Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1

TOÁN

LUYỆN TẬP (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.

- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- - Máy tính, máy chiếu.

- Các thẻ phép tính như ở bài 1 để HS chơi trò chơi tính nhẩm.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 10 đã học.

 B. Hoạt động thực hành, luyện tập

 Bài 3

- HS làm bài 3: Nêu các phép tính thích hợp (theo mẫu)

- GV tổ chức thành trò chơi theo cặp: một bạn nêu ra một phép tính có các chữ số đã cho, bạn khác tìm phép tính khác và ngược lại.

 Bài 4

- Cá nhân HS làm bài tập 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau nhận xét về các phép tính trong từng cột:

a) Ngầm giới thiệu “tính chất giao hoán của phép cộng” thông qua các ví dụ cụ thể.

b) Ngầm giới thiệu quan hệ cộng – trừ.

Chia sẻ trước lớp. GV cũng có thể nêu thêm 1 vài ví dụ phép tính khác để HS củng cố kỹ năng.

C. Hoạt động vận dụng

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10.

D. Củng cố, dặn dò

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lởm chởm (răng nhọn, cứng, đâm ra không đều nhau).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 6 câu. 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc vỡ từng câu.
- Đọc tiếp nối từng câu (vài lượt). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 4 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng ý a, b, c cho HS đọc. 
- HS làm bài trong VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. GV chốt lại đáp án.
- Cả lớp nhắc lại: Ý a (Một hôm mưa gió, cá măng lạc mẹ.) - đúng. Ý b (Cá măng tự ý đi xa nên lạc mẹ.) - sai. Ý c (Cá măng chợt gặp cá mập.) - đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng mình học bài gì?
- Đọc bài Tập đọc cho người thân nghe.
 TIẾNG VIỆT:
 BÀI 79: âng - âc
( tiết1 )
I. MỤC TIÊU 	 
- Nhận biết các vần âng, âc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần âng, âc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âng, vần âc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá măng lạc mẹ (2). 
- Viết đúng các vần âng, âc, các tiếng (nhà) tầng, (quả) gấc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu ghi sơ đồ tóm tắt truyện Cả măng lạc mẹ (2). 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Cá măng lạc mẹ (1). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần âng, vần âc. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần âng: 
- HS đọc: â - ngờ - âng./ Phân tích vần âng./ Đánh vần và đọc: â - ngờ - âng/ âng.
- HS nói: nhà tầng/ tầng. / Phân tích tiếng tầng. Đánh vần và đọc: tờ - âng - tâng - huyền - tầng / tầng.
- Đánh vần, đọc trơn: â - ngờ - âng / tờ - âng - tâng - huyền - tầng / nhà tầng. 
2.2. Dạy vần âc (như vần âng) Đánh vần, đọc trơn: â - cờ - âc / gờ - âc - gâc - sắc - gấc / quả gấc. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: âng, âc, 2 tiếng mới học: tầng, gấc. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần âng? Tiếng nào có vần âc?) 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. 
- Từng cặp HS tìm tiếng có vần âng, âc, nói kết quả. 
- Cả lớp nhắc lại: Tiếng bậc (thang) có vần âc. Tiếng vầng (trăng) có vần âng,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần âng: â viết trước, ng sau; chú ý nối nét giữa â và ng. / Làm tương tự với vần âc.
- Tiếng tầng: viết t trước, âng sau, dấu huyền đặt trên â./ Làm tương tự với tiếng gấc, dấu sắc đặt trên â.
b) HS viết: âng, âc (2 lần). Sau đó viết: (nhà) tầng, (quả) gấc.
C. DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học , xem trước bài tập đọc.
 ĐẠO ĐỨC 
 BÀI 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH ( T2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.
- Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình. 
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình.
- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
- Tranh “Gia đình nhà gà”; các tranh SGK Đạo đức 1, trang 35, 36 phóng to. 
- Ti vi, máy tính
- Mẫu “Giỏ yêu thương”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” – Nhạc và lời: Phan Văn Minh.
- GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì? 
- HS phát biểu ý kiến.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.
2. LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1: Tìm lời yêu thương
* Mục tiêu: 
- HS tìm được lời nói yêu thương phù hợp cho từng trường hợp. 
- HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 37 để tìm lời nói yêu thương phù hợp với từng tranh. 
- HS làm việc cá nhân, tìm lời nói phù hợp. 
- GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 1.
- GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 1. 
- GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 1: “Con chúc mừng sinh nhật mẹ!”, “Con tặng mẹ yêu!”, “Con chúc mừng mẹ!”,... 
- GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 2. 
- GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 2.
- GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 2:“Ôi! Cháu nhớ bà quá!”, “Cháu yêu bà!”, “Bà đi đường xa có một không ạ?”,...
- GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 3. 
- GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 3. 
- GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 3: “Anh thả diều siêu quá!”, “Em rất thích thả diều cùng anh!”, “Anh thật là cừ!”,... 
Lưu ý: Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Cách chơi như sau: GV chia lớp thành hai đội và với mỗi tranh, GV yêu cầu các đội đưa ra những lời yêu thương. Đội nào đưa ra được nhiều lời yêu thương hơn và phù hợp sẽ là đội thắng cuộc. 
Hoạt động 2: Đóng vai
 	* Mục tiêu: 
- HS có kĩ năng nói lời yêu thương với người thân trong gia đình. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và phân công cho mỗi tổ đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân trong gia đình trong một tranh mục a SGK Đạo đức 1, trang 37.
- HS thực hành cặp đôi theo nhiệm vụ đã được phân công. 
- GV mời một vài cặp lên bảng đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương. 
- GV mời các HS trong lớp nhận xét về mỗi phần đóng vai theo các yêu cầu sau: 
1) Cử chỉ, lời nói của bạn đã phù hợp chưa? 
2) Nếu là em, thì em sẽ thể hiện cử chỉ và lời nói như thế nào? 
- GV kết luận: Các em nên thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể. 
Lưu ý: GV có thể thay bằng những trường hợp khác cho phù hợp với đối tượng HS của mình. Ví dụ: 
+ Trường hợp 1: Lâu ngày em mới gặp ông/bà. 
+ Trường hợp 2: Bố của em vừa đi công tác xa về.
+ Trường hợp 3: Anh/chị/em của em bị ốm.
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
* Mục tiêu:
- Tự đánh giá được những cử chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình. 
- HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS kể những cử chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình. 
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp. 
- GV khen những HS đã có cử chỉ, lời nói yêu thương phù hợp và nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương đối với người thân trong gia đình.
VẬN DỤNG
Vận dụng trong giờ học: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định những cử chỉ, lời nói yêu thương sẽ thực hiện với người thân. 
- HS thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ ý kiến trước lớp. Vận dụng sau giờ học: 
- GV nhắc nhở HS thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân: 
1) Khi em nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân. 
2) Khi đón người thân đi xa về. 
3) Khi đến dịp lễ, tết, sinh nhật người thân.
Tổng kết bài học 
- GV nêu câu hỏi: Em thích điều gì sau khi học xong bài này? 
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 38. Lưu ý: GV có thể cho HS đọc lời khuyên sau phần Khám phá hoặc cuối tiết 1.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực, nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. 
- GV hướng dẫn HS làm “Giỏ yêu thương” bằng cách tái sử dụng lẵng đựng hoa, hộp bánh/kẹo bằng sắt, giỏ mây,... 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi ngày có lời nói, cử chỉ yêu thương với ông bà, cha mẹ, anh chị em. .... Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu hình trái tim trong “Giỏ yêu thương”. 
- GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện.
III. Cũng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
TOÁN
LUYỆN TẬP (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- - Máy tính, máy chiếu.
- Các thẻ phép tính như ở bài 1 để HS chơi trò chơi tính nhẩm.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 10 đã học.
	B. Hoạt động thực hành, luyện tập
	Bài 3
- HS làm bài 3: Nêu các phép tính thích hợp (theo mẫu)
- GV tổ chức thành trò chơi theo cặp: một bạn nêu ra một phép tính có các chữ số đã cho, bạn khác tìm phép tính khác và ngược lại.
	Bài 4
- Cá nhân HS làm bài tập 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.
- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau nhận xét về các phép tính trong từng cột:
a) Ngầm giới thiệu “tính chất giao hoán của phép cộng” thông qua các ví dụ cụ thể.
b) Ngầm giới thiệu quan hệ cộng – trừ.
Chia sẻ trước lớp. GV cũng có thể nêu thêm 1 vài ví dụ phép tính khác để HS củng cố kỹ năng. 
C. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
D. Củng cố, dặn dò
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Thứ Năm ngày 24 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM 
( TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
- Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, )
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc Lý cây xanh 
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những gì?
+ Những từ nào nói về cây xanh?
	GV dẫn dắt vào bài học: Bài học nói đến cây xanh quanh ta, hoa, lá,  Và đây cũng chính là bài mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “ Cây xanh quanh em”.
1. Nhận biết một số cây
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Nhận biết một số cây
	* Mục tiêu
- Nêu được tên 1 số cây.
- Đặt được câu hỏi về tên cây, hoa, quả và chiều cao, màu sắc của cây. 
- So sánh được chiều cao, độ lớn của 1 số cây. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi 
- Hướng dẫn HS cách quan sát hình vẽ ở các trang 68, 69 SGK. 
- Hỏi: Kể tên các cây có trong bức tranh ( cây dừa, hoa cúc, cây rau bắp cải, rau xà lách, cây cam, cây chuối, cây bèo tây, cây hoa súng).
	Lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết các cây trong tranh, GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.
+ Cây nào đang có hoa, cây nào đang có quả? Hoa và quả của chúng có màu gì? 
+ So sánh các cây trong bức tranh, cây nào cao, cây nào thấp? ( Cây cao như: cây dừa, cây bàng, cây cam, cây chuối; Cây thấp như: hoa cúc, cây rau bắp cải, xà lách, ) 
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình ảnh mà HS mang đến: tên cây, cây cao hay thấp, cây đang có hoa, đang có quả không? 
- Một HS đặt câu hỏi về các đặc điểm của cây, HS kia trả lời, gợi ý như sau:
+ Cây này là cây gì? Nó có đặc điểm gì? 
+ Cây này cao hay thấp? Cây có hoa, quả không? 
- Nhà bạn hoặc vườn trường có những cây gì? Hãy ghi và vẽ vào bảng phụ. 
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vẽ vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian).
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp 
- Chọn đại diện HS giới thiệu về tên các cây của nhóm. Các HS của nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn.
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Thi gọi tên một số cây
	* Mục tiêu
- Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các loài cây mà HS đã học.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên 1 số loài cây bằng tranh ảnh hoặc vật thật theo các nhóm, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV chọn 2 nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,  cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất. 
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc tên các loài cây. 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Trong tự nhiên, có rất nhiều cây xung quanh ta, có nhiều loại cây, có những cây rất to, có những cây rất nhỏ, ) 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các cây có xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau. 
	Lưu ý: 
- Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi về các loài cây trong hình càng tốt. HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo các gợi ý trên.
- GV cần phát huy tối đa kiến thức hiểu biết, vốn từ của HS.
- Hình trong sách có những cây sống trên cạn, 1 số cây sống dưới nước như bèo, hoa súng, .. GV có thể giới thiệu qua: cây xanh quanh ta có thể sống trên cạn và sống dưới nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nội dung này ở Lớp 2 nhé!
	ĐÁNH GIÁ
GV có thể sử dụng câu 1 bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS.
TIẾNG VIỆT
BÀI 79: âng - âc
( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU 	 
- Nhận biết các vần âng, âc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần âng, âc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âng, vần âc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá măng lạc mẹ (2). 
- Viết đúng các vần âng, âc, các tiếng (nhà) tầng, (quả) gấc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu ghi sơ đồ tóm tắt truyện Cả măng lạc mẹ (2). 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Cá măng lạc mẹ (2), giới thiệu cảnh hai mẹ con cá măng vui mừng gặp lại nhau. Làm thế nào mà cá măng nhỏ thoát khỏi cá mập và tìm được đường về với mẹ?
b) GV đọc mẫu. Đọc xong, mô tả sự thông minh của cá măng nhỏ: Cá mập đã áp sát, sắp đớp được cá măng. Cá măng nhỏ bơi vọt lên trên, bám chặt thân trên cá mập khiến cá mập không nhìn thấy nó nữa.
Luyện đọc từ ngữ: áp sát, nhô lên, bám chặt, mất hút, ngớ ra, vụt đến, giấc mơ cảm giác lâng lâng. Giải nghĩa từ: mất hút (biến mất, không thấy đâu); lâng lâng (cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 7 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 3 đoạn đọc: 2 cầu/ 2 câu / 3 câu. 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện, nêu YC: Điền từ còn thiếu vào ý 2 và ý 3 để hoàn thành sơ đồ.
- 1 HS đọc trước lớp từng ý của sơ đồ chưa hoàn chỉnh. 
- HS làm bài (miệng), điền từ vào chỗ trống.
- GV chỉ từng ý, 1 HS đọc kết quả. Cả lớp đọc lại sơ đồ đã hoàn chỉnh:
1) Cá mập áp sát cá măng.
2) Cá măng bám chặt thân trên cá mập.
3) Cá mập chẳng tìm ra cá măng.
4) Cá măng tìm về nhà và gặp mẹ.
- GV: Qua câu chuyện, em biết gì về cá măng nhỏ? (Cá măng nhỏ rất thông minh, đã tự cứu mình thoát khỏi cá mập. / Cá măng nhỏ làm cho cá mập bị lừa, không rõ mình đã ăn thịt cá măng chưa. / Cá măng nhỏ rất thông minh, yêu mẹ).
4. Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện về cá măng thông minh biết tự cứu mình thoát khỏi cá mập.
TẬP VIẾT
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 78, 79)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ăng, ăc, âng, âc, măng, tắc kè, nhà tầng, quả gấc - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC (như các tiết Tập viết trước). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đánh vần, đọc trơn: ăng, măng, ăc, tắc kè, âng, nhà tầng, âc, quả gấc. 
b) Tập viết: ăng, măng, ăc, tắc kè. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần ăng, ăc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét hoặc để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh (tắc kè).
- HS thực hành viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: âng, nhà tầng, âc, quả gấc (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng mình học vần gì?
- Tìm từ chứa vần hôm nay học.
- Chỉ một số từ cho HS đọc lại.
	 Thứ Sáu ngày 25 tháng 12 năm 2020
 TOÁN
 Bài 32: LUYỆN TẬP ( tiết 3)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các thẻ số và phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dần tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc trừ (trong phạm vi 10) trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 4
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ tìm số thích hợp trong ô ? rồi chia sẻ với bạn cách làm của mình. Lí giải cách quan sát để tìm số thích hợp.
Ví dụ: Có tất cả 6 chú voi. Có 2 chú voi đang căng băng rôn. Có bao nhiêu chú voi đứng ở sau băng rôn?
- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
Bài 5. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Có 9 con gà. Có 3 con gà đang đứng ngoài lùm cây. Có bao nhiêu con gà đang nấp trong bụi cây?
C. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một sổ tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và làm quen với việc tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
D. Củng cố, dặn dò
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
	 TIẾNG VIỆT
BÀI 80: KỂ CHUYỆN
HÀNG XÓM
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi chồn mẹ bị ốm, hàng xóm ai cũng sẵn lòng giúp đỡ. Tình cảm yêu thương, giúp đỡ của hàng xóm làm chồn mẹ rất cảm động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ các tranh 1, 2 minh hoạ truyện Thần gió và mặt trời (bài 74), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo các tranh 3,4.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: HS quan sát tranh minh hoạ truyện Hàng xóm, nói tên các nhân vật, đoán nội dung truyện. (Truyện có chồn, sẻ, voi, sóc, chuột túi). Có chuyện gì đó đã xảy ra ở nhà chồn, mọi người đều đến nhà chồn, quan tâm giúp đỡ.
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về tình cảm giữa những người hàng xóm khi chồn mẹ bị ốm. Các em hãy lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần. Đoạn 1 (chồn mẹ bị ốm): nhấn giọng từ ngữ la khóc ầm ĩ. Đoạn 2, 3, 4, 5 (sẻ biết tin, bay đến, rồi báo tin cho các bạn hàng xóm cùng đến): giọng nhanh, gấp gáp thể hiện sự nhiệt tình, sẵn lòng giúp đỡ của mọi người. Đoạn 6 (chồn mẹ cảm động): giọng kể chậm, vui, ấm áp.
Hàng xóm
(1) Chồn mẹ bị ốm, hai chú chồn con la khóc ầm ĩ. 
(2) Sẻ nghe tiếng kêu la, lập tức bay đến nhà chồn.
(3) Rồi nó bay đến cửa sổ nhà voi, ríu rít gọi: “Chồn mẹ bị ốm. Bác đến giúp cô ấy nhé!” Voi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.doc