Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương
RÈN CHỮ:
LV BÀI : Ông giẳng ông giăng
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài : Ông giẳng ông giăng chữ thường ,cở nhỏ ,đúng kiểu, đều nét.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc bài: Ông giẳng ông giăng
b) Tập viết vào bảng con các chữ dễ viết sai chính tả .
- GV viết lên bảng.
- HS tập viết vào bảng con.
Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô
-GV đọc bài , HS chép vào vở.
- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò(2P)
-GV nhận xét tiết học
-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết
Tuần 30 Thứ Hai ngày 12 tháng 04 năm 2021 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: ÔNG GIĂNG ÔNG GIĂNG (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ: - Nghe viết 7 dòng đầu bài đồng dao Ông giẳng ông giăng, không mắc quá 2 lỗi. - Làm đúng BT: Điền tiếng còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một đoạn đồng dao; điền chữ r, d hay gi vào chỗ trống. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập. Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài chính tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Smas ti vi - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - GV viết lên bảng lớp (2 lần): ...ế, cúi ...ằm, lại ...ần; mời 2 HS lên bảng điền chữ g hay gh vào chỗ trống để hoàn thành từ. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập 2.1. Nghe viết - 1 HS đọc 7 dòng đầu bài đồng dao, cả lớp đọc lại. - GV chỉ các từ dễ viết sai, cả lớp đọc. VD: giảng, xuống, bầu, bạn, xôi, nếp, đệp bánh chưng. - HS tự nhẩm đọc từng tiếng mình dễ viết sai. - HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ (mỗi dòng đọc không quá 3 lần), HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, tô chữ hoa đầu dòng thơ. - HS viết xong, GV đọc chậm từng dòng cho HS soát lỗi, gạch chân bằng bút chì chữ viết sai, viết lại chữ đó bên lề vở. - GV chữa trên bảng những lỗi HS thường mắc. 2.2. Làm bài tập chính tả a) BT 2 (Tìm tiếng còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn đồng dao sau) - GV nêu YC, viết bảng: Cái ... cắt lá / Con cá có .../Quả ... quả cam / Chè lam ... khảo. - HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. /1 HS báo cáo (miệng), GV điền tiếng trên bảng lớp. (Có thể tổ chức theo cách thi tiếp sức: 4 HS tiếp nối nhau lên bảng điền từ vào chỗ trống, hoàn thành mỗi dòng thơ. HS nào điền xong từ thì đọc dòng thơ: HS 1: Cái liềm cắt lá. /HS 2: Con cá có vẩy./HS 3: Quả quýt, quả cam. /HS 4: Chè lam bánh khảo). - Cả lớp đọc lại 7 dòng thơ. b) BT 3 (Em chọn chữ nào: r, d hay gi?) (Làm tương tự BT 2). - HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. - GV viết lên bảng lớp các từ cần điền: ..ây điện, ...ó, ...ồng, ...ùng. - 1 HS lên bảng điền chữ r, d hay gi vào chỗ trống. - Cả lớp sửa bài theo đáp án. (Có thể tổ chức theo cách thi tiếp sức). - Cuối cùng, cả lớp đọc: Nhện con hay chăng dây điện. / Cái quạt hòm mồm thở ra gió. / Máy bơm phun nước bạc như rồng./ Cua cáy dùng miệng nấu cơm. 3. Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những HS tích cực TẬP ĐỌC SẺ ANH, SẺ EM (tiết1) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ: - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em trong gia đình: Anh em sẽ yêu thương, nhường nhịn nhau khiến sẻ mẹ rất vui, gia đình đầm ấm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ để HS ghi ý trả lời mình chọn (a hoặc b). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG: - 2 HS đọc thuộc lòng 6 hoặc 10 dòng bài đồng dao Ông giẳng ông giăng; trả lời câu hỏi: Nhà bạn nhỏ có ai? Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Thảo luận nhóm đôi - Nhà bạn có mấy anh, chị, em? Tình cảm của bạn với anh, chị, em thế nào? Tình cảm của anh, chị, em với bạn thế nào (yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc)? Bạn cảm thấy thế nào nếu anh, chị, em đi vắng? - 3 - 4 HS phát biểu. GV nhận xét khích lệ, không kết luận đúng - sai. 1.2. Giới thiệu bài GV chỉ hình minh hoạ, HS quan sát: Sẻ mẹ đang tha mồi về cho con. Anh em sẻ há mỏ, vui mừng đón mẹ. Tình cảm gia đình thật ấm áp. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời sẻ mẹ hối hả lúc giục con ăn. Lời sẻ anh và sẻ em nhỏ nhẹ, dễ thương. b) Luyện đọc từ ngữ: vườn, rét, nằm co ro, cố sức, cọng rơm, thương yêu, mệt. c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 13 câu. - GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). - HS đọc tiếp nối từng câu (liền 2 câu ngắn). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu dài: Thương em, / sẻ anh cố sức kéo ... trong tổ / che cho em. RÈN CHỮ: LV BÀI : Ông giẳng ông giăng I. MỤC TIÊU - Viết đúng bài : Ông giẳng ông giăng chữ thường ,cở nhỏ ,đúng kiểu, đều nét. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc bài: Ông giẳng ông giăng b) Tập viết vào bảng con các chữ dễ viết sai chính tả . - GV viết lên bảng. - HS tập viết vào bảng con. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô -GV đọc bài , HS chép vào vở. - Cho học sinh chép vào vở ô li - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) -GV nhận xét tiết học -Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết Thứ Ba ngày 13 tháng 04 năm 2021 TẬP ĐỌC SẺ ANH, SẺ EM ( tiết 2) I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em trong gia đình: Anh em sẽ yêu thương, nhường nhịn nhau khiến sẻ mẹ rất vui, gia đình đầm ấm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ để HS ghi ý trả lời mình chọn (a hoặc b). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - 2 HS đọc thuộc lòng 6 hoặc 10 dòng bài đồng dao Ông giẳng ông giăng; trả lời câu hỏi: Nhà bạn nhỏ có ai? Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì? B. DẠY BÀI MỚI TIẾT 2 d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... che cho em./Tiếp theo đến ... ăn trước đi. / Còn lại); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi trong SGK. - GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? / Cả lớp giơ thẻ: Ý b. - Hỏi đáp: + GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? + Cả lớp: Vì sẻ mẹ thấy các con rất thương yêu nhau. - GV: Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao? (HS trả lời theo suy nghĩ riêng. VD: Em thích sẻ anh vì sẻ anh rất thương em, cố kéo những cọng rơm che cho em khỏi lạnh. / Thích sẻ anh vì sẻ anh ngoan ngoãn, nghe lời mẹ./ Thích sẻ em vì sẻ em còn nhỏ đã biết thương anh, nhường thức ăn cho anh,...). - GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu. / GV: Gia đình sẽ rất đầm ấm, hạnh phúc, cha mẹ sẽ rất vui nếu con cái yêu thương, nhường nhịn nhau. 2.3. Luyện đọc lại - 1 tốp (4 HS) đọc bài theo các vai: người dẫn chuyện, sẻ mẹ, sẻ anh, sẻ em. - Lặp lại với tốp HS khác. 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc lại một đoạn của bài tập đọc. - Đọc lại bài tập đọc cho bạn bè, người thân nghe. TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA I, K I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Biết tô các chữ viết hoa I, K theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng (ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ rõ, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu / viết chữ viết hoa I, K; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa G, H. - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - GV chiêu lên bảng chữ in hoa I, K. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa I, K. - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ I, K in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa I, K – chỉ khác chữ I, K in hoa ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tổ chữ viết hoa I, K - HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tổ chữ (GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét): + Chữ I hoa gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và thẳng ngang, (lượn hai đầu) – tô giống nét đầu của chữ H hoa. Tô tiếp nét 2 (móc ngược trái) từ trên xuống dưới, dừng bút trên ĐK 2. + Chữ K hoa gồm 3 nét: Nét 1 tô giống như nét đầu ở chữ I hoa, H hoa. Nét 2 là nét móc ngược trái, tô từ trên xuống dưới. Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản (móc xuôi phải và móc ngược phải) nối liền nhau, tô nét móc xuôi phải trước, đến giữa thân chữ thì tạo vòng xoắn nhỏ lồng vào thân nét 2 rồi tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2. - HS lần lượt tô các chữ hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - Cả lớp đọc các từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa các chữ (giữa chữ K viết hoa và i), vị trí đặt dấu thanh. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Trưng bày tranh ảnh Em yêu thiên nhiên: viết lại lời giới thiệu cho đúng chính tả, hay hơn, trang trí sản phẩm ấn tượng hơn. HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NGHE KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: . Tìm hiểu yêu cầu của bài học . - Yêu cầu HS đặt trước mặt quyển truyện tranh các em mang đến lớp. GV chấp nhận nếu HS mang đến 1 quyển sách là thơ, tờ báo, truyện không phải là truyện tranh. Hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào. - Giới thiệu truyện Mưu chú sẻ: Đây là một truyện rất hay vì nó dạy các em bình tĩnh để thoát hiểm khi gặp kẻ xấu. Nếu không có sách mang đến lớp,các em có thể đọc truyện này. Truyện Mưu chú sẻ rất hay. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc truyện này II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: *. Giới thiệu tên truyện + Đó là truyện gì? + Truyện đó em mang từ nhà đến hay mượn ở thư viện? + Truyện đó có gì làm em thích? . Tự đọc sách - Dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc truyện; nhắc HS cần chọn đọc kĩ một đoạn truyện tranh mình thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp. . Đọc cho các bạn nghe - Lần lượt từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc (HS có thể đọc cả một mẩu truyện ngắn; có thể cho HS dùng micro - nếu có). HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm ). VD: Đặt câu hỏi cho HS vừa đọc truyện Chú sóc ngoan: Chi tiết nào cho thấy sóc nhỏ rất thương yêu bố? (Sóc thấy trán bố đẫm mồ hôi, cái đuôi dài lấm bẩn. Nó nghĩ: “Chắc bố phải vất vả lắm mới kiếm được chùm hạt dẻ này”). Nghĩ vậy, sóc con đưa hạt dẻ to nhất mời bố. - Cả lớp bình chọn bạn đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện thú vị. - Cuối giờ, GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong tiết học. sản phẩm ấn tượng hơn. Thứ Sáu ngày 16 tháng 04 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 19: GIỮ AN TOÀN CHO CƠ THỂ (T1) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em. - Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đén sự an toàn của bản thân. - Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, Smas ti vi. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU * Hoạt động cả lớp - Chơi trò chơi “ Bạn sẽ nói với ai?” + HS đứng thành 2 vòng, vòng trong và vòng ngoài. Người ở vòng trong quay về phía người ở vòng ngoài tạo thành từng cặp ( Theo hình trang 122 SGK). + GV yêu cầu HS nghĩ tất cả những gì có thể xảy ra với các em để đặt ra câu hỏi, trong những trường hợp đó, bạn sẽ nói với ai. - Hết thời gian chơi, HS trả lời câu hỏi: Qua trò chơi, em học được điều gì? - GV giúp HS hiểu, các em cần chia sẻ với những người mà em tin cậy về tất cả những vấn đề các em có thể gặp phải về sức khỏe hay những chuyện khác trong cuộc sống như những điều làm em lo sợ hoặc buồn chán, KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể 1. Hoạt động 1: Thảo luận về cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể * Mục tiêu - Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cá nhân - HS làm câu 1, 2 bài 19 VBT Bước 2: Làm việc cả lớp - HS xung phong báo cáo kết quả làm bài tập và góp ý lẫn nhau về lời giải. GV chữa bài và giúp HS rút ra được kết luận: Không ai được nhìn hoặc chạm vào các vùng riêng tư của cơ thể em ( trừ bố mẹ giúp em tắm hoặc bác sĩ khám chữa bệnh cho em khi có bố mẹ đi cùng). 2. Một số hành vi động chạm, đe dọa sự an toàn của bản thân và cách phòng tránh 2. Hoạt động 2: Phân biệt hành động tốt và xấu với trẻ em * Mục tiêu - Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em. - Đưa ra cách ứng xử trong tình huống bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại. - Nêu được xâm hại trẻ em là gì. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát các hình trang 124 SGK, lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây: - Trong các tình huống được vẽ trong các hình 1, 2, 3, 4, hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em? Gợi ý: Hành động của người lớn trong các hình 1, 2, 4 là những hành động xấu với trẻ em; hành động của bố chúc con ngủ ngon ( hình 3) là tốt đối với trẻ em. - Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các cặp lên trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Lưu ý: Đối với câu hỏi giúp HS phân biệt hành động nào là tốt hoặc xấu với trẻ em khi quan sát các hình trang 124 SGK, GV có thể yêu cầu HS nêu lý do tại sao hành động đó là tốt hoặc xấu với trẻ em. - GV yêu cầu HS đọc lởi con ong ở cuối trang 124 SGK để trả lời câu hỏi: Xâm hại trẻ em là gì? - Tiếp theo, GV có thể yêu cầu HS làm câu 3 của bài 19 VBT, qua đó mở rộng hiểu biết cho HS về 1 số hành vi xâm hại trẻ em khác. - Đối với câu hỏi: “Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại?”, GV nhấn mạnh nếu không may điều đó xảy ra, các em cần phải nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ và tránh bị lặp lại. Tốt nhất là chúng ta học cách phòng tránh bị xâm hại để giữ an toàn cho bản thân ( chuyển ý sang hoạt động tiếp theo). LUYỆN TOÁN ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG DẠNG 27 ‒ 4, 63 – 40 I. MỤC TIÊU: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 27 ‒ 4, 63 – 40 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Híng dÉn häc sinh lµm mét sè bµi tËp . Bµi 1: Đặt tính rồi tính ( Bảng con) 34 - 4 32 - 30 45 - 14 83 - 50 Bµi 2: ViÕt sè ( Làm vở ô li) Nhà An nuôi 43 con gà, cho Hòa 20 con gà. Hỏi An còn lại bao nhiêu con gà? Phép tính:. Câu trả lời: An còn lại.. con gà Bài 3: Viết các số: 39,43, 29, 54 ( Nhóm 2) báo cáo Từ bé đến lớn: Từ lớn đế bé:. Bài 4: Trò chơi “ Đố bạn” Phép tính - Lớp trưởng điều hành. Cho häc sinh lµm vµo vë bµi tËp . Gv nhËn xÐt , chÊm bµi. IV. NhËn xÐt dÆn dß : LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN I. MỤC TIÊU - Học sinh đọc được các vần, từ thành thạo, đọc các vần to, rõ, tự tin. - Ghép được các vần và thanh đã học để tạo thành các tiếng khác nhau. - Viết được các chữ đã học đúng độ cao, độ rộng trên bảng con và vở ô ly và tốc độ viết đúng quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV viết các vần đã học lên bảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: - Mời lần lượt từng học sinh nêu các bài đã học trong tuần - HS nêu tên các bài đọc trong tuần: Ông giẳng ông giăng; Ngoan; Sẻ anh và sẻ em. - Hs nhận xét, bổ sung. 2.Thực hành và luyện tập: *. Luyện đọc các bài tập đọc - HS luyện đọc các bài tập đọc trong SGK. -GV kiểm tra những em đọc còn chậm , kèm cặp thêm . -Thi đọc giữa các tổ . -GV tổng kết khen ngợi những em đọc bài tốt . 3. Củng cố: - Về nhà luyện đọc lại bài, chia sẻ cùng bố mẹ về bài học hôm nay.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc