Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Ở nhà Hà (bài 58).
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần ân, vần ât.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần ân
- HS nhận biết: â, n; đọc: â - nờ - ân. / Phân tích vần ân. / Đánh vần và đọc: â – nờ - ân / ân.
- HS nói: cân. / Phân tích tiếng cân. / Đánh vần, đọc: cờ - ân - cân / cân. / Đánh vần, đọc trơn: â – nờ - ân / cờ - ân - cân / cân.
2.2. Dạy vần ât (như vần ân) Đánh vần, đọc trơn: â - tờ - ât / vờ - ât - vât - nặng - vật / vật.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ân, ât, 2 tiếng mới học: cân, vật.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Sút bóng vào hai khung thành cho trúng)
- GV đưa lên bảng hình khung thành và các quả bóng. HS đọc từng vần, từng từ trên quả bóng: ân, ât / đất, sân, lật đật,.
- GV giải thích cách chơi: Mỗi cầu thủ phải sút 7 trái bóng vào đúng khung thành: bóng có vần ân, sút vào khung thành vần ân; bóng có vần ât, sút vào khung vần ât. Ai sút nhanh, trúng là thắng cuộc.
- 1 cầu thủ làm mẫu: sút (dùng bút) nhanh bóng vào khung thành.
- HS làm bài vào VBT. /1 cầu thủ báo cáo kết quả (GV dùng phấn dẫn bóng vào khung thành / hoặc dùng kĩ thuật vi tính cho bay từng quả bóng vào khung thành): Sút trái bóng đất vào khung vần ât. Sút trái bóng sân vào khung vần ân. Sút bóng lật đật vào khung vần ât,.
- GV chỉ từng quả bóng, cả lớp đọc nhỏ: Tiếng đất có vần ât. Tiếng sân có vần ân,.
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) HS đọc trên bảng những vần, tiếng vừa học: ân, cân, ât, vật.
b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
- Vần ân: viết â trước, n sau. Các con chữ đều cao 2 li. Vần ât: viết â trước t. sau (t cao 3 li). Chú ý nối nét giữa â và n, â và t.
- cân: viết c, rồi đến ân.
- vật: viết v, rồi đến ât, dấu nặng đặt dưới â.
thiết khi đi quan sát 2. Về năng lực, phẩm chất. - Biết cách quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát. - Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, ti vi. - Giấy A0 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. - Các phiếu quan sát theo SGK. - Giấy màu, bút màu, băng keo, kéo - Sưu tầm 1 số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: - Cho học sinh múa hát bài: Quê hương em ( vận động theo nhạc) - Gv nhận xét GV giới thiệu bài học: Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về quang cảnh và con người nơi em sống. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 2. Quan sát cuộc sống xung quanh trường Hoạt động 2: Thực hiện quan sát cuộc sống xung quanh trường. * Mục tiêu - Tập trung quan sát những gì đã được nhóm phân công. - Hoàn thiện được phiếu quan sát. * Cách tiến hành - HS đi theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ quan sát hiện trường theo sự phân công của nhóm. - Đôi lúc HS cần dừng lại, tập trung theo hiệu lệnh và trật tự lắng nghe hướng dẫn hoặc giải thích của GV trong quá trình đi thăm quan. Lưu ý: - Gv có thể thông báo và mời ch mẹ HS cùng tham gia quản lý HS trong khi đi thăm quan ( nếu có điều kiện). - GV cần bao quát hoạt động của các nhóm, hỗ trợ hướng dẫn thêm các em. Nếu có điều kiện, GV có thể chụp lại các ảnh nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, đường phố, xe cộ đi lại ở xung quanh trường trong quá trình dẫn HS đi thăm quan. - Hết thời gian, GV tập hợp HS và dẫn các em trở lớp. 3. Cũng cố dặn dò: - Tuyên dương những học sinh tích cực. Gv kết luận tiết tham quan - Dặn học sinh chuẩn bị tiết 3 Thứ Tư ngày 02 tháng 12 năm 2020 Đạo đức BÀI 6: EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH ( T1) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường. - Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình. - Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy tính, ti vi. - Sách giáo khoa Đạo đức 1. – Một số đạo cụ để đóng vai. - Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,... - Mẫu “Giỏ việc tốt”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống * Mục tiêu: - HS có kĩ năng ứng xử phù hợp để tự giác làm việc của mình trong một số tình huống cụ thể. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục a SGK Đạo đức 1 trang 31, 32 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh. - GV mời một số HS nêu nội dung của mỗi tình huống. - GV mô tả tình huống: - Nội dung + Tình huống 1: Việt đến nhà Minh để cùng học bài. Thấy Minh theo học vở, Việt bảo: Tớ bọc vở hộ cậu, còn cậu làm bài cho tớ. Minh sẽ ứng xử như thế nào? + Tình huống 2: Hai chị em Hạnh được mẹ phân công: Hạnh quét - chi rửa cốc. Vì mải xem phim nên Hạnh nhờ chị làm hộ. Chị của Hạnh sẽ ứng xử như thế nào? - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mối tình huống, em sẽ làm gì? - HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công. - GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử. - GV nêu câu hỏi thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai: 1) Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống phù hợp hay chưa phù hợp? 2) Em có cách ứng xử nào khác không? - HS trình bày ý kiến - GV định hướng cách giải quyết: + Tình huống 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ. + Tình huống 2: Em khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước, sau đó mới xem ti vi. Lưu ý: - GV có thể thay bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế. - Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp. - Lựa chọn linh hoạt cách phân chia nhiệm vụ cho các nhóm HS. Ví dụ: + Cho tất cả các nhóm thực hiện lần lượt từng tình huống. + Giải quyết cùng một lúc 2 tình huống bằng cách: cho một nửa số nhóm giải quyết tình huống 1, một nửa còn lại giải quyết tình huống 2. Hoạt động 2: Tự liên hệ * Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi: 1) Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm. 2) Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình? - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV mời một số em lên chia sẻ trước lớp. - GV tuyên dương, động viên các bạn đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và trường. Hoạt động 3: Thực hành * Mục tiêu: HS thực hiện được một số việc làm để lớp học sạch, đẹp. * Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: sắp xếp bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của lớp. - HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. - GV hướng dẫn HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Lưu ý: -Không gian của từng lớp học có thể khác nhau nên GV dựa vào thực tế không gian của lớp mình để tổ chức cho HS thực hành các công việc tại lớp cho linh hoạt, phù hợp. - Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của các em cho đúng và đảm bảo vệ sinh cá nhân. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học: - GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. - HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,... chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. Vận dụng sau giờ học: - GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường. - HS thực hiện nhiệm vụ: + Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. + Hằng ngày, tự giác làm việc của mình ở nhà và ở trường học tập, trực nhật lớp; làm việc nhà phù hợp với khả năng. + Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”. - GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ. Tổng kết bài học - GV gọi 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. - GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực. TOÁN Bài 26: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo 2) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, tivi. - Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6. - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động - Vận động bài hát : Em tập đếm - Gv nhận xét B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 - Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài. - Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính. Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng ngón tay, que tính,... để tìm kết quả. GV nên hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ trong phạm vi 6 đế tính nhẩm. - GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dê nhâm đê HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 - 1; 5 - 1; 6 - 6, ... Bài 2 - Cá nhân HS tự làm bài 2: + Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài. + Chọn các phép trừ có kết quả là 2. + Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp. - GV chốt lại cách làm bài. Bài 3 - HS tự làm bài 3: Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng ô ? , lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp. - GV chốt lại cách làm bài. Bài 4. GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0. Bài 5 - Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Ví dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ. Còn lại bao nhiêu bong bóng? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng. HS là tương tự với các trường hợp còn lại. - GV nên khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện. C. Hoạt động vận dụng HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6. D. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn. TIÊNG VIỆT BÀI 60: en - et (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết vần en, et; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần en, et. - Làm đúng trò chơi xếp trứng vào hai rổ vần en, vần et. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Phố Lò Rèn. - Viết đúng các vần en, et; các tiếng xe ben, vẹt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, tivi. - Thẻ để HS viết phương án lựa chọn (a hay b) (BT đọc hiểu). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 2 HS đọc bài trang chẵn - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu: Bài Phố Lò Rèn cho các em biết một vài đặc điểm của phố, của nghề rèn... b) GV đọc mẫu, hỏi: Các em có biết người thợ rèn làm ra những gì không? (Thợ rèn làm ra dao, kiếm, liềm,...). Thợ rèn nung sắt trong lửa than đỏ rực cho sắt mềm ra rồi dùng búa đập mạnh, dát mỏng, làm ra lưỡi dao, lưỡi kiếm, liềm cắt cỏ, lưỡi cuốc, lưỡi cày, các dụng cụ lao động khác. Xưa, cả phố của Bi làm nghề rèn. Giờ chỉ còn năm ba nhà làm nghề rèn. . c) Luyện đọc từ ngữ: lò rèn, dăm nhà, phố xá, san sát, đỏ lửa, chan chát, phì phò, khét lẹt. GV giải nghĩa: dăm (nhà): số lượng không nhiều, không ít, khoảng trên dưới năm hoặc ba, bốn nhà. (Nhà cửa) san sát: rất nhiều nhà và liền nhau như không còn có khe hở. d) Luyện đọc câu . - GV: Bài có 7 câu. - GV chỉ từng cầu cho HS đọc vỡ. - Do tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Giữa phố xá nhà cửa san sát / mà lò rèn đỏ lửa như ở chợ quê. e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đọan). g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC, chỉ từng ý a, b cho HS đọc. - HS làm bài trong VBT hoặc viết ý đúng lên thẻ, giơ thẻ báo cáo kết quả. - GV chốt lại: Ý b đúng (Lò rèn ở phố đỏ lửa như ở chợ quê). Ý a (Giờ thì cả phô làm nghề rèn) là ý sai vì giờ chỉ còn dăm nhà giữ nghề rèn. - Cả lớp nhắc lại: Ý b đúng (Lò rèn ở phố đỏ lửa như ở chợ quê). - GV: Qua bài đọc, em biết gì về nghề rèn? (Nghề rèn có cả ở thành phố. Nghề rèn giờ chỉ còn rất ít nhà làm. “Nghề rèn rất ồn ào vì búa đập chan chát, bễ thở phì phò. / Nghề rèn rất nóng bức vì lửa than đỏ rực, khét lẹt. / Nghề rèn rất thú vị.). 4. Củng cố, dặn dò - Hôm nay chúng ta học vần gì? - GV chỉ 1 số chữ cho HS đọc. TIÊNG VIỆT BÀI 61: ên - êt I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vấn ên, êt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ên, êt. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ên, vần êt. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Về quê ăn Tết. - Viết đúng các vần ên, êt; các tiếng tên (lửa), tết (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu - Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV kiểm tra 2 HS đọc bài Phố Lò Rèn (bài 60). 1 HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em biết điều gì về nghề rèn? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ên, vần êt. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ên - HS đọc từng chữ ê, n, vần ên. / Phân tích vần ên. / Đánh vần và đọc: ê – nờ - ên/ên. - HS nêu từ ngữ: tên lửa / tên. / Phân tích tiếng tên. / Đánh vần, đọc: tờ - ên - tên : tên. / Đánh vần, đọc trơn: ê - nờ - ên / tờ - ên - tên / tên lửa. 2.2. Dạy vần êt (như vần ên): - Đánh vần, đọc trơn: ê - tờ – êt / tờ - êt - têt - sắc - tết / tết. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ên, êt, 2 tiếng mới học: tên, tết. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ên? Tiếng nào có vần êt?). - (Như những bài trước) Xác định YC. / Nói tên sự vật, hành động. Tìm tiếng có vần ên, êt, nói kết quả. / Cả lớp đồng thanh: Tiếng nến có vần ên. Tiếng tết có vần êt;... - HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần ên (đến, hến, lên, nên, bên, trên...); có vần êt (mệt, bết, hết, hệt, nết, vết,...). 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ên: viết ê trước, n sau. Vần êt: ê viết trước, t viết sau. - tên: viết t rồi đến vần ên. / tết: viết t rồi đến vần êt, dấu sắc đặt trên ê. (Chú ý nối nét từ t sang ê, ê sang n/t) b) HS viết: ên, ết (2 lần). Sau đó viết: tên (lửa), tết. Thứ Năm ngày 03 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 61: ên - êt I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vấn ên, êt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ên, êt. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ên, vần êt. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Về quê ăn Tết. - Viết đúng các vần ên, êt; các tiếng tên (lửa), tết (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi - Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV cho học sinh đọc lại bài trang chẵn - Nhận xét gời học B. DẠY BÀI MỚI TIẾT 2 3.2. Tập đọc (BT 3) a) GV giới thiệu bài Về quê ăn Tết: cảnh gia đình Bi bên bàn thờ đêm 30 Tết. b) GV đọc mẫu. Nói thêm: Ngày Tết là ngày đoàn tụ của các gia đình. Gia đình Bị ở thành phố, ngày Tết cả nhà về quê ăn Tết với bà. Bên bàn thờ, bà “chấm chấm khăn lên mắt”: bà rơi nước mắt vì vui khi con cháu trở về sum họp. c) Luyện đọc từ ngữ: ăn Tết, về bến, phàn nàn, chậm như sên, làm lễ, bàn thờ, lầm rầm khấn, chấm chấm khăn, sum họp. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có mấy câu? (8 câu). - GV chỉ chậm từng câu cho HS đọc vỡ. - Có thể đọc liền 2 câu: Mẹ phàn nàn: “Chậm như sên”. - Đọc tiếp nối từng câu. GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Cả năm / bà đã chờ nhà Bị về sum họp / bên mâm cơm Tết. e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn: mỗi đoạn 4 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC: Nói tiếp theo nội dung bài đọc để hoàn chỉnh câu. - Một vài HS nói tiếp câu. - Cả lớp nhắc lại: a) Nhà Bị về quê ăn Tết. b) Đêm 30, cả nhà Bi làm lễ bên bàn thờ. - Qua bài đọc, em biết điều gì? (Gia đình Bi rất yêu quý bà, về quê ăn Tết với bà cho bà vui. / Bà Bị rất cảm động vì con cháu trở về cùng bà đón năm mới. “Ngày Tết là ngày gia đình sum họp...). 4. Củng cố, dặn dò. - Bài hôm nay chuang mình học vần gì? - Chia sẻ với bạn về ngày Tết của gia đình em cho các bạn nghe. TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 60, 61) I. MỤC TIÊU - Viết đúng en, et, ên, êt, xe ben, vẹt, tên lửa, tết - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ ( máy chiếu). - Bảng phụ (có dòng ô li) viết vần, tiếng cần luyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập a) Cả lớp đọc: en, xe ben, et, vẹt, ên, tên lửa, êt, tết. b) Tập viết: en, xe ben, et, vẹt. - 1 HS đọc, nói cách viết các vần en, et. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Nhắc HS chú ý độ cao các con chữ (vần en: các con chữ cao 2 li, vần et: chữ t cao 3 li); cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (vẹt). - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một: en, xe ben, et, vẹt. c) Tập viết: ên, tên lửa, êt, tết (như mục b). 3. Củng cố, dặn dò - Chỉ tiếng bất kỳ trên bảng cho HS đọc. - Tuyên dương những HS tích cực. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 7: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG ( TIẾT3) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toàn nhà, đường phố, xung quanh trường học. - Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở xung quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ, viết, đóng vai). - Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát 2. Về năng lực, phẩm chất. - Biết cách quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát. - Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, tivi. - Giấy A0 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. - Các phiếu quan sát theo SGK. - Giấy màu, bút màu, băng keo, kéo - Sưu tầm 1 số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: - Cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình” - GV nhận xét LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 3. Trình bày kết quả quan sát 3. Hoạt động 3: Xử lý kết quả “ Quan sát cuộc sống xung quanh trường” * Mục tiêu - Hình thành kỹ năng so sánh, đối chiếu các kết quả quan sát của các thành viên trong nhóm; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành Hs làm việc cả lớp. Gv nêu câu hỏi Các em đã quan sát được những gì? Có chợ ko? Có các cơ quan gì đóng trên địa bàn? Em thấy các bác nông dân đang làm gì? Mời học sinh vẽ tranh miêu tả những gì em nhìn thấy? Gợi ý : (2) Vẽ hình hoặc dùng giấy màu cắt, dán trên giấy thể hiện các nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, đường phố, xe cộ đi lại, kèm theo những nhận xét ngắn gọn và tập trình bày giới thiệu kết quả quan sát được. 4. Hoạt động 4: Tổ chức triển lãm * Mục tiêu - Trình bày được kết quả quan sát dưới các hình thức khác nhau. * Cách tiến hành - HS ở các nhóm trưng bày “ Triển lãm” tranh ảnh và mẫu vật sưu tầm được về địa phương hoặc biểu diễn kịch ngắn hoặc tiểu phẩm. - Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. - Gv nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV dặn HS giữ lại các sản phẩm để dùng trong bài ôn tập về chủ đề Cộng đồng địa phương. IV. ĐÁNH GIÁ * Đánh giá kiến thức và kỹ năng: GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3 của bài 7 ( VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. * Tự đánh giá: GV có thể dựa vào câu 4 của bài 7 * VBT) để biết được HS tự đánh giá sau khi đi quan sát cuộc sống xung quanh trường của các em. Thứ Sáu ngày 04 tháng 12 năm 2020 TOÁN Bài 28 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6. - Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Các thẻ phép tính. - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động HS chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính). Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và ngược lại. Bài 2 - Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng trừ trong phạm vi 6 để tính). - HS đổi vở, đặt và trả lời các câu hỏi để kiểm tra kết quả các phép tính vừa thực hiện. Lưu ý: Bài này yêu cầu tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV nhắc HS lưu ý những trường hợp xuất hiện số 0 trong phép trừ. GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính trừ để HS củng cố kĩ năng hoặc HS tự nêu phép trừ rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Bài 3 - Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài. - GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép trừ nào cho kết quả bằng số ghi trên mái
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc