Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TOÁN

Bài 21: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, ti vi.

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động ( 5P)

- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 10 đã học.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 10 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 1 + 1= 2; 3 + 2 = 5; 4 + 3 = 7

- Gv chuẩn bị thẻ

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính trên đó, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).

- Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.

- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 10 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.

- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc tùng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 10.

- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

- GV tổng kết: Có thể nói:

Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1.

Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2.

Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.

Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 4.

Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 5.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

 

doc19 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV khuyến khích HS suy nghĩ, nói theo cách của các em và khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng (5P)
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
E. Củng cố, dặn dò
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Thứ Tư ngày 10 tháng 11 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 48: ôm - ôp
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Chậm... như thỏ. 
- Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi.
- Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) ( 30 P)
a) GV đưa bài đọc lên bảng lớp, giới thiệu: Bài có tên là Chậm... như thỏ. Có đúng là thỏ rất chậm không? Câu chuyện Thỏ thua rùa các em đã học cho thấy: Thỏ phi nhanh như gió, rùa thì bò rất chậm chạp, vất vả. Nhưng thỏ vẫn thua rùa vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo, chứ không phải vì thỏ chậm. Người ta thường nói “chậm như rùa”, không ai nói “chậm như thỏ”. Những bài vè này nói ngược lại với sự thật: Chậm như thỏ / Lẹ như rùa. Cách nói ngược làm bài và trở nên thú vị. 
b) GV đọc bài: giọng vui, chậm rãi; vừa đọc (2 dòng thơ một), vừa chỉ vào hình. ảnh từng con vật, sự vật; kết hợp giải nghĩa từ, giúp HS hiểu cách nói ngược:
- Chó thì mổ mổ / Gà thì liếm la”. Liếm la: là liếm. Sự thực thì gà có liếm la không? (GV chỉ hình trong SGK). Gà không liếm mà mổ mổ thức ăn. Chó mới liếm thức ăn.
“ Dữ như quả na / Nhu mì gã cọp”. Nhu mì là hiền (Hiền như gã cọp). Gã cọp anh cọp. Sự thực thì cọp rất dữ tợn. Còn quả na rất hiền, mềm mại, thơm ngon.
- Cò thì phốp pháp / Bò thì ốm o”. Phốp pháp: to béo. Sự thực thì cò chân dài, gầy, trông ốm o. Lợn, bò mới to béo, phốp pháp.
- Cá thì la to / Im như trẻ nhỏ”. Cá bơi trong nước, không thể la to. Trẻ em mới la to.
- “Chậm như cô thỏ / Lẹ như cụ rùa”. Lẹ: là nhanh. Cụ rùa bò rất chậm chạp. Thỏ phi rất nhanh.
c) Luyện đọc từ ngữ (vài lượt): mổ mổ, liếm la, nhu mì, gã cọp, phốp pháp, ốm o, la to, chậm, lẹ.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 dòng thơ. 
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ 2 dòng thơ một cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. 
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (mỗi cá nhân/ mỗi cặp HS đều đọc 2 dòng thơ). 
e) Thi đọc đoạn, bài: Từng cặp HS luyện đọc trước khi thi. 
- Từng cặp / tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 dòng /6 dòng). 
- Từng cặp / tổ thi đọc cả bài. 
-1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc. 
Nói ngược (như SGK)
- GV đưa nội dung BT lên bảng lớp; nêu YC: Trong bài vè, 2 dòng thơ tạo thành một cặp, có nội dung trái ngược nhau, trái ngược với thực tế. GV chỉ từng dòng, đọc 2 chữ đầu câu, cả lớp nói tiếp để hoàn thành các câu nói ngược. 
+ GV: Chó thì...	- Cả lớp: mổ mổ 	+ GV: Gà thì... - Cả lớp: liếm la 
+ GV: Dữ như... 	- Cả lớp: quả na + GV: Nhu mì... - Cả lớp: gã cọp + GV: Cò thì... - Cả lớp: phốp pháp 	+ GV: Bò thì...	 - Cả lớp: ốm o
+ GV: Cá thì... 	- Cả lớp: la to 	+ GV: Im như... 	
 - Cả lớp: trẻ nhỏ + GV: Chậm như...- Cả lớp: cô thỏa + GV: Lẹ như... - Cả lớp: cụ rùa
- (Lặp lại) 1 HS xướng lên 2 chữ đầu câu - cả lớp đồng thanh đọc nhỏ. 
Nói đúng thực tế
- GV đọc 2 dòng thơ đầu, sau đó hỏi: Nói đúng sự thật thì phải thế nào? (GV vẽ mũi tên 2 đầu đảo vị trí từ) 
- GV: (Chó thì mổ mổ → 1 HS làm mẫu: Chó thì liếm la. Gà thì mổ mổ.
- Cả lớp đồng thanh:Chó thì liếm la. Gà thì mổ mổ.
- Làm tương tự với các dòng thơ tiếp
* Cuối cùng, cả lớp đọc lại bài Tập đọc Chậm... như thỏ (đọc nhỏ). 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
4. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương các bạn tích cực
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 49: ơm – ơp ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Ví dụ. 
- Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3). 
- Máy tính, ti vi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5 P)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chậm... như thỏ (bài 48). 
B. DẠY BÀI MỚI ( 30 P)
1. Giới thiệu bài: vần ơm, ơp.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ơm 
- HS đọc từng chữ ơ - mờ - ơm./ Phân tích vần ơm. / Đánh vần: ơ - mờ – ơm / ơm.
- HS nói: cơm, / Phân tích tiếng cơm./ Đánh vần: cờ - ơm - cơm / cơm. / Đánh vần, đọc trơn: ơ - mờ - ơm / cờ - ơm - cơm / cơm.
2.2. Dạy vần ơp (như vần ơm)
- Đánh vần: ơ - pờ - ơp / ơp. Phân tích tiếng chớp./ chờ - ơp – chơp – sắc - chớp 
- Đánh vần: chờ - ơp – chơp- sắc- chớp / tia chớp. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ơm, ơp, 2 tiếng mới học: cơm, chớp. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ơm? Tiếng nào có vần ơp?)
- HS đọc từng chữ dưới hình: bơm, lớp, bờm ngựa,... GV giải nghĩa: bờm ngựa (đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy ngựa), nơm (đồ đan thưa bằng tre, hình cái chuông, dùng để chụp bắt cá).
- HS tìm tiếng có vần ơm, vần ơp, làm bài trong VBT. 2 HS nói kết quả. 
- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng bơm có vần ơm. Tiếng lớp có vần ơp,..
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần ơm (đơm, sớm, thơm,...); có vần ơp (chợp, khớp, rợp,...).
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: ơm, ơp, cơm, tia chớp. 
b) Viết vần ơm, ơp. 
- 1 HS đọc, nói cách viết vần ơm.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết ơ trước, m sau; các chữ đều cao 2 li. / Làm tương tự với vần ơp.
- HS viết: ơm, ơp (2 lần). 
c) Viết: cơm, tia chớp (như mục b)
- GV hướng dẫn: Chú ý nét nối, khoảng cách, độ cao giữa các chữ; dấu sắc đặt trên ở (chớp). - HS viết: cơm, (tia) chớp
TOÁN
Bài 21: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động ( 5P)
- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 10 đã học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 10 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 1 + 1= 2; 3 + 2 = 5; 4 + 3 = 7
- Gv chuẩn bị thẻ 
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính trên đó, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).
- Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.
- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 10 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc tùng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 10.
- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
- GV tổng kết: Có thể nói:
Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1.
Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2.
Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.
Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 4.
Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 5.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: HS làm bảng con
1 + 1= 2 + 1 = 3 + 1 = 4 + 1= 
1 + 2 = 2 + 2 = 3 + 2 = 4 + 2 = 
1 + 3 = 2 + 3 = 3 + 3 = 4 + 3 =
. .  
Bài 2: Hướng dẫn trình bày vào vở ô li
4 + 1 = 5 + 1 = 
4 + 2 = 5 + 2 = 
4 + 3 = 5 + 3 = 
4 + 6 = 5 + 5 = 
D. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
VD: Có 2 cái bút, cô cho thêm 2 cái bút. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bút?
- Gv bổ sung, nhận xét
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 đe hôm sau chia sẻ với các bạn.
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC
( TIẾT1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề trường học: lớp học và hoạt dộng diễn ra trong lớp học; trường học và hoạt động diễn ra trong trường học.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Củng cố kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
- Thực hành sửu dụng đồ dùng của lớp học, trường học.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động
- Cả lớp vận động theo nhạc bài hát: Em là học sinh lớp 1
- GV nhận xét.
2. Em đã học được gì về chủ đề trường học?
* Giới thiệu về trường học của mình	
* Mục tiêu
- Hệ thống được nội dung đã học về lớp học, trường học.
- Mạnh dạn tự tin thuyết trình trong nhóm và trước lớp. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm 4
- HS làm câu 1 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề trường học (VBT). GV hỗ trợ các nhóm
 ( nếu cần).
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mỗi nhóm cử 1 HS làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về trường học của mình trước lớp. Cũng có thể 1 số HS lên giới thiệu, mỗi em được phân công giới thiệu sâu về 1 khu vực hoặc 1 phòng nào đó, 
- HS khác nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về trường học của mình 
( Gợi ý tiêu chí nhận xét: chia sẻ nhiều thông tin về trường học, nói rõ ràng, lưu loát và truyền cảm,  Ngoài ra, nhóm có nhiều HS tham gia giới thiệu sẽ được cộng thêm điểm).
3. Đánh giá
- Hướng dẫn học sinh làm câu 1, câu 2
	- Tự đánh giá việc học tập và vận dụng chủ đề trường học:
- Gv nhận xét.
IV. Cũng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học
 Thứ Năm ngày 12 tháng 11 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
BÀI 49: ơm - ơp
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ. 
- Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3). 
- Máy tính, máy chiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5 P)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chậm... như thỏ (bài 48). 
B. DẠY BÀI MỚI ( 30 P)
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 
a) GV giới thiệu: Bài đọc là mẩu chuyện vui về tính cách của bạn Bi. 
b) GV đọc mẫu. 
c) Luyện đọc từ ngữ: chị Thơm, quả cam, ra lớp, tiếp, Bốp, nhầm. 
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu, HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (vài lượt). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 6 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, chỉ từng cụm từ ngữ cho HS đọc. 
- HS làm bài trên VBT./1 HS đọc đáp án (GV ghép các thẻ từ trên bảng).
- Cả lớp đọc 2 câu đã ghép hoàn chỉnh: a - 2) Chị Thơm chỉ đưa ra ví dụ /b1) Bị cho là chị Thơm nhầm.
- GV: Chị Thơm có nhầm không? (Chị Thơm không nhầm. Chị chỉ nêu ví dụ).
- GV: Câu chuyện có gì vui? (Chị Thơm chỉ đưa ví dụ, nhưng Bi luôn cho là chị Thơm nhầm). GV: Ra đề toán cho Bi, chị Thơm luôn lấy ví dụ. Nhưng Bi không thích các ví dụ đó. Bi luôn đòi hỏi chị Thơm phải ra đề toán đúng thực tế.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tậpVBT
4. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương các bạn tích cực.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 48, 49)
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng ôm, ôp, ơm, ơp, tôm, hộp sữa, cơm, tia chớp 
- Chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đọc các vần, tiếng: ôm, tôm, ôp, hộp sữa, ơm, cơm, ơp, tia chớp. 
b) Tập viết: ôm, tôm, ôp, hộp sữa.
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết, độ cao, nối nét hay để khoảng cách giữa các chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết. Chú ý vị trí đặt dấu thanh (hộp sữa). 
- Hs viết bảng con
- HS tập viết: ôm, tôm, ôp, hộp sữa trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập viết: ơm, cơm, ơp, tia chớp (như mục b). 
Gv theo dõi chấm bài , nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Đọc lại những tiếng vừa viết.
- GV tuyên dương những HS tích cực.
Đạo đức
BÀI 5 CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ ỐM.( T1)
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: – Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm. - Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm. 
– Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- SGK Đạo đức 1.
- Clip “Bạn Na bị ốm” (nếu có điều kiện).
- Khăn bông, chậu, nước ấm để thực hành chườm khi bị sốt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 24, kể chuyện theo tranh. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- GV mời một số nhóm kể chuyện. Nội dung câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh: 
+ Tranh 1: Trong giờ học, Na thấy người nóng bừng và đau ở họng. Na liên nói với cô giáo. 
+ Tranh 2: Cô giáo và bạn liền đưa em xuống phòng Y tế của trường. Ở phòng Y tế, Na kể cho cô bác sĩ nghe em đau ở đầu, người mệt.
+ Tranh 3: Cô bác sĩ khám bệnh và đưa thuốc cho Na. Na ngoan ngoãn uống thuốc và nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
+ Tranh 4: Một lát sau, nhận được điện thoại của cô giáo, bố mẹ Na đã đến trường đón Na về. 
+ Tranh 5: Chỉ mấy ngày sau, Na đã khỏi ốm và tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp vui mừng và tíu tít hỏi thăm Na. 
- Thảo luận lớp lần lượt theo các câu hỏi: 
1) Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp? 
2) Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na? 
- GV kết luận:
1) Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
2) Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học. 
Lưu ý: Hoạt động này có thể thay bằng cách tổ chức cho HS xem video clip “Bạn Na bị ốm”, sau đó thảo luận.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện dễ nhận thấy của cơ thể khi bị ốm. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK Đạo đức 1, trang 25 và nêu các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm. 
- Mời mỗi HS nêu một biểu hiện. 
- GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm? 
- HS phát biểu thêm ý kiến, nếu có.
- GV kết luận: 
1) Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi, chảy
nước mũi, đau đầu, đau bụng, đau họng, ho, sốt, người có nhiều nốt mẩn đỏ,... 
2) Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm rất cần thiết, giúp chúng ta
có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm
* Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần làm phù hợp với lứa tuổi khi bị ốm. 
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh mục ở b SGK Đạo đức 1,
trang 26 và xác định những việc các em cần làm khi bị ốm. 
- HS làm việc nhóm. 
- GV mời mỗi nhóm trình bày một việc cần làm. Với mỗi việc, GV yêu cầu HS
có thể nói rõ thêm: Vì sao việc làm đó lại cần thiết? 
- GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần
làm khi bị ốm? 
- GV kết luận: 
1) Khi bị ốm, các em nên:
+ Nói ngay với thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người lớn. 
+ Kể rõ cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó, em
đã ăn gì? Uống gì?... Và trả lời các câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh. 
+ Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ. 
+ Chườm khăn ấm (vào trán, nách, bẹn) nếu bị sốt cao. 
 2) Cần làm những việc đó để nhận được sự hỗ trợ cần thiết của thầy cô giáo, cha mẹ và cán bộ y tế, để được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau lành. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần tránh khi bị ốm 
* Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần tránh khi bị ốm. 
- HS làm việc cá nhân. 
- GV mời mỗi HS nêu một việc cần tránh và giải thích vì sao lại cần tránh. 
- GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần
tránh làm khi bị ốm? 
- GV kết luận: 
1) Khi bị ôm em cần tránh những việc sau: tự ý lấy thuốc uống, uống nước đá, tăm sông hồ, dầm mưa, chơi dưới nắng trưa, dùng thức ăn/đồ uống lạ, hoạt động nặng,... 
2) Cần tránh những việc đó để tránh bị ngộ độc, tránh làm bệnh nặng thêm.
IV. CŨNG CỐ:
Thứ Sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
BÀI 50: KỂ CHUYỆN VỊT VÀ SƠN CA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người đều có ưu điểm riêng. Vịt con không biết hát nhưng dũng cảm và tốt bụng, đã cứu gà con thoát khỏi nguy hiểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5P)
- GV chỉ 3 tranh đầu của truyện Ba chú lợn con (bài 44), nêu từng câu hỏi, mời 1 HS trả lời. 
- Làm tương tự với HS 2 và tranh 4, 5, 6,
B. DẠY BÀI MỚI ( 30P)
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ, HS quan sát, nói truyện có những con vật nào? (Vịt, sơn ca, bồ câu, gà con). Vịt làm gì ở mỗi tranh? (Vịt lắng nghe sơn ca hát. Vịt học hát. Vịt lao xuống hồ cứu gà con). (Lướt nhanh).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Thấy sơn ca hót hay, vịt nhờ sơn ca dạy hát nhưng vịt không hát được như sơn ca. Tuy thế, vịt lại có ưu điểm mà các bạn khác không có. Đó là ưu điểm gì? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần: Đoạn 1: giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. Đoạn 2: kể gây ấn tượng với các từ ngữ thể hiện cố gắng học hát của vịt, nói buồn của vịt khi nghĩ mình vô tích sự. Đoạn 3 (gà con gặp nạn): giọng kể hồi hộp. Đoạn 4: kể nhanh, hồi hộp, vui khi vịt đã cứu được gà. Đoạn 5: giọng kể chậm rãi, thán phục.
Vịt và sơn ca
(1) Một sớm mùa thu, sơn ca cất tiếng hót vang. Bồ câu, gà, vịt say sưa lắng nghe sơn ca hót. Vịt mê giọng hót của sơn ca quá, nó tìm gặp sơn ca, năn nỉ nhờ sơn ca dạy hót.
(2) Sơn ca nhận lời giúp vịt. Nó hót làm mẫu. Vịt làm theo. Vịt nín thở, ưỡn ngực, vươn cổ. Nhưng nó chỉ thốt lên được mấy tiếng “Cạc! Cạc!”. Vịt buồn lắm. Nó nghĩ mình thật vô tích sự, chả có tài gì.
(3) Bỗng phía hồ sen có tiếng kêu: “Chiếp! Chiếp!”. Gà con gặp nạn rồi. Vịt lạch bạch lao tới. Các bạn bồ câu, gà trống, sơn ca cũng đi theo.
(4) Đến hồ sen, vịt nhào ngay xuống nước, bơi gấp đến chỗ gà con đang vùng vẫy. Các bạn lo lắng nhìn theo vịt và gà con. Ngụp lặn một lúc, vịt đã đưa được gà con ướt lướt thướt lên bờ.
(5) Sơn ca và các bạn nể phục vịt lắm. Các bạn cùng cất tiếng hát vang ngợi khen vịt bơi giỏi và tốt bụng.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Thấy sơn ca hót rất hay, vịt làm gì? (HS 1: Thấy sơn ca hát rất hay vịt mê quá. Nó năn nỉ nhờ sơn ca dạy hát).
- GV chỉ tranh 2: Vịt học hát như thế nào? Vì sao nó nghĩ mình vô tích sự? (HS 2 : Sơn ca hót làm mẫu, vịt làm theo. Vịt nghĩ mình vô tích sự, dù rất cố gắng thì nó cũng chỉ thốt lên được mấy tiếng Cạc! Cạc!).
- GV chỉ tranh 3: Vì sao vịt và các bạn đều lao tới hồ sen? (HS 3: Vì ở phía hồ sen có tiếng gà con Chiếp! Chiếp! kêu cứu).
- GV chỉ tranh 4: Vịt cứu gà con như thế nào? (HS 4: Vịt nhào xuống hồ, bơi gấp đến chỗ gà con, đưa được gà lên bờ).
- GV chỉ tranh 5: Các bạn đã làm gì sau khi vịt cứu gà con? (HS 5: Các bạn thán phục vịt con, cùng cất tiếng hát vang ngợi khen vịt bơi giỏi và tốt bụng).

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_th.doc
Giáo án liên quan