Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1

LUYỆN TOÁN

Ôn tập về phép cộng trong phạm vi 6.

I. Mục tiêu:

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

II. Chuẩn bị:

Bảng con

III.Hoạt động dạy học:

Hướng dẫn học sinh làm các bài tập

Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )

2 + 2 = 4 + 2=

3 + 2 = 5 + 1 =

1 + 3 = 4 + 1 =

5 + 0 = 1 + 3 =

Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li)

3 + 2 = 4 + 1 =

2 + 1 = 4+ 0 =

3 + 3 = 1 + 4 =

Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con)

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 
Thứ Ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 34, 35)
I. MỤC TIÊU
- Tô, viết đúng các chữ v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Các chữ mẫu v, y đặt trong khung chữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng cần luyện viết. 
b) Tập tô, tập viết: V, ve, y, y tá. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. 
+ Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau.
+ Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. 
+ Từ y tá: viết tiếng y trước, tiếng tá sau, dấu sắc đặt trên a. 
- HS tập tô, viết: , ve, y, y tá trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b): 
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn: 
+ Chữ ch ghép từ hai chữ c và h.. 
+ Chữ qu: ghép từ hai chữ q và u.
+ Tiếng chia: viết ch trước, ia sau. / Tiếng quà: viết qu trước, a sau, dấu huyền đặt trên a.
- HS tập tô, viết: ch, qu, chia quà. 
3. Củng cố, dặn dò
- Chúng ta vừa viết chữ gì? 
- HS đọc lại các tiếng vừa viết.
 PHẦN HỌC VẦN
TIẾNG VIỆT
BÀI 36: am- ap
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ve và gà.
- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu 
- Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Chia quà (bài 35); 1 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Các em đã học hết các chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1, 2) (dạy kĩ, chắc chắn) 
2.1. Dạy vần am 
a) Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
b) Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? (Quả cam). Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam).
- Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau. 
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ GV giới thiệu mô hình vần am. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am/ am. 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng cam. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - am - cam/ cam. 
2.2. Dạy vần ap (tương tự cách dạy vần am) 
- HS nhận biết a, p, đọc: a - pờ - ap.
- GV giới thiệu hình ảnh xe đạp, hỏi: Đây là cái gì? (Cái xe đạp). Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần ap? (Tiếng đạp).
- Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng trước, âm p đứng sau. 
- Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đạp - nặng - đạp / đạp.
- So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. Vần am khác vần ap: vẫn am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vân, tiếng, cả lớp đánh vần, đọc trơn.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 3: Tiếng nào có vần am? Tiếng nào có vần ap?) 
a) Xác định yêu cầu: GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ, nêu yêu cầu của bài tập.
b) Đọc tên sự vật: GV chỉ từng từ theo số TT, cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khám, Tháp Rùa, quả trám,... (HS nào đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần). Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ).
c) Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
d) Báo cáo kết quả
- Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 5). 
a) HS nhìn bảng lớp, đọc lại các vần, tiếng vừa học. 
b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn 
- Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét giữa a và m. 
- Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p.
- quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng cam).
- xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a).
c) HS viết trên bảng con: am, ap (2 lần). Viết: (quả) cam, (xe) đạp. 
* Thời gian HS tập viết bảng con khoảng 15 phút.
Thứ Sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020
LUYỆN TOÁN
Ôn tập về phép cộng trong phạm vi 6.
Mục tiêu:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
II. Chuẩn bị:
Bảng con
III.Hoạt động dạy học:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
2 + 2 = 4 + 2=
3 + 2 = 5 + 1 =
1 + 3 = 4 + 1 = 
5 + 0 = 1 + 3 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li)
3 + 2 = 4 + 1 = 
2 + 1 = 4+ 0 = 
3 + 3 = 1 + 4 = 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Có . Hình tam giác. (Dành cho học sinh năng khiếu)
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 Luyện viết
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài Dì Tư ( trang 63 SGK)- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc bài Dì Tư ( trang 63 SGK)
b) Tập viết: bài Dì Tư ( trang 63 SGK)
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con từ khó
c) Tập viết: bài Dì Tư ( trang 63 SGK)
	- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
I. CHUẨN BỊ: 
- Chọn sách cho hoạt động đọc to nghe chung.
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho HS xem trang bìa quyển sách 
- Đặt một số câu hỏi về tranh trang bìa.
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Theo em điều gì sẻ xảy ra trong câu chuyện ?
- Theo em , nhân vật ..sẽ làm gì ?
c. Đặt 1-2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên.
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Trong khi đọc 
- Đọc chậm , rõ ràng diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
- HS xem tranh ở một số đoạn chính.
- Đặt câu hỏi phỏng đoán 
* Sau khi đọc .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.doc