Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1
TOÁN
Bài 70: EM VUI HỌC TOÁN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
- Đọc và vận động theo nhịp bài thơ, thông qua đó củng cố kĩ năng xem đồng hồ và hiểu được ý nghĩa của thời gian. Trải nghiệm các động tác tạo hình đồng hồ chỉ giờ đúng.
- Thực hành lắp ghép, tạo hình phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS.
- Thực hành thiết kế, trang trí đồng hồ; gấp máy bay và trang trí máy bay; phi máy bay và đo khoảng cách bằng bước chân.
- Phát triển các NL toán học: Thông qua các hoạt động trải nghiệm: đọc thơ, vận động theo nhịp, tạo hình đồng hồ bàng động tác cơ thể, lắp ghép tạo hình mới bằng các hình đã học, đo đạc trong thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua hoạt động nhóm, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
- Một số mặt đồng hồ vẽ trên giấy to, hoặc trên máy chiếu, hoặc đồng hồ thật.
- Mỗi nhóm có đủ đĩa giấy, các số, kim đồng hồ, kéo, băng dính hai mặt, bút màu để làm đồng hồ bằng đĩa giấy.
- Các hình bằng giấy màu để ghép như bài 3.
- Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy (nửa tờ A4) để gấp máy bay, bút màu để trang trí máy bay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động 1
a) Đọc bài thơ và vận động theo nhịp
HS thực hiện theo hướng dẫn GV:
- HS đọc bài thơ và vận động theo nhịp.
- HS nói cho bạn nghe qua bài thơ em biết thêm điều gì.
Chẳng hạn:
+ Bài thơ nhắc chúng mình nhớ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
+ Bài thơ còn nhắc chúng mình: Thời gian trôi nhanh nên em phải chăm chỉ học.
- GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. Nhấn mạnh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút và gợi cho HS về quý trọng thời gian. Nhắc HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe.
b) Chơi trò chơi vận động theo kim đồng hồ
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi tạo hình theo kim đồng hồ.
- GV làm mẫu (có thể gọi 1 HS lên bảng làm theo mẫu).
- GV và HS cùng làm: Chơi cả lớp: GV nêu hiệu lệnh (3 giờ). HS thực hiện.
- HS thực hiện trong nhóm.
T. 6. Hoạt động 6: Vẽ bức tranh về bầu trời mà em thích và giới thiệu với các bạn * Mục tiêu - Vận dụng được kiến thức đã học để thể hiện vào hình vẽ bầu trời. * Cách tiến hành - HS có thể vẽ bầu trời ban ngày hoặc đêm, các em có thể vẽ theo trí tưởng tượng và những gì các em hứng thú. - GV tổ chức cho các em giới thiệu bức vẽ của mình. IV. ĐÁNH GIÁ HS làm viêc theo nhóm đôi, tự đánh giá và trao đổi với bạn: - Điều em học được về bầu trời ban ngày và ban đêm, em thích điều gì nhất? - Em muốn quan sát, tìm hiểu thêm gì về bầu trời ban ngày, ban đêm? ĐẠO ĐỨC BÀI 15 PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nhận biết được một số vật có sử dụng điện và một số hành vi nguy hiểm, có thể bị điện giật. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị điện giật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Đạo đức 1. - Tranh ảnh, video clip về một số đồ dùng có sử dụng điện và một số hành vi không an toàn, có thể bị điện giật. - Một số đồ dùng để chơi đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho HS chơi trò “Tìm đồ vật có sử dụng điện”. Cách chơi như sau: + GV để một HS xung phong làm người điều khiển trò chơi. + Người điều khiển trò chơi đứng phía trên lớp và nêu tên một đồ vật nào đó. Nếu là đồ vật có sử dụng điện (như: bếp điện, ti vi, quạt máy, lò vi sóng,...) thì cả lớp phải vỗ tay và hô “Có điện! Có điện!”. Còn nếu không phải là đồ sử dụng điện (như: khăn mặt, búp bê, lược chải đầu,...) thì cả lớp sẽ xua tay và hô “Không có điện! Không có điện!”. Ai làm sai sẽ không được chơi tiếp. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ với bạn: Ở nhà em, lớp em có những đồ điện nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Xử lí tình huống * Mục tiêu: - HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp để tránh bị điện giật. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp trong các tình huống ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 75, 76. - HS làm việc nhóm theo sự phân công của GV. - Các nhóm trình bày kết quả và giải thích lí do. - Thảo luận chung cả lớp. - GV tổng kết các ý kiến và kết luận: + Tình huống 1: Em và bạn không nên tìm cách khều quả cầu lông mắc trên dây điện vì rất nguy hiểm, có thể bị điện giật. + Tình huống 2: Em nên nói với mẹ hoặc người lớn trong gia đình để dùng băng dính điện bọc lại chỗ dây điện bị hở để đảm bảo an toàn. + Tình huống 3: Em nên báo ngay cho người lớn biết. + Tình huống 4: Em nên ngăn em bé lại hoặc gọi ngay người lớn trong gia đình can thiệp để tránh cho em khỏi bị điện giật. - Tình huống 5: Em không nên chạm tay vào người bị điện giật bởi như vậy em cũng sẽ bị điện giật. Trong trường hợp này, em có thể ngắt cầu dao điện hoặc hô lớn để gọi người lớn đến cứu. Hoạt động 2: Chơi trò “An toàn hay nguy hiểm” * Mục tiêu: - HS được củng cố, khắc sâu về các hành vi an toàn và không an toàn khi sử dụng điện. * Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi: + GV gọi một HS xung phong làm người điều khiển trò chơi. + Người điều khiển trò chơi đứng phía trên bảng và nêu các hành động khi sử dụng điện. Cả lớp sẽ hô to “An toàn! An toàn!”, nếu đó là hành động an toàn; và hô “Nguy hiểm! Nguy hiểm!”, nếu đó là hành động nguy hiểm. Ai hô sai sẽ phải đứng ra ngoài không được chơi tiếp. - HS chơi trò chơi. - Cả lớp vỗ tay, khen những bạn chơi giỏi, luôn xác định đúng hành động an toàn và nguy hiểm. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học: - GV cùng HS quan sát các ổ cắm và thiết bị điện trong lớp xem đã bảo đảm an toàn chưa để báo cho nhà trường để kịp thời xử lí, nếu cần thiết. Vận dụng sau giờ học: Hướng dẫn HS: - Nhờ bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số thiết bị điện trong gia đình. - Nhắc bố mẹ kiểm tra các ổ điện và các thiết bị điện trong nhà để kịp thời thay thế hoặc gia cố lại cho an toàn. - Thực hiện: Không thò tay, chọc que vào ổ điện, không nghịch dây điện, không lại gần bốt điện, tủ điện, trèo lên cột điện. Tổng kết bài học - HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị điện giật, em cần thực hiện đúng cách sử dụng điện an toàn đã học. - GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 77. - Yêu cầu 2 - 3 HS nhắc lại lời khuyên. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực và hiệu quả. Thứ Năm ngày 6 tháng 5 năm 2021 TẬP ĐỌC EM NHÀ MÌNH LÀ NHẤT I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu / bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Ngôi nhà ấm áp; trả lời câu hỏi: Vì sao thỏ con nói: Nhà mình thật là ấm áp? B. DẠY BÀI MỚI d) Thi đọc đoạn, bài - Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. - Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... Em gái con xinh lắm! / Tiếp theo đến ... không đổi đâu! / Còn lại). - Từng cặp, tổ thi đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và các ý lựa chọn. - Từng cặp HS trao đổi, làm bài. - GV hỏi - HS trả lời: + GV: Mẹ Nam sinh em trai hay em gái? HS: Mẹ Nam sinh em gái. + GV: Vì sao Nam không vui khi mẹ gọi vào với em? /HS (ý b): Vì Nam thích em trai. + GV: Vì sao Nam không muốn đổi em gái? / HS (ý a): Vì Nam yêu em mình. - (Lặp lại) 1 HS hỏi - Cả lớp đáp. - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (HS: Nam rất yêu em bé. / Anh chị luôn yêu quý em. / Nam thích em trai nhưng vẫn yêu em gái. / Em gái rất đáng yêu, không đổi được,...). GV: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái, Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất. 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - 1 tốp (4 HS) đọc (làm mẫu) theo 4 vai: người dẫn chuyện, Nam, mẹ, bố. - 2 tốp thi đọc theo vai. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc (kể) cho người thân nghe câu chuyện Em nhà mình là nhất. TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA T(1 tiết) I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa T theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng (mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Máy chiếu / bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa T; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li. Bìa chữ viết hoa mẫu R, S. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 1 HS cầm que chỉ, tô đúng trên bảng quy trình viết chữ viết hoa R, S đã học. - GV kiểm tra một vài HS viết bài ở nhà. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - GV chiếu lên bảng chữ in hoa T. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa T. - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ T in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa T; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa T - GV đưa lên bảng chữ viết hoa T, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét): Chữ T viết hoa gồm 1 nét là sự kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang và cong trái (to). Đặt bút giữa ĐK 4 và ĐK 5, tô nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó chuyển hướng tô nét cong trái (to) cắt nét lượn ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, cuối nét cong tô lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2. - HS tô chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - Cả lớp đọc: mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa T và h, viết liền mạch các chữ, vị trí đặt dấu thanh, - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: Tìm một tấm ảnh của mình hoặc tự vẽ mình; chuẩn bị giấy A4, giấy màu, bút màu, hồ dán, kéo,... TOÁN Bài 70: EM VUI HỌC TOÁN I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động: - Đọc và vận động theo nhịp bài thơ, thông qua đó củng cố kĩ năng xem đồng hồ và hiểu được ý nghĩa của thời gian. Trải nghiệm các động tác tạo hình đồng hồ chỉ giờ đúng. - Thực hành lắp ghép, tạo hình phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS. - Thực hành thiết kế, trang trí đồng hồ; gấp máy bay và trang trí máy bay; phi máy bay và đo khoảng cách bằng bước chân. - Phát triển các NL toán học: Thông qua các hoạt động trải nghiệm: đọc thơ, vận động theo nhịp, tạo hình đồng hồ bàng động tác cơ thể, lắp ghép tạo hình mới bằng các hình đã học, đo đạc trong thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua hoạt động nhóm, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác. II. CHUẨN BỊ - Một số mặt đồng hồ vẽ trên giấy to, hoặc trên máy chiếu, hoặc đồng hồ thật. - Mỗi nhóm có đủ đĩa giấy, các số, kim đồng hồ, kéo, băng dính hai mặt, bút màu để làm đồng hồ bằng đĩa giấy. - Các hình bằng giấy màu để ghép như bài 3. - Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy (nửa tờ A4) để gấp máy bay, bút màu để trang trí máy bay. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động 1 a) Đọc bài thơ và vận động theo nhịp HS thực hiện theo hướng dẫn GV: - HS đọc bài thơ và vận động theo nhịp. - HS nói cho bạn nghe qua bài thơ em biết thêm điều gì. Chẳng hạn: + Bài thơ nhắc chúng mình nhớ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. + Bài thơ còn nhắc chúng mình: Thời gian trôi nhanh nên em phải chăm chỉ học. - GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. Nhấn mạnh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút và gợi cho HS về quý trọng thời gian. Nhắc HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe. b) Chơi trò chơi vận động theo kim đồng hồ GV hướng dẫn HS chơi trò chơi tạo hình theo kim đồng hồ. - GV làm mẫu (có thể gọi 1 HS lên bảng làm theo mẫu). - GV và HS cùng làm: Chơi cả lớp: GV nêu hiệu lệnh (3 giờ). HS thực hiện. - HS thực hiện trong nhóm. Lưu ý: Sau khi chơi, GV có thể hỏi HS chơi có thích không? Có khó không? Khó thế nào? Hoạt động 2. Thiết kế đồng hồ bằng đĩa giấy - GV hướng dẫn HS làm đồng hồ bằng đĩa giấy. - Mỗi nhóm làm đồng hồ của nhóm mình; trang trí đồng hồ bằng bút màu; trình bày sản phẩm. - Khuyến khích HS sáng tạo trong các hoạt động: + Trang trí đồng hồ cho đẹp. + Trình bày, giới thiệu về sản phẩm đồng hồ của nhóm. - Tổ chức các nhóm đi xung quanh lớp quan sát và bình chọn sản phẩm của nhóm bạn. C. Hoạt động 3. Lắp ghép, tạo hình Hoạt động theo nhóm - HS ghép các hình như trong SGK hoặc ghép hình theo ý thích và giới thiệu về hình mới ghép. - HS nói cho bạn nghe hình vừa ghép được là hình gì, hình đó được tạo bởi các hình nào. D. Hoạt động 4. Trò chơi: “Phi máy bay” a) Gấp máy bay Hoạt động theo nhóm - GV hướng dần HS gấp máy bay theo từng thao tác: Lưu ý: GV có thể hướng dần gấp máy bay theo cách khác đơn giản hơn. - Hướng dẫn HS dùng bút màu trang trí máy bay, đặt tên cho máy bay của mình (có the viết tên của em hoặc tên khác). b) Thi máy bay nào bay xa hơn - GV hướng dẫn các nhóm HS phi máy bay ngoài sân trường (hướng dẫn 1 nhóm làm mẫu): + Kẻ một vạch xuất phát, + Từng bạn trong nhóm phi máy bay, + Một bạn đo bằng bước chân, + Một bạn ghi lại kết quả đo, + Chọn máy bay bay xa nhất trong nhóm, + So sánh với các nhóm khác, + Chọn ra máy bay bay xa nhất của lóp. - GV đặt câu hỏi HS suy nghĩ xem tại sao máy bay của bạn lại bay xa hơn (Bạn gấp đầu nhọn hơn, bạn phi mạnh hơn, ...). E. Củng cố, dặn dò - HS nói cảm xúc sau giờ học. - HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học. - HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 20: THỜI TIẾT (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. - Nêu được lý do phải theo dõi dự báo thời tiết. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió. - Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết ( nóng, rét, mưa, nắng ). II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - GV cho cả lớp hát bài Trời nắng, trời mưa. - Sau đó GV hỏi: + Bìa hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào? + Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau? + Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết. 1. Một số hiện tượng thời tiết KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét hiện tượng thời tiết * Mục tiêu - Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. - Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió. * Cách tiến hành - GV tổ chức HS theo nhóm 6: + Mỗ HS trong nhóm mô tả về hiện tượng thời tiết của một hình. + Cả nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: (1) Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời nắng? (2) Dựa vào đấu hiệu nào mà em biết trời có gió? Gió mạnh hay gió nhẹ? (3) Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh, em cảm thấy thế nào? - Làm việc cả lớp: Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi; mỗi nhóm một câu. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG 2. Hoạt động 2: Thi nói về hiện tượng thời tiết * Mục tiêu - Trình bày được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. * Cách tiến hành - HS học theo cặp hoặc theo nhóm. Khi GV quan sát các nhóm, khuyến khích các em huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm và vốn từ các em có thể nói về hiện tượng thời tiết. Ví dụ: Khi trời nắng: + Trời xanh. + Mây trắng. + Nắng vàng. + Khi trời mưa: + Bầu trời phủ toàn mây xám. + Không nhìn thấy Mặt Trời. + Mưa rơi. + Cây cỏ và mọi vật ngoài trời đều ướt. + 3. Hoạt động 3: Thực hành quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh * Mục tiêu - Thực hành quan sát, nêu được nhận xét về bầu trời và quang cảnh xung quanh và nhận biết được hiện tượng thời tiết. * Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu thực hành đối với cả lớp; Có thể hỏi, gợi ý cho các em về nội dung cần quan sát. Ví dụ: Trời có nắng hoặc mưa hay không? Có gió không? Gió mạnh hay nhẹ? Trên trời có nhiều mây hay ít mây? Mùa sắc của mây? Cảnh vật xung quanh như thế nào?... - GV có thể gợi ý/cung cấp cho các em mẫu phiếu ghi lại kết quả quan sát ( Ví dụ dưới dạng bảng dựa theo các câu hỏi ở trên). - HS đi ra ngoài lớp, tiến hành quan sát ( theo cặp), ghi lại kết quả quan sát được. Trong quá trình HS quan sát, GV có thể có những hướng dẫn cần thiết. - HS quay lại lớp, trao đổi để hoàn thiện bản ghi kết quả quan sát. - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt. - GV cho HS đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 136 SGK. Sau đó có thể cho một số em nhắc lại. TẬP ĐỌC LÀM ANH (1 tiết) I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc. - Hiểu điều bài thơ muốn nói: Làm anh, làm chị rất khó vì phải biết cư xử “người lớn”. Những ai yêu thương em của mình thì đều làm được người anh, người chị tốt. - Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Em nhà mình là nhất; trả lời câu hỏi: Vì sao Nam không muốn đổi em gái? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Làm anh khó đấy (Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Huỳnh Đình Khiêm). 1.2. Giới thiệu bài Các em vừa nghe (hoặc hát) bài hát Làm anh khó đấy. Lời của bài hát chính là lời bài thơ Làm anh các em học hôm nay. Đây là một bài thơ viết rất hay về tình cảm anh em. . 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu, giọng vui tươi, nhí nhảnh, tình cảm. Nhấn giọng các từ ngữ: phải “người lớn” cơ, thật khó, thật vui, thì làm được thôi. Đọc tương đối liền mạch từng cặp hai dòng thơ (dòng 1, 2; dòng 3, 4...). Nghỉ hơi dài hơn một chút sau mỗi khổ thơ. b) Luyện đọc từ ngữ, chuyện đùa, người lớn, dỗ dành, dịu dàng, quà bánh, nhường em luôn,...; đọc một số dòng thơ; Phải “người lớn” cơ / Anh phải dỗ dành / Anh nâng dịu dàng. c) Luyện đọc dòng thơ - GV: Bài có 16 dòng thơ. - HS đọc tiếp nối 4 dòng thơ một cá nhân / từng cặp). d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 2 khổ thơ); thi đọc cả bài thơ. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 2 HS đọc 2 câu hỏi trong SGK. (Với câu hỏi 2, đọc lần lượt các vế câu ở mỗi bên). - Từng cặp HS trao đổi, làm bài trong VBT. - Thực hành hỏi đáp (theo 2 câu hỏi). - GV hỏi - HS trả lời: + GV (câu hỏi 1): Làm anh dễ hay khó? - HS: Làm anh rất khó. / Làm anh khó vì đòi hỏi phải biết cư xử “người lớn”. + GV nêu YC nối ghép: Làm anh phải như thế nào?; gắn lên bảng lớp nội dung BT 2. / 2 HS nói kết quả. GV giúp HS nối các vế câu trên bảng. Cả lớp đọc: a) Khi em bé khóc – 3) anh phải dỗ dành. b) Nếu em bé ngã – 1) anh nâng dịu dàng. c) Mẹ cho quà bánh – 4) chia em phần hơn. d) Có đồ chơi đẹp - 2) cũng nhường em luôn. - (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp: + 1 HS (câu hỏi 1): Làm anh dễ hay khó?. Cả lớp: Làm anh rất khó. / Làm anh khó vì đòi hỏi phải biết cư xử “người lớn”. + 1 HS (câu hỏi 2): Làm anh phải như thế nào? Cả lớp: a) Khi em bé khóc - 3) anh phải dỗ dành. b) Nếu em bé ngã - 1) anh nâng dịu dàng. c) Mẹ cho quà bánh - 4) chia em phần hơn. d) Có đồ chơi đẹp - 2) cũng nhường em luôn. - GV: Ai “làm anh” được? HS: Ai yêu em bé thì làm được. GV: Làm anh, làm chị rất khó vì đòi hỏi anh, chị phải biết cư xử “người lớn”; phải yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn em. Nhưng làm anh, làm chị cũng rất vui. Ai yêu em của mình thì đều làm được người anh, người chị tốt. 2.3. Học thuộc lòng GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối tại lớp theo cách xoá dần từng chữ. - HS thị đọc thuộc lòng khổ thơ đầu / khổ thơ cuối. - HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết học Góc sáng tạo. Thứ Sáu ngày 7 tháng 5 năm 2021 GÓC SÁNG TẠO “EM LÀ CÂY NẾN HỒNG” (1 tiết) I. MỤC TIÊU - Làm được một sản phẩm giới thiệu bản thân: Dán ảnh (hoặc tranh vẽ) bản thân vào giấy, trang trí, tô màu. Viết được một vài câu tự giới thiệu bản thân (gắn với gia đình). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a) Chuẩn bị của GV: Các viên nam châm để gắn lên bảng sản phẩm của HS; Những mảnh giấy có dòng kẻ ô li GV phát cho HS để dán vào sản phẩm, viết lên đó. b) Chuẩn bị của HS: - Ảnh HS, tranh HS tự hoạ bản thân. - Giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,... - Các viên nam châm để gắn lên bảng sản phẩm của HS. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Chia sẻ và giới thiệu bài 1.1. Chia sẻ GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh ở BT 1, nhận ra hình ảnh các bạn HS; đoán xem phải làm gì (làm một sản phẩm có tranh tự hoạ hoặc tấm ảnh bản thân, viết lời tự giới thiệu). 1.2. Giới thiệu bài Tiết học Góc sáng tạo hôm nay có tên Em là cây nến hồng. Đây là một câu lấy từ lời bài hát Ba ngọn nến lung linh, ý nói: Các em rất đẹp. Các em là ánh sáng lung linh, là những con ngoan, trò giỏi; là niềm tự hào của gia đình. Trong tiết học này, các em sẽ tự giới thiệu mình bằng cách: dán ảnh mình hoặc tự vẽ chân dung mình lên giấy, trang trí, tô màu, viết lời tự giới thiệu. Các em hãy cố gắng để có một sản phẩm ấn tượng. 2. Khám phá - Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC
File đính kèm:
giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.doc