kiến thức:
- HS đếm số bông hoa và số chấm tròn.
- HS nói, chẳng hạn: “Có 4 bông hoa. Có 4 chấm tròn, số 4”.
- Hs đếm số con vịt và số chấm tròn.
- Hs nói có 5 con vịt, có 5 chấm tròn, số 5.
- Tương tự với các số 6.
b) HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm (4, 5, 6 đồ vật).
- HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
- HS lấy đúng thẻ số phù họp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vồ tay 4 cái, HS lấy thẻ số 4).
2. Viết các số 4, 5, 6
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 4 rồi thực hành viết số 4 vào bảng con.
- Tương tự với các số 5, 6.
Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc HS tránh những lỗi sai đó.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng.
- Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại quả vừa đếm được. Chẳng hạn: Chỉ 
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
Lưu ý: Khi chữa bài GV nên đặt câu hỏi đề HS nói cách nghĩ, cách làm bài.
Bài 3. HS thực hiện theo cặp:	
- Đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 6, rồi đọc số còn thiếu trong các bông hoa.	
- 
- GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về số lượng của những đồ vật khác có trong tranh. Chẳng hạn hỏi: Có mẩy chiếc tủ lạnh?
Trả lời: Có 1 chiếc tủ lạnh.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Lấy ví dụ sử dụng các số đã học để nói về số lượng đồ vật, sự vật xung quanh em.
- Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các sổ đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng; đọc số, lấy số hình phù hợp, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống và sử dụng từ ngữ toán học để diễn đạt cách làm của mình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học.
Thứ Ba ngày 22 tháng 09 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Bài 5: Cỏ - Cọ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết thanh hỏi và dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng.
- Biết đánh vần tiếng có mô hình ( âm đầu + âm chính + thanh) cỏ, cọ.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nhìn tranh, phát âm (hoặc được GV hướng dẫn phát âm) và tự tìm được tiếng có thanh hỏi, thanh nặng
- Đọc đúng bài tập đọc.
- Viết đúng các tiếng cỏ, cọ, cổ, cộ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở luyện viết 1, tập 1.
- Bộ đồ dùng TV lớp Một
- Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
	A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Đọc: GV ghi vào bảng các chữ o, ô, co, cô; 3 – 4 HS đọc, cả lớp đọc.
- Viết: HS viết vào bảng con: co, cô. HS giơ bảng. GV mời 3 – 4 HS đứng dậy và giơ bảng, đọc chữ vừa viết. 
	B. DẠY BÀI MỚI
	1. Giới thiệu bài
- Hôm nay, các em sẽ làm quen với 2 thanh khác của Tiếng Việt là thanh hỏi, thanh nặng; biết đọc tiếng có thanh hỏi, thanh nặng: cỏ, cọ
- GV chỉ từng tiếng: cỏ, cọ. HS (cá nhân, cả lớp): cỏ, cọ.
	2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
	2.1 Tiếng cỏ 
- GV đưa lên hình cây cỏ, chỉ hình, hỏi: Đây là gì? 
- GV viết lên bảng tiếng cỏ, đọc: cỏ. HS (cá nhân, cả lớp): cỏ.
- GV che dấu hỏi của tiếng cỏ, hỏi: Ai đọc được tiếng này? HS: co. GV: tiếng cỏ là 1 tiếng mới. So với tiếng co các em đã học, tiếng này có gì khác? ( tiếng này có thêm dấu. Đó là dấu hỏi). GV đọc: cỏ. HS (cá nhân, cả lớp): cỏ.
- Phân tích: Tiếng cỏ gồm có âm c đứng trước, âm o đứng sau, dấu hỏi đặt trên âm o. HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Đánh vần (tương tự như tiếng cá): co – hỏi – cỏ/ cỏ.
- GV cùng HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay (tương tự như tiếng cá).
- Đánh vần rút gọn: cờ - o – co – hỏi – cỏ.
	2.2 Tiếng cọ 
- GV chỉ hình cây cọ hỏi: Đây là cây gì? ( Cây cọ). 
- GV đưa tiếng cọ. HS (cá nhân, cả lớp) đọc: cọ
- GV chỉ tiếng cọ: đây là tiếng mới. Tiếng cọ khác tiếng co ở điểm nào? ( tiếng cọ có thêm dấu nặng).
- GV: Tiếng cọ khác tiếng cỏ ở dấu thanh gì? GV đọc: cỏ, cọ. Cả lớp đọc: cỏ, cọ.
- Phân tích: Tiếng cọ gồm có âm c đứng trước, âm o đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm o. HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Đánh vần (tương tự như tiếng cá): co – nặng – cọ/ cọ.
- GV cùng HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay (tương tự như tiếng cá).
- Đánh vần rút gọn: cờ - o – co – nặng – cọ.
* Củng cố: GV nói các em vừa học nhận biết thanh hỏi và dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng. Cả lớp đọc: cỏ, cọ. Sau đó HS cài bảng chữ: cỏ, cọ; giơ bảng để GV nhận xét.
	3. Luyện tập 
	3.1 Mở rộng vốn từ (BT 2: Đố em: Tiếng nào có thanh hỏi?)
a) GV nêu yêu cầu đề bài: GV đưa lên bảng nội dung của BT 2.
b) Nói tên sự vật: GV chỉ từng hình thứ tự cho 1 HS nói, cả lớp nói: hổ, mỏ, thỏ, bảng, võng, bò. 
c) Tìm tiếng có thanh hỏi. 
- HS nối dấu hỏi với hình chứa tiếng có thanh hỏi trong VBT. 
 + GV chỉ hình 1, 2, 3, 4cả lớp vừa nói tên sự vật vừa vỗ tay.
+ GV chỉ hình 5, 6 HS cả lớp nói thầm, không vỗ tay. 
d) Báo cáo kết quả: GV chỉ từng hình, cả lớp báo cáo kết qu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_moi_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan