Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

TOÁN

Bài 31: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 10 và thành lập bảng trừ trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu.

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 10.

- Một số tình huống đon giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 10 đã học.

Cả lớp hát bài: Em tập đếm

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn. 
+ Qua đường ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ: 
	Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường,
	Quan sát bên trái, bên phải và bên trái 1 lần nữa cho đến khi chắc chắn an toàn.
	Đi qua đường giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn quan sát an toàn. 
- GV hướng dẫn HS đến thông điệp: “ Chúng ta cần phải thực hiện những quy định về trật tự an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác”.
- HS có thể làm câu 4 của Bài 9 (VBT) 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
6. Hoạt động 6: Tập đi bộ qua đường an toàn
	* Mục tiêu
- Biết thực hiện đúng theo các yêu cầu đi bộ qua đường.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị thực hành
- GV và HS làm 1 số tấm bìa có hình tròn màu xanh và màu đỏ; hình xe máy, ô tô, xe đạp.
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có vạch kẻ ( số lượng đoạn đường theo số nhóm).
Bước 2: Thực hành đi bộ qua đường trong nhóm
- Các nhóm sẽ phân vai ( 1 người đóng vai đèn tín hiệu, 1 số người đi bộ, 1 người đóng ô tô/ xe máy/ xe đạp). 
- Mỗi nhóm thực hành đi bộ qua cả hai đoạn đường (HS trong nhóm đổi vai cho nhau).
Bước 3: Thực hành đi bộ qua đường trước lớp
- Đại diện 1 số nhóm thực hành đi bộ qua đường trước lớp.
- HS khác/ Gv nhận xét, hoàn thiện cách đi bộ qua đường của các bạn ( theo đúng yêu cầu đi bộ qua đường). 
IV. ĐÁNH GIÁ
	* Đánh giá kết quả học tập bài học: GV có thể sử dụng kết quả làm các câu 1, 2, 3, 4 của bài 9 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. 
	* Tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông.
- Mỗi HS được phát 1 phiếu tự đánh giá
- HS sẽ tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông trên đường đi học bằng cách: 
+ Tô màu vào J nếu em thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông. 
+ Tô màu vào L nếu em chưa thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông.
- HS sẽ báo cáo kết quả trong nhóm sau 1 tuần. 
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Thời gian
Em tự đánh giá
Thứ .. ngày .. tháng. 
J L
Thứ .. ngày .. tháng.
J L
Thứ .. ngày .. tháng.
J L
Thứ .. ngày .. tháng.
J L
Thứ .. ngày .. tháng.
J L 

TOÁN
Bài 31: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 10 và thành lập bảng trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 10.
- Một số tình huống đon giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 10 đã học.
Cả lớp hát bài: Em tập đếm
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng ngón tay, que tính,... để tìm kết quả. GV nên hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ trong phạm vi 10 đế tính nhẩm.
- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 9 - 1; 7 - 2; 8 - 8; ...
Bài 2
- Cá nhân HS tự làm bài 2: Thực hiện tính trừ để tìm kết quả rồi chọn ô có số chỉ kết quả tương ứng; Thảo luận với bạn về chọn ô có số chỉ kết quả thích hợp; Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài, có thể tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” để gắn với thẻ “phép tính” tương ứng.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
+ Tranh bên trái có 10 bạn đi bơi, 1 bạn đang trèo lên bờ. Còn lại bao nhiêu bạn đang bơi? Phép tính tương ứng là: 10-1=9.
+ Tranh bên phải có 9 bạn đi bơi, 2 bạn đang trèo lên bờ. Còn lại bao nhiêu bạn đang bơi? Phép tính tương ứng là: 9 - 2 = 7.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em và khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
TIÊNG VIỆT
BÀI 72: un - ut – ưt
( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vấn un, ut, ưt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần un, ut, ưt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần un, vần ut, vần ưt. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Làm mứt. 
- Viết đúng các vần un, ut, ưt, các tiếng phun, bút, mứt (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ti vi.
- 6 thẻ ghi từ ngữ ở BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ:
 2 HS đọc bài trang 72. 
GV nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc: Hai bạn thỏ và cún đang làm mứt cà rốt. Nồi mứt đặt trên bếp lửa đang cháy đùng đùng.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: làm mứt, đun bếp, lửa ngùn ngụt, rút bớt lửa, phàn nàn, nhỏ nhẹ. GV giải nghĩa từ: ngùn ngụt (lửa bốc mạnh thành ngọn lớn), phàn nàn (nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý), nhỏ nhẹ (nói nhỏ, nhẹ nhàng, dễ nghe).
d) Luyện đọc câu . 
- GV: Bài có 11 câu. 
- GV chỉ từng câu (hoặc chỉ liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (hoặc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn đọc: 5/6 câu).
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng về câu cho HS đọc... 
- 1 HS làm mẫu câu 1: a) Thỏ rủ cún - 3) làm mứt cà rốt.
- HS làm bài trên VBT./ HS báo cáo kết quả./ Cả lớp nhắc lại: a) Thỏ rủ cún làm mứt cà rốt. / b) Cún - 1) đun bếp, lửa ngùn ngụt. /c) Làm mứt - 2) cần nhỏ lửa.
* HS đọc lại bài 72 (nếu còn thời gian). 
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học vần gì?
- Tìm các từ chứa vần hôm nay học.
- GV tuyên dương những HS tích cực.
	 TIẾNG VIỆT
BÀI 73: uôn - uôt
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được vần uôn, uôt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôn, uôt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôn, vần uôt 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chuột út.(1). 
- Viết đúng các vần uôn, uôt, các tiếng chuồn chuồn, chuột (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Làm mứt (bài 2) 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần uôn, vần uôt. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần uôn
- HS đọc: uô - nờ - uôn. / Phân tích vần uôn: có âm uô - âm n./ Đánh vần, đọc: uô - nờ - uôn / uôn.
- HS nói: chuồn chuồn. / Phân tích tiếng chuồn. / Đánh vần, đọc trơn: chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn / chuồn.
- GV chỉ mô hình vần uôn, tiếng chuồn, từ ứng dụng, HS: uô - nờ - uôn / chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn / chuồn chuồn.
2.2. Dạy vần uôt (như vần uôn) Đánh vần, đọc trơn: uô - tờ - uôt / chờ - uôt - chuôt - nặng - chuột / chuột.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: uôn, uôt, 2 tiếng mới học: chuồn, chuột. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uôn? Tiếng nào có vần uôt?) 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từ ngữ dưới hình. 
- HS tìm nhanh tiếng có vần uôn, vần uôt, nói kết quả. 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng chuồn có vần uôn. Tiếng vuốt có vần uôt,... 
3.2. Tập viết (bảng con – BT 4) 
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu: 
- Vần uôn: uô viết trước, n viết sau. / Vần uôt: viết uô trước, t sau. 
- chuồn: viết ch trước, vần uôn sau, dấu huyền đặt trên ô. 
- chuột: viết ch trước, vần uôt sau, dấu nặng đặt dưới ô. 
- HS viết: uôn, uôt (2 lần). Viết: chuồn chuồn, chuột.
IV. CŨNG CỐ:
Nhận xét giờ học
 Thứ Năm ngày 17 tháng 12 năm 2020
 ĐẠO ĐỨC 
 BÀI 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH ( T1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.
- Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình. 
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình.
- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
- Tranh “Gia đình nhà gà”; các tranh SGK Đạo đức 1, trang 35, 36 phóng to. 
- Ti vi, máy tính,... (nếu có).
- Mẫu “Giỏ yêu thương”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” – Nhạc và lời: Phan Văn Minh.
- GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì? 
- HS phát biểu ý kiến.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh 
* Mục tiêu: HS nhận biết được một biểu hiện của tình yêu thương và biết được anh chị em trong gia đình cân yêu thương nhau. HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS xem các tranh trong câu chuyện “Gia đình nhà gà” – SGK Đạo đức 1, trang 34, 35 và kể chuyện theo tranh. 
- HS làm việc cá nhân, dựa vào tranh để kể lại nội dung câu chuyện. 
- GV treo tranh phóng to lên trên bảng hoặc dùng máy chiếu đa năng, chiếu tranh lên bảng và mời một vài HS lên bảng kể lại câu chuyện. 
- Một vài HS lên bảng, chỉ từng tranh và kể lại nội dung câu chuyện. 
- GV kể lại nội dung chuyện: Một buổi sáng đẹp trời, gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi. Gà mẹ bới được một con giun liền kêu “Cục, cục...” gọi cả đàn gà con lại ăn. Hai chú gà con trong đàn thấy mồi liền mổ nhau, tranh nhau con giun để giành phần hơn. Thấy vậy, gà mẹ khuyên các con không được đánh nhau, tranh giành miếng ăn, anh em trong một nhà phải yêu thương lẫn nhau. Hai chú gà con hối hận xin lỗi mẹ và hứa từ nay sẽ yêu thương nhau, không tranh giành, đánh nhau nữa. 
Lưu ý: Để hình thành năng lực sáng tạo cho HS, GV hướng dẫn HS khai thác tranh và kể chuyện theo ngôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em. GV không nên áp đặt HS từng câu từng chữ. Khi kể lại chuyện, GV nên sử dụng cách diễn đạt
ngây thơ, trong sáng mà một số HS trong lớp đã kể. 
- Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. 
Bước 2: 
- GV chia nhóm và tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 35: 
1) Gà mẹ đã làm gì để chăm sóc đàn con? Việc làm đó thể hiện điều gì? 
2) Gà mẹ đã khuyên gì khi các con tranh mồi? 
- HS thảo luận nhóm. 
- GV mời đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận:
+ Gà mẹ đã dẫn đàn gà con ra vườn và bới giun cho đàn gà con ăn. Điều đó thể hiện gà mẹ rất yêu thương đàn gà con. 
+ Khi thấy các con đánh nhau, tranh giành miếng ăn, gà mẹ đã khuyên các con “Anh em trong một nhà phải yêu thương lẫn nhau”.
Lưu ý: Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với con cháu 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được những việc làm của ông bà, cha mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với con cháu và biết được vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
 	* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 35, 36 và thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: 
1) Ông, bà, bố, mẹ trong mỗi tranh đang làm gì? 
2) Những việc làm đó thể hiện điều gì? 
3) Vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau?
- HS làm việc cặp đôi, chia sẻ ý kiến với bạn. 
- GV chiếu hoặc treo tranh lên bảng và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày nội dung về một tranh. 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, lớp trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận: 
+ Tranh 1: Ông đang đọc truyện cổ tích cho bạn nhỏ. 
+ Tranh 2: Bà đang tết tóc cho bạn nhỏ. 
+ Tranh 3. Mẹ đang mang sữa đến cho bạn nhỏ và nhắc bạn ăn sáng. 
+ Tranh 4: Bố đang hướng dẫn bạn nhỏ gấp đồ chơi bằng giấy. 
+ Tranh 5: Bố và mẹ dẫn bạn nhỏ đi chơi công viên. 
+ Tranh 6: Bố và mẹ chăm sóc khi bạn nhỏ bị ốm. Những việc làm của ông, bà, bố, mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc bạn nhỏ. Mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau để tình cảm thêm gắn bó, gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc. 
- GV nêu câu hỏi: Ông bà, bố mẹ của em đã thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc em như thế nào? 
- Một vài HS chia sẻ trước lớp. 
- GV kết luận: Ông bà, bố mẹ luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ em và mang lại cho em những điều tốt đẹp nhất.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách thể hiện tình yêu thương 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được những cách thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong
gia đình. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong mục d SGK Đạo đức 1, trang 36, 37 và thảo luận nhóm 4 về câu hỏi sau: Bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình?
- HS thảo luận trong nhóm. 
- Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
- GV kết luận nội dung từng tranh: 
Tranh 1: Bạn nhỏ đang hôn bà và nói “Cháu thương bà!”. 
Tranh 2: Bạn nhỏ đang gọi điện thoại cho ông và nói “Cháu nhớ ông lắm!”. 
Tranh 3: Bạn nhỏ ôm mẹ nói: “Con yêu mẹ nhất!”.
Tranh 4: Bạn nhỏ đang nắm tay bố vừa đi làm đồng về và hỏi “Bố có mệt không ạ?”.
Tranh 5: Bạn nhỏ đang vuốt má em bé và nói “Em dễ thương quá!”.
Tranh 6: Bạn nhỏ đang giơ ngón tay cái và nói “Anh thật tuyệt vời!”.
- GV nêu câu hỏi thảo luận lớp: Em còn biết những cử chỉ, lời nói nào khác thể hiện tình yêu thương với người thân? 
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp. 
- GV kết luận: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em. Em hãy thể hiện tình yêu thương với những người thân bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp. 
III. Cũng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
 TIẾNG VIỆT
BÀI 73: uôn - uôt
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được vần uôn, uôt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôn, uôt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôn, vần uôt 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chuột út.(1). 
- Viết đúng các vần uôn, uôt, các tiếng chuồn chuồn, chuột (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
- Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài Chuột út (1): Chuột út một mình ra sân chơi. Nó biết được những điều gì mới mẻ?
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: thô lố (mắt to, lồi ra).
c) Luyện đọc từ ngữ: HS đánh vần (nếu cần), đọc trơn: chuột, buồn, lũn cũn, dữ lắm, mắt thô lố, quát rõ to, rất hiền, muốn đùa.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc theo vai 
- GV (vai dẫn chuyện) cùng 2 HS giỏi (vai chuột út, chuột mẹ) đọc mẫu. 
- Từng tốp (3 HS) luyện đọc theo với trước khi thi. 
- Vài tốp thi đọc. GV khen những HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm.
- Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- Cả lớp đọc lời chuột út kể về con thú “dữ”: “Mẹ ạ, trên sân ... sợ quá”.
- GV chỉ hình, hỏi: Con thú “dữ” chuột út gặp là gà trống, chó hay mèo? 
- 1 HS: Đó là gà trống./ Cả lớp: Gà trống. / GV: Gà trống là con thú rất hiền.
* HS đọc lại bài 73; đọc 9 vần vừa học trong tuần (chân trang 132). 
4. Củng cố, dặn dò
- HS tìm thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần uôn (cuốn, buôn, muốn, tuôn,...); có vần uôt (nuốt, ruột, tuột,...). Có thể làm BT này ở nhà.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe.
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 72, 73)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng un, ut, ưt, uôn, uôt, phun, bút, mứt, chuồn chuồn, chuột – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC (như các bài học trước). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập 
a) Cả lớp nhìn bảng, đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng vừa học. 
b) Tập viết: un, phun, ut, bút, ưt, mứt. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết các vần un, ut, ưt, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn:
+Vần un: cao 2 li. Vần ut, ưt: chữ t cao 3 li. (Chú ý viết nối nét u - n, u - t) 
+ Viết phun: chữ h cao 5 li, p cao 4 li. Viết bút, mứt, dấu sắc đặt trên u, ư. 
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: uôn, chuồn chuồn, uôt, chuột (như mục b). HS viết các vấn, tiếng; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS tích cực, viết cẩn thận.
	 Thứ Sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020
 TOÁN
 Bài 32: LUYỆN TẬP (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- - Máy tính, ti vi.
- Các thẻ phép tính như ở bài 1 để HS chơi trò chơi tính nhẩm.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 10 đã học.
	B. Hoạt động thực hành, luyện tập
	Bài 1
- HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ, nêu trong bài.
- GV có thể tổ chức thành trò chơi theo cặp hoặc nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và ngược lại.
	Bài 2
- Cá nhân HS làm bài tập 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.
- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau nhận xét về các phép tính trong từng cột:
a) Ngầm giới thiệu “tính chất giao hoán của phép cộng” thông qua các ví dụ cụ thể.
b) Ngầm giới thiệu quan hệ cộng – trừ.
Chia sẻ trước lớp. GV cũng có thể nêu thêm 1 vài ví dụ phép tính khác để HS củng cố kỹ năng. 
Bài 3. HS quan sát mẫu, liên hệ với nhận biết về quan hệ cộng - trừ, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích hợp, ví dụ: 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9; 9 - 3 = 6; 9 — 6 = 3; ...
Từ đó HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
Bài 4
- HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ:
+ Có 5 bạn đang bơi. Có 3 bạn trên bờ. Có tất cả bao nhiêu bạn?
Chọn phép cộng 5 + 3 = 8 hoặc 3 + 5 = 8.
+ Có tất cả 8 bạn, trong đó có 3 bạn trên bờ. Còn lại bao nhiêu bạn đang bơi?
Chọn phép trừ 8 - 3 = 5.
+ Có tất cả 8 bạn, trong đó có 5 bạn đang bơi. Còn lại bao nhiêu bạn trên bờ?
Chọn phép trừ 8 - 5 = 3.
- GV lưu ý HS về quan hệ cộng – trừ. Sử dụng quan hệ cộng - trừ để tính nhẩm thông qua các ví dụ đơn giản.
D. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
E. Củng cố, dặn dò
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
	 TIẾNG VIỆT
BÀI 74: KỂ CHUYỆN
THẦN GIÓ VÀ MẶT TRỜI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Thần gió thua mặt trời vì thần gió quá kiêu ngạo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV chỉ tranh 1, 2, 3 minh hoạ truyện Mây đen và mây trắng, nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ, giới thiệu câu chuyện Thần gió và mặt trời: Các em hãy quan sát tranh, xem truyện có những nhân vật nào? HS phát biểu. GV: Truyện có 3 nhân vật (GV chỉ từng nhân vật): thần gió, mặt trời, một người mặc áo khoác đang đi dưới mặt đất. Khôn

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.doc