Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

TIẾNG VIỆT

Bài 102: uôi, ươi ( t1)

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôi, vần ươi.

- Viết đúng các vần uôi, ươi, các tiếng (dòng) suối, (quả) bưởi cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan.
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
- Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Phiếu quan sát
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị khi đi tham quan thiên nhiên
	* Mục tiêu
- Nêu được 1 số đồ dùng cần mang khi đi tham gian
- Thực hiện 1 số nội quy khi đi tham quan.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình 
- Hướng dẫn HS cách quan sát các hình trang 86, 87 SGK.
- Hỏi: Các bạn trong hình đang làm gì?
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng HS trong nhóm trình bày, thảo luận: 
+ Những đồ dùng nào cần mang khi đi tham quan thiên nhiên?
+ Vai trò của những đồ dùng đó là gì?
+ Khi đi tham quan cần lưu ý những điều gì?
	Gợi ý: GV hướng dẫn HS đọc bảng “ Hãy cẩn thận!” trong SGK trang 86, 87, giúp HS khắc sâu hơn: Không tự ý hái hoa, quả và ăn chúng; không đứng gần và thò tay vào chuồng thú,  
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp 
- Đại diện nhóm trình bày những đồ dùng cần thiết mang theo khi đi tham quan thiên nhiên và tác dụng của chúng.
- Trình bày những lưu ý khi đi tham quan.
- GV hỏi: Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước, đồ ăn bằng vật dụng gì? 
	Gợi ý: Ở VN nhiều người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, nước uống,  đựng bằng đồ nhựa. Đồ nhựa gây nhiều tác hại cho môi trường sống của con người và động vật vì vậy chúng ta cần giảm thiểu bằng cách: không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần.
Bước 4: Củng cố 
- GV hướng dẫn HS: 
+ Cách quan sát thiên nhiên: Quan sát từng cây, con vật về màu sắc, chiều cao, các bộ phận;  
+ Cách ghi chép trong Phiếu quan sát: Ghi nhanh những điều quan sát được theo mẫu phiếu và những điều chú ý mà em thích vào phía dưới của phiếu để hoàn thiện sau.
- GV lưu ý nhắc nhở HS:
+ Tuân thủ theo nội quy, hướng dẫn của GV, nhóm truwornt.
+ Chú ý quan sát, chia sẻ, trao đổi với các bạn khi phát hiện ra những điều thú vị hoặc em chứ biết để cùng nhau tìm ra câu trả lời và chia sẻ những hiểu biết của mình với các bạn trong nhóm cũng như học hỏi từ các bạn, 
+ Hs đựng nước vào bình nhưa, hạn chế sử dụng nước uống đóng bằng chai nhựa. Đồ ăn đựng trong hộp, tránh đựng thức ăn bằng túi nilon.
+ Cần cẩn trọng khi tiếp xúc với các cây và con vật: Không ngắt hoa, bẻ cành cây, vừa giữ vẻ đẹp của cây, vừa tránh tiếp xúc với gai và nhựa của cây, có thể gây bỏng, phồng rộp, ...
+ Khi không may bị gai đâm, nhựa cây dính vào da, mắt; các con vật cắn, ... cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và báo ngay với bạn bè, thầy cô, người thân cùng trợ giúp. 
III. DẶN DÒ:
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tốt cho tiết sau.
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 20.
- Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 20.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học: Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị 
số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hóa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
II.CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
- Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười, hai mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động 5’ 
- Chơi trò chơi “Đếm tiếp” theo nhóm hoặc cả lớp như sau:
- Đưa ra một số, chẳng hạn số 17 (GV viết hoặc gắn thẻ số đó lên bảng coi đó là số “đích”).
- Một HS đếm tiếp từ 1 (hoặc từ một số cho trước) đến số “đích”. HS khác theo dõi, nhận xét.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập 23’
Bài 1. (N2) HS thực hiện các thao tác:
- Nêu hoặc đặt các thẻ số thích hợp vào mỗi ô ? 
- Đọc cho bạn nghe các số từ 1 đến 20 và từ 20 về 1.
Lưu ý: GV Yêu cầu HS lấy thước kẻ thẳng, quan sát và đọc các số ghi dưới mỗi vạch của thước, nhận xét. Hoặc phát cho mỗi nhóm một băng giấy có vạch chia (như thước kẻ 20 trong hình vẽ). HS thảo luận và viết các số thích họp dưới mỗi vạch để tạo thành một chiếc thước. HS đánh dấu một số đố bạn đếm tiếp, đem lùi, đếm thêm từ sổ đó.
Bài 2. (CN) HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát các số, đếm số theo thứ tự từ trái qua phải, tìm số thích hợp rồi đặt thẻ số đó vào ô trống có dấu
- Đọc kết quả cho bạn kiểm tra và nói cho bạn nghe cách làm.
Bài 3. (N2) Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: số hình ghép thành bức tranh; số hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong bức tranh. Chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bài 4. (N4) HS quan sát tranh vẽ, suy nghĩ rồi nêu hoặc gắn thẻ số thích hợp cho mỗi toa tàu. Chia sẻ cách làm với bạn.
C. Hoạt động vận dụng 5’
Bài 5. (N4)
- Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số lượng mỗi loại cây trong bức tranh. Chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.
- GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về bức tranh. Chẳng hạn: HS chỉ vào một giá cây rồi hỏi: “Trên giá này, có tất cả bao nhiêu cây?”
D. Củng cố, dặn dò : 2’
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì chc em trong cuộc sống hằng ngày?
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? 
 TIẾNG VIỆT:
 Bài 102: ui- ưi ( T2)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con.
- HS viết đúng các vần ui, ưi, các tiếng (ngọn) núi, gửi (thư) cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu, máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3) 30’
a) GV chỉ hình minh họa bài Hạt nắng bé con; giới thiệu: Bài đọc kể chuyện hạt nắng xuống đất chơi, đã làm nhiều việc tốt cho bông hồng, cho hạt mầm...
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thả, sụt sùi, an ủi, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất. Giải nghĩa từ: sụt sùi (Hạt nắng gặp bông hồng bị gãy cành đang sụt sùi khóc.): từ gợi tả tiếng khóc nhỏ, kéo dài, như cố giấu, cố nén. Phả (Nghe hạt mầm thì thầm, nó phả hơi ấm xuống đất. ): làm làn hơi bốc mạnh thành luồng.
c) Luyện đọc từ ngữ: hạt nắng, xuống đất, gãy cành, sụt sùi, an ủi, gửi tặng, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất, cánh tay hồng, bên kia núi.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 6 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- 1 HS làm mẫu: a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi.
- HS làm bài trên VBT. 
-1 HS đọc kết quả. 
- GV giúp HS nối, ghép các vế câu trên bảng lớp, chốt lại đáp án (a - 2,- 1, c - 3).
- Cả lớp đọc lại kết quả (không đọc các chữ cái và số TT): a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi. b) Bông hồng - 1) được hạt nắng an ủi. c) Hạt nắng - 3) giúp hạt cây nảy mầm. 
4. Củng cố, dặn dò 5’
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ui (VD: vui, bụi, lùi, bụi,...).
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc: xem trước bài 103 (uôi, ươi).
	TIẾNG VIỆT
Bài 102: uôi, ươi ( t1)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôi, vần ươi. 
- Viết đúng các vần uôi, ươi, các tiếng (dòng) suối, (quả) bưởi cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
- 1 HS đọc bài Hạt nắng bé con (bài 102).
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm có vần ui, vần ưi.
B. DẠY BÀI MỚI 30’
1. Giới thiệu bài: vần uôi, vần ươi. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần uôi 
- GV viết bảng: âm đôi uô, chữ i. / HS (cá nhân, cả lớp); uô - i - uôi.
- HS nói: dòng suối. / Tiếng suối có vần uôi. / Phân tích vần uôi. / Đánh vần, đọc trơn: uô - i - uôi / sờ - uôi – suôi - sắc - suối / dòng suối.
2.2. Dạy vần ươi (như vần uôi): Chú ý: Vần ươi gồm âm đôi ươ và âm i. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: uôi, dòng suối; ươi, quả bưởi. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uôi? Tiếng nào có vần ươi?) 
- GV chỉ từng từ ngữ, 1 HS, cả lớp đọc. 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
- HS báo cáo. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng chuối có vần uôi. Tiếng tươi có vần ươi,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp. . 
b) Viết vần: uôi, ươi 
- 1 HS đọc vần uôi, nói cách viết.
- GV vừa viết vần uôi vừa hướng dẫn: các con chữ cao 2 li, cách viết dấu mũ của ô, cách nối nét. / Làm tương tự với vần ươi.
- HS viết: uôi, ươi (2 lần). 
c) Viết tiếng: (dòng) suối, (quả) bưởi (như mục b).
- GV vừa viết mẫu tiếng suối vừa hướng dẫn: chữ s cao hơn 1 li; chú ý nét nối giữa các con chữ; dấu sắc đặt trên ô. / Làm tương tự với bưởi. 
- HS viết: (dòng) suối, (quả) bưởi (2 lần).
 Thứ Năm ngày 28 tháng 01 năm 2021
 ĐẠO ĐỨC 
Bài 9: EM VÓI ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. 
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi. 
- Lễ phép, vâng lời anh chị, nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- SGK Đạo đức 1. 
- Băng đĩa/clip bài hát “Làm anh khó đấy” 
- Các tranh trong bài phóng to.
- Máy chiếu đa năng, máy tính. 
- Một số đạo cụ để đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG 5’
- GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe bài hát Làm anh khó đấy” – Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Nguyễn Đình Khiêm. 
- GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì? 
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc anh chị nên làm với em nhỏ 13’
* Mục tiêu: 
- HS nêu được cách cư xử phù hợp của anh chị đối với em nhỏ. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 44 và thảo luận theo nhóm đối các câu hỏi: 
1) Nêu những việc bạn trong tranh đã làm đối với em nhỏ. 
2) Những việc làm đó thể hiện điều gì? 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận: 
+ Tranh 1:Anh đưa cho em cái bánh và nói: “Anh để phần em này!”. Việc làm đó. thể hiện anh quan tâm, nhường nhịn em. 
+ Tranh 2: Chị rủ em cùng chơi gấu bông, chị nói: “Chị em mình cùng chơi nhé!”. Việc làm này thể hiện chỉ biết nhường nhịn và hoà thuận với em. 
+ Tranh 3: Anh đang giặt khăn để rửa mặt cho em, anh nói: “Anh lau mặt cho em nào!”. Việc làm đó thể hiện anh rất quan tâm và biết chăm sóc em. 
+ Tranh 4: Mẹ đang nấu cơm, em bé khóc đòi mẹ. Chị dỗ em và nói: “Em ra đây với chị.”. Việc làm này thể hiện chỉ biết trông em, dỗ dành để em khỏi khóc.
Lưu ý: GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. 
- GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc em nhỏ? 
- HS trình bày ý kiến. 
- GV kết luận: Là anh chị trong gia đình, các em nên hoà thuận, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc em nên làm với anh chị 12’
* Mục tiêu: 
- HS nêu được cách cư xử phù hợp của em đối với anh chị. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 45 và trả lời các câu hỏi: 
1) Nêu những việc bạn nhỏ trong tranh đã làm đối với anh chị. 
2) Những việc làm đó thể hiện điều gì? 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời HS lên bảng trình bày. 
- Một vài HS lên bảng trình bày. Các HS khác trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận: 
+ Tranh 1: Thấy anh đi học về, em chạy ra chào anh. Điều đó thể hiện em rất lễ phép với anh. 
+ Tranh 2: Chị làm rơi hộp bút, em nhắc chị: “Hộp bút của chị rơi kìa!”. Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến chị.
+ Tranh 3: Em tặng quà cho chị và nói: “Em chúc mừng chị!”. Việc làm này thể hiện em biết quan tâm, chia sẻ niềm vui với chị. 
+ Tranh 4: Em thấy anh mệt mỏi, em sờ trán anh và nói: “Trán anh nóng thế?”. Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến anh. 
Lưu ý: Sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh, GV kết luận nội dung tranh đó rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. 
- GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự lễ phép, vâng lời, quan tâm, chăm sóc anh chị? 
- HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Là em trong gia đình, các em nên lễ phép, vâng lời và quan tâm, giúp đỡ anh chị bằng những việc làm phù hợp.
Tổng kết bài học 5’
- GV nêu câu hỏi: Qua bài học này, em rút ra được điều gì? 
- GV nêu tóm tắt nội dung bài học: 
+ Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn, cư xử ân cần, quan tâm. chăm sóc em nhỏ.
+ Là em trong gia đình, em nên lễ phép, vâng lời anh chị; quan tâm, giúp đỡ anh chị những việc làm phù hợp với khả năng. 
 TIẾNG VIỆT
 Bài 102: uôi- ươi ( t2)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cá và chim.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3). 30’
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Cá và chim: Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thế mà cá và chim vẫn trò chuyện, kết bạn cùng nhau, đi chơi cùng nhau. Các em cùng lắng nghe để biết cá và chim trò chuyện thế nào.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): bơi dưới suối, hót trên cây, biết bơi, xuống đây, đôi cánh, bay trên trời, thích lắm.
d) Luyện đọc câu, đoạn 
- GV: Bài có mấy câu văn, bao nhiêu dòng thơ? (4 câu văn, 13 dòng thơ). 
- GV chỉ từng câu văn, từng khổ thơ cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu văn, từng khổ thơ (cá nhân, từng cặp): (Đọc cá nhân) HS 1 đọc câu đầu: Cả bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: HS 2 đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá). HS 3 đọc tiếp câu: Chim trả lời: và 4 dòng thơ (lời chim). HS 4 đọc câu: Cá nói: và 5 dòng thơ (lời cá). HS 5 đọc câu văn cuối cùng. (Đọc từng cặp). Cặp thứ nhất đọc câu đầu: Cá bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: Cặp thứ hai đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá)... 
e) Thi đọc theo lời nhân vật
- GV: Bài Cả và chim là lời trò chuyện giữa cá và chim. Để đọc đúng vai, các em cần xác định những câu văn nào là lời người dẫn chuyện, những câu thơ nào là lời cá, lời chim. GV chỉ bài đọc trên bảng, cùng HS xác định:
+ Lời dẫn chuyện; 4 câu văn. 
+ Lời cá rủ chim (4 dòng thơ): Này bạn chìm gì? . Thích lắm! 
+ Lời chim (4 dòng thơ); Ôi bạn cả ơi! ... Chim bay trên trời, + Lời cá (5 dòng thơ): Không lo chim ơi! ... Thích lắm!
- Từng tốp (mỗi tốp 3 HS) nhìn SGK cùng luyện đọc theo vai. 
- Một vài tốp thi đọc theo vai. Cả lớp và GV nhận xét. 
- 1 HS đọc cả bài./ Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc. 
- GV chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. /1 HS làm mẫu: a) Cả - 2) bơi dưới suối. 
- HS làm bài trong VBT. 
-1 HS đọc kết quả. 
- Cả lớp đọc lại kết quả: 
a) Cá - 2) bơi dưới suối. 
b) Chim - 3) bay trên trời. 
c) Cá và chim - 1) cùng đi chơi. 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 20). 
4. Củng cố, dặn dò 5’ 
- HS tìm thêm tiếng ngoài bài có vần uôi (tuổi, cuối, đuổi,...), có vần ươi (tưới, cưới,...).
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà luyện đọc thêm bài thơ.
TẬP VIẾT
Tập viết ( sau bài 102, 103)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2’
2. Luyện tập 33’
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ) viết trên bảng: ui, ngọn núi; ưi, gửi thư; uôi, dòng suối; ươi, quả bưởi. /HS đọc, nói cách viết từng cặp vần.
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi).
- HS viết các vần, từ ngữ vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi.
- GV hướng dẫn HS viết từng từ ngữ, chú ý độ cao của các con chữ: s cao hơn 
1 li; t cao 1,5 li, d, q cao 2 li; g, b, h cao 2,5 li. Khi HS viết, không đòi hỏi các em phải viết thật chính xác độ cao các con chữ.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò 2’ 
- HS nêu lại độ cao của các con chữ mà GV đưa ra.
- Chỉ một số từ cho HS đọc lại.
- Tuyên dương những HS tích cực.
 Thứ Sáu ngày 29 tháng 01 năm 2021
 TOÁN
 Bài 43: CÁC SỐ 10,20,30,40,50,60,70,80,90
 ( CôYến dạy)
 TIẾNG VIỆT
BÀI 98: KỂ CHUYỆN
THỔI BÓNG
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi tham gia các trò chơi, không nên hiếu thắng, không nên tức giận khi thua cuộc. Qua trò chơi, có thể nhìn thấy ưu điểm của các bạn để học hỏi, làm cho mình tiến bộ hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
- GV gắn lên bảng tranh minh hoạ truyện Ong mật và ong bầu, mời HS 1 trả lời câu hỏi của GV theo 3 tranh đầu. HS 2 tự kể theo 3 tranh cuối (hoặc cả 2 HS cùng trả lời câu hỏi theo tranh).
B. DẠY BÀI MỚI 28’
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ: Các em hãy xem tranh, nói câu chuyện có những nhân vật nào? (Chuyện có báo con, thầy giáo hổ và các con vật khác: khỉ, thỏ, chồn, gấu, hổ. GV: Hãy đoán chuyện gì xảy ra? (Các con vật vui chơi: thi chạy, leo cây, vật tay...) (Lướt nhanh).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện Thổi bóng kể về một chú báo con. Báo con rất khoẻ, chạy cực nhanh. Nó là nhà vô địch khi thi chạy nhưng lại thua các bạn trong các trò chơi khác. Thái độ của báo con khi thắng, khi thua thế nào, các em hãy cùng lắng nghe câu chuyện.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Kể gây ấn tượng với những từ ngữ thể hiện sự hớn hở của báo con khi thắng, sự ỉu xìu rồi tức giận của báo con khi thua, tài thổi bóng của báo. Đoạn cuối (lời khuyên của thầy hổ): giọng kể chậm rãi; lời báo con thấm thía.
- GV kể 3 lần - kể rõ ràng từng câu, từng đoạn. Lần 1: kể không chỉ tranh. Lần 2: vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm. Kể lần 3: như lần 2.
Thổi bóng
(1) Giờ ra chơi, báo con ra sân nô đùa cùng các bạn.
(2) Các bạn rủ nhau thì chạy. Chạy thì ai nhanh bằng báo con! Báo con thắng cuộc. Nó hớn hở, hò reo ầm ĩ.
(3) Đến cuộc thi leo cây. Báo con leo trèo rất giỏi nhưng vẫn chưa bằng khỉ con. Thoắt một cái, khỉ con đã leo tót lên ngọn cây cao. Bị thua khỉ con, báo con ỉu xìu.
(4) Đến cuộc thi vật tay, báo con không thắng nổi gấu con. Nó xị mặt, vùng vằng.
(5) Thầy giáo hổ đi qua, thấy vậy liền gọi báo con vào phòng. Thầy nhờ báo con giúp thầy thổi bóng, trang trí lớp học. Báo con nhận lời. Chỉ loáng một cái, báo con đã thổi xong cả rổ bóng đủ màu sắc. 
(6) Thầy giáo hổ khen báo con, rồi hỏi báo con đã hết bực tức chưa. Báo con x

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.docx
Giáo án liên quan