Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

TIÊNG VIỆT

 BÀI 18: kh - m

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết âm và chữ cái kh, m; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có kh, m.

- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm kh, âm m.

- Đọc đúng bài Tập đọc Đố bé.

- Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: kh, m, khế, me.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc7 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4 
Thứ Ba ngày 06 tháng 10 năm 2020
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 16, 17)
I. MỤC TIÊU
- Tô, viết đúng các chữ gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
- Tô, viết đúng các chữ số 6, 7.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các chữ mẫu gh, gi, k đặt trong khung chư. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng: gh, ghế gỗ, gi, giá đỗ, k, kì đà. 
b) Tập tô, tập viết: gh, ghế gỗ 
- 1 HS nhìn bảng, đọc: gh, ghế gỗ; nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn: 
+ Chữ gh: là chữ ghép từ 2 chữ g, h. Viết chữ g trước, chữ h sau. 
+ Tiếng ghế: viết gh (gờ kép) trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê. 
+ Tiếng gỗ: viết g trước, ô sau, dấu ngã đặt trên ô. 
- HS tô, viết các chữ, tiếng gh, ghế gỗ trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: gi, k, giá đỗ, kì đà (như mục b) 
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ gi: ghép từ 2 chữ g và i. Viết g trước, i sau (1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét chấm).
+ Tiếng giá: viết gi trước, a sau, dấu sắc ở trên a./ Tiếng đỗ: viết đ trước, ô sau, dấu ngã ở trên ô.
+ Chữ k: cao 5 li, rộng hơn 1 ô li. Gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược. 
+ Tiếng kì: viết k trước, i sau, dấu huyền ở trên i. 
+ Tiếng đà: viết đ trước, a sau, dấu huyền trên a. 
- HS tô, viết các chữ, tiếng: gi, giá đỗ, k, kì đà. 
d) Tập tô, tập viết chữ số: 6, 7
- Số 6: cao 2 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín. 
- Số 7: cao 2 li; gồm 3 nét: thắng ngang, thắng xiên, thắng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên. 
- HS tô, viết các chữ số: 6, 7 trong vở Luyện viết 1, tập một hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
MĨ THUẬT
Cô Hà
TIÊNG VIỆT
 BÀI 18: kh - m
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết âm và chữ cái kh, m; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có kh, m. 
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm kh, âm m. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Đố bé. 
- Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: kh, m, khế, me. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 3P)
- 2 HS đọc bài Tập đọc Bé kể (bài 17). 
- 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả: k (ca) + e, ê, i/ c (cờ)+a, o, ô, ơ,... 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: (2p)
- GV chỉ tên bài: kh, m, giới thiệu bài: âm và chữ kh, m.
- GV chỉ chữ kh: âm kh (khờ). GV: kh (khờ). HS (cá nhân, cả lớp): khờ./ Thực hiện tương tự với m.
- GV giới thiệu chữ M in hoa. 
2. Chia sẻ và khám phá( 15p) (BT 1: Làm quen) 
2.1. Âm kh và chữ kh
- GV chỉ hình quả khế (hoặc vật thật), hỏi: Đây là quả gì? (Quả khế). GV: Khế có loại ngọt, có loại chua, thường được dùng để làm mứt hoặc nấu canh.
- GV viết bảng khế. / HS phân tích tiếng khế: âm khờ, âm ê, dấu sắc = khế. / Đánh vần và đọc trơn: khờ - ê - khê - sắc - khế / khế.
2.2. Âm m và chữ m: Làm tương tự với âm m và tiếng me (loại quả thường được dùng để nấu canh hoặc làm mứt). / Đánh vần và đọc trơn: mờ - e - me / me. .
* Củng cố: HS: Các em vừa học 2 chữ mới là kh, m; 2 tiếng mới là khế, me. HS gắn lên bảng cài chữ: kh, m. 
3. Luyện tập ( 10p)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm kh? Tiếng nào có âm m?) 
- HS đọc từng chữ dưới hình: mẹ, mỏ, khe đá,... 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài; 2 HS báo cáo kết quả: HS 1 nói tiếng có âm kh (khe, kho, khỉ). HS 2 nói tiếng có âm m (mẹ, mỏ, mè).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng mẹ có âm m, tiếng khe có âm kh,... 
- HS nói tiếng ngoài bài có kh (khi, kho, khó, khô,...); có m (má, mỏi, môi,...).
3.2. Tập đọc (BT 3)( 5p)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài đọc Đố bé, giới thiệu 3 bức tranh tả cảnh trong gia đình Bi: Bi vừa đi học về, mẹ ở trong bếp đang nấu ăn, ra 1 câu hỏi đố Bi. Bộ đang bế em bé cũng ra 1 câu hỏi đố Bi. Các em hãy nghe bài đọc để biết bố mẹ đố Bi điều gì; Bi trả lời các câu đố thế nào. 
b) GV chỉ từng hình, đọc mẫu.
Thứ Sáu ngày 09 tháng 10 năm 2020
LUYỆN TOÁN
Ôn tập các số đến 10
I. Môc tiªu:
- Gióp häc sinh n¾m ch¾c c¸c sè trong d·y sè tõ 1 ®Õn 9
- So s¸nh c¸c sè tõ 1 ®Õn 9
II. Ho¹t ®éng d¹y häc :
Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập
Gv nhận xét- sửa sai
Bài 1: Đọc các số từ 0 đến 9
Hs đọc theo dãy bàn
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a	 b, 
Hs nêu miệng
Bài 3: Viêt số
Viết các số từ 1 đến 10
Yêu cầu học sinh thực hiện bảng con
Gv nhận xét
Bài 4: Có ..hình tam giác.
HS nêu miệng
III. Cũng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học
: Hoạt động thư viện
 Nghe đọc sách
Kể chuyện bé nghe (Cổ tích Việt Nam)
I. Mục tiêu:
- Đưa bé vào thế giới truyện cổ tích để bắt đầu dẫn dắt trẻ đến với niềm đam mê của việc đọc sách.
- Trẻ yêu thích truyện cổ tích Việt Nam.
- Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích.
II. Chuẩn bị:
- Truyện kể: Chiếc bình vôi.
Ngày xưa, có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông. tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy.
Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội:
– Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ.
Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc.
Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về. Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng “Mô Phật” ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạ thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời.
Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm.
Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên.
Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu.
Theo tín ngưỡng trên đây, mỗi lần bình vôi vỡ hay cũ, người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa.
- Tranh minh hoạ truyện kể. 
- Một số thẻ đánh dấu sách.
- Một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Địa điểm: Trong lớp.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Trước khi kể (5 phút) 
- Gợi ý trao đổi tranh minh hoạ tên truyện: 
+ Quan sát tranh em thấy gì?
+ Dựa vào hình ảnh minh hoạ trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì? 
- Giới thiệu truyện: Giới thiệu tên một số truyện cổ tích Việt Nam và nhấn mạnh truyện kể hôm nay là truyện Chiếc bình vôi.
* Cả lớp
- Quan sát tranh.
+ Nêu những hình ảnh có trong tranh: ông sãi, chiếc bình vôi,
+ Phỏng đoán tên truyện.
2. Trong khi kể (17 phút)
- Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ
- Kết hợp trò chuyện:
+ Trang 3: Gã trộm nghe vợ người ăn mày nói vậy thì có còn muốn đi ăn trộm nữa không?
- Tiếp tục kể đến hết trang 7.
+ Trang 7: Theo em sau khi đem nước về cúng phật gã trộm có quay lại nạp mình cho cọp ăn thịt không? 
- Tiếp tục kể cho đến hết.
* Cả lớp
- Nghe, quan sát tranh.
- Phỏng đoán suy nghĩ của gã trộm.
- Phỏng đoán việc làm của gã trộm.
3. Sau khi kể (5-8 phút)
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào? 
- Giao việc.
- Đến trò chuyện cùng học sinh.
- Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung truyện kể.
- Phật Bà chỉ hiện ra rước linh hồn của gã trộm mà không rước linh hồn của vị sư sãi. Theo em là vì sao?
* Chốt ý: Gã trộm biết sửa lỗi, làm việc thiện, tính tình hiền lành nên phật rước, còn ông sãi là người tu hành nhưng tính tình đôc ác nên Phật không rước.
- Câu chuyện khuyên chung ta điều gì?
* Giáo dục HS: Ở hiền thì gặp lành, nên làm điều thiện không nên làm việc ác.
- Giới thiệu một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Nêu yêu cầu ở tiết sau: 
 Tiết sau các em sẽ giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện mà em mượn về nhà như : Tên truyện? Mấy nhân vật? Tên nhân vật? Được nghe đọc mấy lần? 
* Cả lớp – đôi bạn
- Nhắc tên truyện.
- Kể các nhận vật trong truyện: Gã trộm, hai vợ chồng người ăn mày, sư trụ trì, ông sãi,
- Đôi bạn trò chuyện: nói cho bạn nghe em đồng ý việc làm của nhân vật nào? Không đồng ý việc làm của nhân vật nào? Vì sao?
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Trình bày suy nghĩ của mình.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Sau tiết học HS chọn và mượn một quyển về nhà nhờ cha mẹ/ anh chị đọc cho nghe.
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 Luyện viết
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các chữ: g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ. - chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ số mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, chữ : g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ.
b) Tập viết: : g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ.
- GV vừa viết mẫu từng chữ g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con
c) Tập viết: g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ.
	- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc