Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

LUYỆN TOÁN

Ôn tập về phép cộng và dấu cộng.

I. Mục tiêu:

- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).

 - Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

 -Phát triển các NL toán học.

II. Chuẩn bị:

Bảng con, Vở ô li

III.Hoạt động dạy học:

Hướng dẫn học sinh làm các bài tập

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 
 Thứ Hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
 BÀI 29: tr - ch
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết âm và chữ cái tr, ch; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có tr, ch. 
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có tr, có ch. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đi nhà trẻ. 
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: tr, ch, tre, chó. .. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi
- Bảng con, phấn. 
- Bộ đồ dùng môn TV.
- SGK, Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5P)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tập đọc Lỡ tí ti mà (bài 28). 
B. DẠY BÀI MỚI. ( 30P)
1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái tr, ch. GV chỉ từng chữ tr, ch, phát âm mẫu, cho HS (cá nhân, cả lớp) nói lại. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen).
2.1. Âm tr, chữ tr: HS nói: cây tre. / Đọc: tre. / Phân tích tiếng tre. Đánh vần: trờ - e - tre / tre..
2.2. Âm ch, chữ ch: HS nhận biết: ch, o, dấu sắc; đọc: chó. / Phân tích tiếng chó. / Đánh vần, đọc trơn: chờ - o - cho - sắc - chó / chó.
- Hs đính bảng cài : tr,ch
* Củng cố: HS nói 2 chữ mới vừa học: tr, ch; 2 tiếng mới: tre, chó. GV chỉ mô hình các tiếng, HS đánh vần, đọc trơn. HS gài lên bảng cài: tr, ch.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm tr? Tiếng nào có âm ch?).
- Thực hiện như những bài trước. Cuối cùng, GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng trà có âm tr. Tiếng chó có âm ch,...
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng có âm tr (trai, tranh, trao, trôi, trụ,...); có âm ch (cha, chả, cháo, chim, chung,...). 
TIẾT 2
3.2. Tập đọc (BT 3) ( 15P)
a) GV chỉ hình minh hoạ: Đây là hình ảnh bé Chi ở nhà trẻ. Các em cùng đọc bài xem bé Chi đi nhà trẻ thế nào.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: nhà trẻ, chị Trà, bé Chi, qua chợ, cá trê, cá mè, nhớ mẹ, bé nhé.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 6 câu). GV chỉ chậm từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu
e) Thi đọc đoạn, bài. (Chia bài làm 2 đoạn: 2 câu / 4 câu). (Quy trình như đã hướng dẫn).
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC, mời HS nói về từng hình ảnh trên bảng lớp. (Hình 1: Bé Chi đang khóc mếu. Hình 2: Chị Trà dỗ Chi.).
- HS làm bài trong VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. GV giúp HS nối chữ với hình trên bảng lớp. 
- Cả lớp đọc kết quả (đọc lời, không đọc chữ và số): Hình 1: Bé Chi nhớ mẹ. (Hình 2: Chị Trà dỗ bé Chi. 
- GV: Chị Trà dỗ bé Chi thế nào? (Chị dỗ: “Bé nhè thì cô chê đó”). 
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4)( 15P)
a) HS đọc các chữ, tiếng vừa học. 
b) GV vừa viết chữ mẫu vừa hướng dẫn 
- Chữ tr: là chữ ghép từ 2 chữ HS đã biết là t, r. 
- Chữ ch: là chữ ghép từ 2 chữ HS đã biết là c và h. 
- Tiếng tre: viết tr trước, e sau. 
- Tiếng chó: viết ch trước, o sau, dấu sắc đặt trên o. 
c) HS viết bảng con: tr, ch (2 lần). / Viết: tre, chó. 
4. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Bài vừa rồi chúng ta học âm gì? 
- GV khen ngợi những HS tích cực.
 LUYỆN TOÁN
Ôn tập về phép cộng và dấu cộng.
Mục tiêu:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
 - Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
 -Phát triển các NL toán học.
II. Chuẩn bị:
Bảng con, Vở ô li
III.Hoạt động dạy học:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
 4 + 2 = 2 + 2=
 3 + 1 = 5 + 1 =
 2 + 3 = 3 + 3 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li)
 4 + 2 = 5 + 1 = 
 2 + 1 = 6 + 0 = 
 3 + 0 = 2 + 4 = 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Có . Hình tam giác. (Dành cho học sinh năng khiếu)
 1 
 4
	2 5
	3
Thứ Ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 28, 29)
I. MỤC TIÊU 
- Tô, viết đúng các chữ vừa học ở bài 28, 29: t, th, tr, ch và các tiếng tổ, thỏ, tre, chó – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các chữ mẫu t, th, tr, ch, đặt trong khung chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐC của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp đọc các chữ, tiếng được viết trên bảng: t, tổ, th, thỏ, tr, tre, ch, chó. 
b) Tập tô, tập viết: t, tổ, th, thỏ 
- 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ t: cao 3 li, viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét thẳng ngang. 
+ Tiếng tổ: viết chữ t trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô; chú ý nét nối giữa t và ô. 
+ Chữ th ghép từ hai chữ t và h. Chú ý viết t và h liền nét. 
+ Tiếng thỏ: viết th trước, o sau, dấu hỏi đặt trên o; chú ý nét nối giữa th và o. 
- HS tô, viết các chữ, tiếng t, tổ, th, thỏ trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: tr, tre, ch, chó (như mục b) 
- GV hướng dẫn: 
+ Chữ tr: là chữ ghép từ hai chữ t và r. 
+ Tiếng tre: viết tr trước, e sau. 
+ Chữ ch: là chữ ghép từ hai chữ c (1 nét cong trái) và h. 
+ Tiếng chó: viết ch trước, o sau, dấu sắc đặt trên o.
- HS tô, viết: tr, tre, ch, chó trong vở Luyện viết 1, tập một; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV chỉ cho HS đọc 1 số tiếng để HS đọc.
- Tuyên dương các bạn tích cực trong giờ học.
	 TIẾNG VIỆT
BÀI 30: u - ư
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các âm và chữ cái u, ư; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có u, ư. 
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm u, âm . 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chó xù. 
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: u, ư, tủ, sư tử. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Thẻ để HS viết ý đúng: 2 hay 12 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2 HS đọc bài Tập đọc Đi nhà trẻ (bài 29). (Hoặc cả lớp viết, tre, chó).
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái u, ư, chữ in hoa U, Ư. 
- GV chỉ từng chữ trong tên bài, phát âm mẫu cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Âm u, chữ u: HS nói: tủ. /Nhận biết: t, u, dấu hỏi =tủ. Đọc: tủ. / Phân tích tiếng tủ. / Đánh vần và đọc tiếng: tờ - u - tu - hỏi - tủ / tủ.
2.2. Âm ư, chữ : HS nói: sư tử. / Nhận biết: s, ư = sư; t, ư, dấu hỏi = tử. Đọc: sư tử. / Phân tích các tiếng sư, tử. / Đánh vần, đọc trơn: sờ - ư - sư / tờ - ư - tư - hỏi - tử / sư tử.
* HS nhắc lại: 2 chữ mới học là u, ; 2 tiếng mới học: tủ, sư tử. HS nhìn mô hình các tiếng, đánh vần, đọc trơn. HS gài lên bảng cài: u, ư.
 3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm u? Tiếng nào có âm ư?) 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc: đu đủ, cá thu,... 
- HS tìm tiếng có u, có ; nói kết quả.
- GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng đu có âm u. Tiếng đủ có âm u. (Hoặc: Hai tiếng đu đủ đều có âm u)... Tiếng từ có âm ư...
- HS nói 3 - 4 tiếng ngoài bài có âm u (su su, ru, ngủ, thu, phú,...); có âm ư (hư, sử, thứ, thử, tự,...).
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
Chọn sách: Dê con nghe lời mẹ
Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
Xác định 1-2 từ mới để giới thiệu với học sinh.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Giới thiệu
2 - 3 phút |  Cả lớp
1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nêu các quy định khi đến thư viện
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô sẽ cả lớp thực hiện tiết Đọc to nghe chung tại thư viện.
Trước khi đọc
4 - 5 phút |  Cả lớp
2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa. 
+ Có thể cho cô và các bạn biết hôm nay lớp mình sẽ cùng đọc truyện gì không ? 
+ Các em nhìn thấy những hình ảnh của con vật gì ở trên trang bìa?
+ Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện?
2b. Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh: 
+ Ở nhà em đã nghe lời mẹ chưa ?
2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán:
+ Theo các em dê con đã nghe lời mẹ chưa ?
 Quyển sách Dê con nghe lời mẹ của tác giả Sách do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.
4. Giới thiệu từ mới:  Trong chuyện này cô muốn giải thích với các em một số từ:
Trong khi đọc
5 - 8 phút |   Cả lớp
1. Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
2. Cho học sinh xem và quan sát tranh ở trang 4 
3. Dừng lại để đặt câu hỏi phỏng đoán trang 4 
 Theo em, dê con có nghe lời mẹ không ?
 Đọc lần hai: Mời học sinh cùng đọc với giáo viên.
- Mời học sinh đọc lại những từ, câu thú vị cùng với giáo viên. 
- Mời học sinh làm những hành động, tạo âm thanh thú vị với giáo viên.
 Sau khi đọc, cảm ơn học sinh đã tham gia đọc với giáo viên.
Sau khi đọc
 4 - 7 phút|  Cả lớp
1. Đặt câu hỏi để hỏi học sinh về những gì đã xảy ra trong câu chuyện: 
- Các em thấy dê con đã nghe lời mẹ chưa ?
- Dê con có ngoan không ?
2. Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện:
 + Khi sói đến mở cửa dê con, dê con có mở cửa ko? 
 + Sau đó sói đã làm gì?
 + Nếu mà em gặp phải trường hợp này thì em có mở cửa không?
 3. Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao”: 
+ Tại sao các con nghe lời mẹ?
1. Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự 
2. Khuyến khích các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
3. Khen ngợi những nỗ lực của học sinh.
4. Kết thúc tiết học
Thứ Sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 4: LỚP HỌC CỦA EM 
( TIẾT2) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nói được tên lớp học và các đồ dùng trong lớp học. Các thành viên trong lớp học và các nhiệm vụ của họ. 
- HS kể tên được một số hoạt động chính của lớp học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học, các thành viên và hoạt động trong lớp học.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về lớp học, hoạt động ở lớp học.
- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch, đẹp.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách đồ dùng học tập trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động:(2P)
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về lớp học: Lớp chúng mình.
- HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói với các em điều gì về lớp học?
	GV dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình. 
2. Một số hoạt động chính ở lớp học
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 3: (15P) Tìm hiểu hoạt động học tập trong giờ học 
	* Mục tiêu
- Kể được tên một số hoạt động học tập trong giờ học.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình, đặt câu hỏi về hoạt động học tập trong giờ học. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 6
- Thảo luận nhóm theo gợi ý sau:
+ Quan sát các hình ở trnag 30 trong SGK, kể tên một số hoạt động ở lớp bạn An. Các bạn trong hình đã sử dụng những đồ dùng học tập nào?
+ Trong giờ học, em đã tham gia những hoạt động nào? Với mỗi hoạt động đó, thường sử dụng đồ dùng học tập nào? ( có thể cho HS làm câu 3 của Bài 4 (VBT)l. 
+ Cùng thực hành sử dụng một số đồ dùng học tập ( tùy điều kiện, Hs được thực hành sử dụng đồ dùng mà các em vẫn thường sử dụng. Ví dụ: Bộ chữ học vần, Bộ đồ dùng môn Toán, hộp bút màu, ) 
Bước 2: Làm việc cả nhóm
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, hỏi thêm câu hỏi, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
- Một số HS thực hành sử dụng 1 số đồ dùng học tập trước lớp.
- GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời và phần thực hành của các nhóm.
- GV hỏi: Các em cảm thấy thế nào khi tham gia vào những hoạt động học tập trên lớp? ( HS trả lời theo cảm nhận của các em).
	Gợi ý: Một số hoạt động ở lớp bạn An như: vẽ tranh, xếp chữ, quan sát cây rau, làm tính, tập viết, tập thể dục,  Với giờ Tiếng Việt, thường sử dụng bộ chữ học vần; giờ Toán – bộ đồ dùng môn Toán; giờ Tự nhiên và Xã hội – tranh ảnh và vật thật; giờ Mỹ thuật – bút chì, tẩy, hộp bút màu, 
 Hoạt động 4: (15P) Thi kể về đồ dùng trong lớp học
	* Mục tiêu
- Kể tên được 1 số đồ dùng có trong lớp học.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 1 số nhóm ( có thể chia nhóm 4 hoặc nhóm 6)
- Mỗi nhóm liệt kê tên các đồ dùng có trong lớp học. 
Bước 2: Làm việc cả lớp ( sử dụng kỹ thuật động não) 
- Lần lượt mỗi nhóm sẽ nói tên 1 đồ dùng có trong lớp học ( lưu ý nhóm sau không được nói trùng tên đồ với nhóm trước).
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng.
- Nhóm nào dừng cuộc chơi cuối là nhóm thắng cuộc. 
IV. Cũng cố dặn dò (3P)
Nhận xét giờ học
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 Luyện đọc bài trong tuần
I. MỤC TIÊU
- Luyện tập ghép các âm đã học (âm đầu t,th; tr , ch; u,ư;,ua,ưa, ) thành tiếng theo mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”.
- Đọc đúng bài Thỏ thua rùa 
- Tìm đúng từ ứng với mỗi hình, viết đúng từng từ. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
2.1. Luyện đọc :
- GV gắn lên bảng lớp mô hình ghép các âm đã học nêu YC. 
- GV gọi HS lên bảng đọc :t,th; tr , ch; u,ư;,ua,ưa,
- GV viết lên bảng từ: tí ri, nhờ thỏ, nhà trẻ, bé chi, cá trê, bé nhè, bờ hồ , đi bộ , phi như gió, 
- HS luyện đọc các từ trên
- GV chỉ chữ, cả lớp đồng thanh đọc lại.
- HS thi đọc các từ trên bảng .
2.2. BT 2 (Tập đọc)
- GV chi bình minh hoạ bài đọc, hỏi: Đây là cái gì? (Đây là bể cá cảnh). GV: Các em cùng đọc bài Tập đọc để biết bể cá cảnh này có những con vật gì?
b) GV đọc mẫu; kết hợp giải nghĩa từ: Thỏ thua rùa (
c) Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần (nếu cần), đọc trơn các từ ngữ được tô màu hoặc gạch chân trong bài
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho HS đếm: 4 câu).
- (Đọc vỡ từng câu) Cả lớp đọc thầm tên bài và câu 1 theo thước chỉ của GV. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc đồng thanh. Làm tương tự với câu 2, 3, 4.
– Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). 
e) Thi đọc cả bài 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học được nghững gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
 LUYỆN VIẾT:
 t, th, u ,ư, ia ,ưa ,chả cá
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các chữ: t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá. - chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, chữ : t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá
b) Tập viết: : t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá 
- GV vừa viết mẫu từng chữ g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con
c) Tập viết: t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá
	- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.doc
Giáo án liên quan