Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương
Thứ Ba ngày 10 tháng 11 năm 2020
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 46, 47)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, thiếp, đom đóm, họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập
a) Cả lớp đọc: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp, om, đom đóm, op, họp tổ.
b) Tập viết: iêm, diêm, yêm, yếm, iếp, tấm thiệp.
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ yếm, tấm thiếp.
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: om, đom đóm, op, họp tổ (như mục b).
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS đọc lại 1 số tiếng vừa viết.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Tuần 9 Thứ Hai ngày 09 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 47: om - op (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần om, op. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op. - Đọc đúng bài Tập đọc Lừa và ngựa. - Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5P) - 2 HS đọc bài Gà nhí nằm mơ (bài 46) - 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi, kêu ầm ĩ nhưng lại ngủ thiếp đi? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần om, vần op. 2. Chia sẻ và khám phá ( 10 P) (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần om - HS đọc: o - mờ - om. / Phân tích vần om. / Đánh vần: o - mờ - om / om. - HS nói: đom đóm. Phân tích tiếng đom. / Đánh vần: đờ - om – đom/ đom. (Làm tương tự với đóm). - HS nhìn mô hình, đánh vần, đọc trơn: o - mờ - om / đờ - om - đom / đờ - om - đom - sắc - đóm / đom đóm. 2.2. Dạy vần op - Phân tích vần op./ Đánh vần: o - p - op / op./ Đánh vần tiếng họp: hờ - op - hop - nặng - họp / họp. - Đánh vần, đọc trơn: o - pờ - op / hờ - op - hop - nặng - họp / họp tổ. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: om, op, 2 tiếng mới học: đom, họp. 3. Luyện tập ( 10 P) 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần om? Tiếng nào có vần op?). - HS đọc: cọp (hổ), khóm tre,... GV giải nghĩa: chỏm mũ (phần nhô lên trên cùng của cái mũ); lom khom (tư thế còng lưng xuống); gom góp (tập hợp dần dần). - Từng cặp HS làm bài. - 2 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần om. HS 2 nói tiếng có vần op. - GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om - HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần om (bom, còm, hòm, tóm,...); có vần op (bóp, chóp, ngóp, tóp,...). 3.2. Tập viết (bảng con – BT 4) (10 P) a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học. b) Viết vần om, op - 1 HS đọc vần om, op, nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý: viết o và m, o và p không xa quá hay gần quá. / HS viết: om, op (2 lần). c) Viết: đom đóm, họp tổ (tương tự mục b). - GV viết mẫu, hướng dẫn: đom (viết chữ đ cao 2 li, tiếp đến vần om); / đóm có dấu sắc trên o; / họp (viết chữ h cao 5 li, p cao 4 li, dấu nặng đặt dưới o). - HS viết: đom đóm, họp (tổ). TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) (30 P) a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Lừa và ngựa: Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: còm nhom, lắm đồ, chả nghe, thở hí hóp, xếp đồ. Giải nghĩa từ: thở hí hóp (thở mệt nhọc, yếu ớt, như sắp hết hơi). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu. GV chỉ từng câu, 1 HS đọc, cả lớp đọc. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu/ 2 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC; chỉ từng ý a, b (chưa hoàn chỉnh) cho 1 HS đọc. - HS hoàn thành 2 câu văn, làm bài trong VBT. - Một vài HS nói kết quả. GV khuyến khích cách nói sáng tạo: + Ý a: Lừa nhờ ngựa chở đỡ đồ, ngựa chả thèm nghe lừa / (hoặc) ngựa mặc kệ, không chịu giúp lừa / ngựa phớt lờ, chẳng chịu giúp bạn /... + Ý b: Lừa ngã, thở hí hóp, thế là bà chủ xếp hết đồ từ lừa qua ngựa. / (hoặc) bà chủ xếp tất cả đồ đạc nặng trịch từ lưng lừa sang lưng ngựa /... - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Ngựa không giúp lừa. / Ngựa không thương bạn. / Ngựa không giúp lừa nên khi lừa ngã, ngựa phải chở cả đồ của lừa. / Vì không chở giúp lừa một ít đồ nên ngựa đã phải chở tất cả đồ đạc của lừa. /...) - GV: Ngựa phải chịu hậu quả từ việc không giúp đỡ lừa. Nếu ngựa chịu giúp lừa một chút thì lừa đã không ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp và ngựa đã không phải chở tất cả đồ của lừa. Cho nên, giúp đỡ người khác nhiều khi cũng là giúp mình. Chắc là chú ngựa trong câu chuyện này đã hiểu ra điều đó. - Hướng dẫn học sinh làm vở BT 4. Củng cố, dặn dò: GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu ra từ câu chuyện Lừa và ngựa. Luyện toán: LUYỆN TOÁN Ôn tập về phép cộng trong phạm vi 10. Mục tiêu: - Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. II. Chuẩn bị: Bảng con III.Hoạt động dạy học: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng ) 5 + 3 = 8 + 2 = 4 + 4= 6 + 3 = 7 + 1= 9 + 0 = 6 + 2 = 2 + 5 = Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 3 + 7 = 5 + 3 = 8 + 2 = 9+ 0 = 6 + 1 = 1 + 9 = Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) Bài 4: Có . Hình tam giác. (Dành cho học sinh năng khiếu) HS làm bài .Chữa bài Thứ Ba ngày 10 tháng 11 năm 2020 TẬP VIẾT (1 tiết – sau bài 46, 47) I. MỤC TIÊU - Viết đúng iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, thiếp, đom đóm, họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu - Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập a) Cả lớp đọc: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp, om, đom đóm, op, họp tổ. b) Tập viết: iêm, diêm, yêm, yếm, iếp, tấm thiệp. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ yếm, tấm thiếp. - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: om, đom đóm, op, họp tổ (như mục b). 3. Củng cố, dặn dò - GV cho HS đọc lại 1 số tiếng vừa viết. - Chuẩn bị cho bài tiếp theo. TIẾNG VIỆT BÀI 48: ôm - ôp I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp. - Đọc đúng bài Tập đọc Chậm... như thỏ. - Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. - Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5p) 2 HS đọc bài Tập đọc Lừa và ngựa (bài 47); 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện. B. DẠY BÀI MỚI ( 30 P) 1. Giới thiệu bài: vần ôm, vần ôp. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ôm - HS đọc từng chữ ô - mờ - ôm./ Phân tích vần ôm. / Đánh vần: ô - mờ - ôm/ ôm. - HS nói: tôm. / Phân tích tiếng tôm. / Đánh vần: tờ - ôm - tôm / tôm. Đánh vần, đọc trơn lại: ô - mờ - ôm / tờ - ôm - tôm / tôm. 2.2. Dạy vần ôp (như vần ôm) - Phân tích vần ôp./ Đánh vần: ô - pờ - ôp. Đánh vần: hờ - ôp - hôp - nặng - hộp. - Đánh vần, đọc trơn: ô - pờ - ôp / hờ - ôp - hôp - nặng - hộp / hộp sữa. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ôm, ốp, 2 tiếng mới học: tôm, hộp. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ôm? Tiếng nào có vần ôp?) - HS nhìn hình, đọc: lốp xe, cốm, đốm lửa,... GV giải nghĩa: cốm (thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, màu xanh, hương vị thơm ngon), đồ gốm (sản phẩm làm từ đất sét, đưa vào lò nung). - HS tìm tiếng có vần ôm, vần ốp; làm bài trong VBT./ 2 HS nói kết quả. - GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng lốp (xe) có vần ôp. Tiếng cốm có vần ôm,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: ôm, ôp, tôm, hộp sữa. b) Viết vần ôm, ôp: 1 HS nói cách viết vần ôm. - GV viết mẫu, hướng dẫn: viết ô trước, m sau; các con chữ ô, m đều cao 2 li; lưu ý viết ô và m không gần hay xa quá. / Làm tương tự với vần ôp. - HS viết bảng con: ôm, ôp (2 lần). c) Viết tiếng: tôm, hộp sữa (như mục b) - GV viết tôm: viết t trước (cao 3 li), vần ôm sau. - GV viết hộp: viết h cao 5 li, p cao 4 li, dấu nặng đặt dưới chữ ô. - HS viết bảng: tôm, hộp (sữa). Hoạt động thư viện Nghe đọc sách Tiết Đọc to nghe chung. Câu chuyện: Biết ơn thầy I. CHUẨN BỊ: - Chọn sách cho hoạt động đọc to nghe chung. - Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán. - Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS . II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: a, Giới thiệu bài: - Ổn định chỗ ngồi của HS . - Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia b. Trước khi đọc . - Cho HS xem trang bìa quyển sách - Đặt một số câu hỏi về tranh trang bìa. - Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán - Theo em điều gì sẻ xảy ra trong câu chuyện ? - Theo em , nhân vật ..sẽ làm gì ? c. Đặt 1-2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên. d. Giới thiệu về sách - Giới thiệu 1-3 từ mới * Trong khi đọc - Đọc chậm , rõ ràng diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. - HS xem tranh ở một số đoạn chính. - Đặt câu hỏi phỏng đoán * Sau khi đọc . Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện . III. Nhận xét tiết đọc Thứ Sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề trường học: lớp học và hoạt dộng diễn ra trong lớp học; trường học và hoạt động diễn ra trong trường học. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Củng cố kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình. - Thực hành sửu dụng đồ dùng của lớp học, trường học. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, ti vi. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội - Giấy, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động : Cho cả lớp hát bài: Em yêu trường em Vận động theo nhạc. Gv nhận xét. 2. Sử dụng đồ dùng của lớp học, trường học Thực hành sử dụng 1 số đồ dùng ở trường * Mục tiêu - Biết sử dụng cẩn thận và đúng cách 1 số đồ dùng ở trường. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS cách sử dụng cẩn thận và đúng cách 1 số đồ dùng. Ví dụ: bàn, ghế, quạt trần, vòi nước ( nếu có điều kiện có thể chiếu video). Bước 2: Làm việc theo nhóm - Tùy số lượng HS và đồ dùng cụ thể của trường mà GV chia nhóm HS thực hành sử dụng đồ dùng ( Ví dụ: GV chia làm 3 nhóm HS thực hành sử dụng 3 đồ dùng, nêu rõ cách sử dụng 3 đồ dùng như ở trang 41 (SGK). - Các nhóm sẽ lần lượt được thực hành sử dụng các đồ dùng ( Vòng 1: nhóm 1 sử dụng bàn, ghế; nhóm 2 sử dụng quạt trần; nhóm 3 sử dụng vòi nước và tiếp tục vòng 2, vòng 3). Lưu ý: HS nên được thực hiện tại hiện trường. Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện 1 số nhóm thực hành sử dụng các đồ dùng. - HS khác, GV nhận xét, hoàn thiện cách sử dụng cẩn thận và đúng cách 1 số đồ dùng. - HS có thể làm câu 2 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học. 3. Đánh giá: - Gv hướng dẫn học sinh làm VBT - Tự đánh giá việc học tập và vận dụng chủ đề trường học: - HS làm câu 3 của bài Ôn tập và đánh giá của chủ đề Trường học (VBT). - Nhận xét ý thức học tập IV. Cũng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện đọc các bài đã học trong tuần I. MỤC TIÊU - Luyện đọc các bài đã học trong tuần. - Tìm tiếng có chứa vần đã học. - Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 25P) 2. Luyện tập ( 25P) - GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. - Gv viết bảng: iêm, iêp; om, op; ôm, ôp; ơm ,ơp - GV viết lên bảng: kim tiêm, que diêm, còm nhom,họp lớp, hộp xốp, . - Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn. - GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm). - Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu. - Đọc bài theo nhóm, tổ.bài : Rùa nhí tìm nhà - Thi đọc cả bài - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn). 3. Củng cố, dặn dò( 5P) - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Luyện chữ: iêm, yêm, ôp, diêm, khóm tre, hộp sữa, đốm lửa I. MỤC TIÊU - Viết đúng : iêm, yêm, ôp, diêm, khóm tre, hộp sữa, đốm lửa - chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. - Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính,ti vi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 30P) a) Cả lớp nhìn bảng, đọc iêm, yêm, ôp, diêm, khóm tre, hộp sữa, đốm lửa b) Tập viết: iêm, yêm, ôp, diêm, khóm tre, hộp sữa, đốm lửa - GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình: - Hs viết bảng con c) Tập viết: bài iêm, yêm, ôp, diêm, khóm tre, hộp sữa, đốm lửa - Gv chép lên bảng. - Cho học sinh chép vào vở ô li - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) - GV nhận xét đánh giá
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.doc