Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương
TẬP ĐỌC
CHUỘT CON ĐÁNG YÊU
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con. HS biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.
2. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.
- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề.
- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.
- Hiểu câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con: Chuột con ước được to lớn như voi nhưng vì yêu mẹ, nó vui vẻ làm chuột bé nhỏ để được mẹ bế bồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Smas tivi để chiếu lên bảng một số từ ngữ trong bài đọc và sơ đồ tóm tắt truyện. Có thể viết trên bảng phụ nếu không có máy.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
i văn; tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài. - Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề. - Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ. + Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ. - Hiểu câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con: Chuột con ước được to lớn như voi nhưng vì yêu mẹ, nó vui vẻ làm chuột bé nhỏ để được mẹ bế bồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Smas tivi để chiếu lên bảng một số từ ngữ trong bài đọc và sơ đồ tóm tắt truyện. Có thể viết trên bảng phụ nếu không có máy. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Trò chơi Mèo vồ chuột (tổ chức chơi nhanh, không quá 10 phút) a) GV phổ biến cách chơi - Chơi theo cặp. YC: 1) Từng cặp gồm hai HS ngồi cạnh nhau đứng lên, quay mặt vào nhau. 2) Giơ 2 tay ra. 3) Phân vai: 1 HS làm mèo, 1 HS làm chuột. - Chuột ngửa lòng bàn tay, mèo úp 2 bàn tay lên 2 bàn tay chuột. - Mèo đập tay lên tay chuột. Chuột rụt tay. Nếu chuột rụt tay kịp, mèo không đập trúng là mèo thua. Ngược lại, nếu chuột không rụt tay kịp, mèo đập trúng là mèo thắng. Sau đó, hai bạn đổi vai và chơi thêm một lần nữa. b) GV mời 2 HS lên bảng làm mẫu: 1 HS đóng vai mèo (đội mũ có hình mèo). 1 HS đóng vai chuột (đội mũ có hình chuột). c) Các cặp cùng chơi “Mèo vồ chuột”. d) GV thông báo nhanh kết quả. 1.2. Thảo luận (GV hỏi một số HS) (1) Các em chơi trò gì? (2) Các em chơi có vui không? (3) Em thích đóng vai mèo hay với chuột? Vì sao? Ý kiến HS có thể rất đa dạng, VD: Có em thích làm mèo để được bắt chuột. Có em không làm chuột vì chuột rất hôi. Có em không thích làm mèo vì mèo ác,... HS tự do nói ý kiến, GV không cần đánh giá đúng - sai. (4) Nếu một con chuột thật biến thành mèo thì nó sẽ gặp những thiệt thòi gì (những gì nó không thích) nhỉ? (GV có thể gợi ý: Nó còn được ăn những món ăn nó yêu thích nữa không nhỉ? Mẹ nó có nhận ra nó không nhỉ? Mẹ nó có còn bế được nó không?). HS tự do nói ý kiến, GV không cần đánh giá đúng - sai. 1.3. Giới thiệu bài a) GV: Bây giờ các em sẽ đọc câu chuyện về một con chuột xem con chuột ấy có nghĩ giống như các em không nhé. b) GV gắn (hoặc chiếu) lên bảng hình minh hoạ bài tập đọc. HS quan sát tranh. - Tranh vẽ những gì? (Một con voi, hai con chuột – một to, một bé). - Con voi thế nào? (Con voi rất to). - Con chuột to là mẹ, con chuột bé là con. Các em hãy thử đoán xem hai mẹ con chuột nói chuyện gì. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu (thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho HS): Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Lời chuột con ỉu xìu, buồn phiền khi nói về thái độ của các bạn, khi ước được to lớn như voi. Lời chuột mẹ dịu dàng: “Nếu con to như voi thì làm sao mẹ bế được con?”. Lời chuột con ở cuối truyện vui vẻ, đáng yêu: “Vậy thì con thích là chuột con bé nhỏ của mẹ hơn”. b) Luyện đọc từ ngữ (HS nhìn bảng / màn hình): GV hướng dẫn cả lớp đọc đúng. đọc trơn (không phải đánh vần) từ ngữ có vần khó, từ ngữ HS lớp mình phát âm dễ lẫn, ví dụ: chuột, trêu, phụng phịu, Tí Teo, ngừng, thở dài, dịu dàng, hiểu ra ngay,... Giải nghĩa: phụng phịu (từ gợi tả vẻ mặt xị xuống, tỏ ý hờn dỗi, không bằng lòng). c) Luyện đọc câu (nhìn SGK) - GV: Bài đọc có bao nhiêu câu? (HS đếm: 12 câu). - (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ từng câu (hoặc liền 2 câu) cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. - (Đọc tiếp nối từng câu – cá nhân, từng cặp): + Từng HS (nhìn bài trong SGK hoặc trên bảng lớp) đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu lời chuột con, 2 câu lời chuột mẹ). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu dài: Chú chuột nọ bé nhất lớp / nên thường bị bạn trêu; Nếu con to như voi / thì làm sao mẹ bế được con? Nhắc lượt đọc sau cố gắng đọc tốt hơn lượt trước. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. + Từng cặp HS đọc tiếp nối. (Mỗi cặp cùng đọc 1 hoặc 2 câu). TOÁN Bài 57: PHÉP TRỪ DẠNG 17-2 ( TT) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách tìm kết quả các phép trừ dạng 17-2. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ dạng 17 - 2, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. - Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. II. CHUẨN BỊ - 20 chấm tròn đỏ, 20 chấm tròn xanh. - Băng giấy đã kẻ 20 ô vuông (kích thước phù hợp với chấm tròn trong bộ đồ dùng để HS có thể đặt được chấm tròn vào mỗi ô). - Một số tình huống đơn giản có phép trừ dạng 17-2. - Trò chơi, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động - HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại phép trừ trong phạm vi 20 - Bảng con - Gv nhận xét. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 3 - Cá nhân HS tự làm bài 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép trừ. - Thảo luận với bạn về chọn phép tính nào thích hợp với kết quả nào. Chia sẻ trước lớp. Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau: có thế nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính,... GV nên quan sát cách HS tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính. Bài 4 - Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và kể cho bạn nghe tình huống trong mỗi bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Ví dụ câu b): Có tất cả 18 cây nến, có 6 cây nến đã bị tắt. Phép tính tìm số cây nến còn lại là: 18 - 6 = 12. - GV chốt lại cách làm. GV nên yêu cầu HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. D. Hoạt động vận dụng - HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ dạng 17-2. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ dạng 17 - 2 để hôm sau chia sẻ với các bạn. Thứ Ba ngày 23 tháng 03 năm 2021 CHÍNH TẢ Tập chép: Con mèo mà trèo cây cau. (1 tiết) I. MỤC TIÊU Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Phẩm chất: Giúp HS biết thể thơ lục bát và biết yêu quý động vật. 2. Năng lực ngôn ngữ - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy; Giúp HS mở rộng vốn từ. - Nói và nghe: Làm được các bài tập 2,3 - Viết: Chép lại bài đồng dao Con mèo mà trèo cây cau không mắc quá 1 lỗi; tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút. - Làm đúng các BT chính tả: Điền chữ: ng hay ngh?; Điền vần: uôn hay uôt, ương hay ươc? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Smas tivi (nếu có) để chiếu nội dung BT hoặc bài làm của HS lên bảng lớp. - Bảng phụ viết bài tập chép. - Phiếu khổ to viết 4 câu văn ở BT 3. - Vở Luyện viết 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu: HS tập chép bài đồng dao Con mèo mà trèo cây cau. Làm các BT chính tả: Điền chữ: ng hay ngh?;Điền vần: uôn hay uôt, ương hay ươc? 2. Luyện tập 2.1. Tập chép - GV đọc bài đồng dao. / 2 HS nhìn bảng đọc lại bài. / Cả lớp đọc lại. - GV: Bài đồng dao cho em biết điều gì? HS: Con mèo trèo lên cây cau hỏi thăm chú chuột đi đâu. GV: Mèo không hỏi thăm chuột mà sục sạo tìm bắt chuột để ăn thịt vì mèo vốn là kẻ thù của họ nhà chuột. - GV chỉ từng tiếng HS dễ viết sai cho cả lớp đọc. VD: trèo, cây cau, chuột, vắng, đường, mắm, muối, giỗ,... - HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn mẫu, chép bài; tô những chữ viết hoa đầu câu. (HS chép bài vào vở có thể viết chữ in hoa đầu câu). Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở. - HS viết xong, cầm bút chì, nghe GV đọc chậm, soát lại bài viết. HS gạch chân chữ viết sai bằng bút chì; ghi số lỗi ra lề vở. - GV chiếu một vài bài viết của HS lên bảng, nhận xét. 2.2. Làm bài tập chính tả a) BT 2 (Chữ nào hợp với chỗ trống: ng hay ngh?) - 1 HS đọc trước lớp YC của BT. GV ghi lên bảng: ...ừng, .e, ...ay, nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả (ngh + e, ê, i, ng+ a, o, ô, ơ, u, ư) để làm bài cho đúng. - HS làm bài trong vở Luyện viết 1, tập hai. (HS làm bài trong vở chỉ viết: ngừng, nghe, ngay). - (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp, GV chốt đáp án. (GV có thể viết lên bảng 2 lần các từ chưa hoàn thành, mời 2 nhóm – mỗi nhóm 3 HS thi tiếp sức). - Cả lớp đọc lại từng từ ngữ. Sau đó sửa bài theo đáp án đúng: ngừng một lát / nghe vậy / hiểu ra ngay. b) BT 3 (Em chọn vần nào: uôn hay uôt, ương hay ươc?). - 1 HS đọc YC. - HS đọc thầm từng câu, làm bài trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV phát cho 1 HS tờ phiếu khổ to viết 4 câu chưa hoàn chỉnh để làm bài. - (Chữa bài) HS làm bài trên phiếu báo cáo kết quả. (GV có thể viết lên bảng 2 lần các từ chưa hoàn thành, mời 2 nhóm – mỗi nhóm 4 HS thi tiếp sức). - Cả lớp đọc lại 4 câu đã hoàn chỉnh: 1) Chuột con đến trường. 2) Các bạn gọi chuột là “Tí Teo”. 3) Chuột ước được to như voi. 4) Vì yêu mẹ, nó vẫn muốn làm chuột. - HS sửa bài theo đáp án đúng: 1) trường 2) chuột 3) được 4) muốn. - Cuối giờ, GV có thể chiếu vở của một vài HS lên bảng, nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen những HS làm bài tốt. - YC một số HS về nhà chép lại bài đồng dao cho đúng, sạch, đẹp (nếu chép chưa đúng, chưa đẹp ở lớp). cuối – lời bà). GV sửa lỗi phát âm cho HS. TẬP ĐỌC CHUỘT CON ĐÁNG YÊU (tiết 2) I. MỤC TIÊU Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Phẩm chất: Giúp HS biết câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con. HS biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình. 2. Năng lực ngôn ngữ: - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài. - Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề. - Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ. + Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ. - Hiểu câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con: Chuột con ước được to lớn như voi nhưng vì yêu mẹ, nó vui vẻ làm chuột bé nhỏ để được mẹ bế bồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Smas tivi để chiếu lên bảng một số từ ngữ trong bài đọc và sơ đồ tóm tắt truyện. Có thể viết trên bảng phụ nếu không có máy. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 d) Thi đọc đoạn, bài - (Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. – Từng cặp / sau đó từng tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... chả đi học nữa. / Từ Ngừng một lát... đến ... mẹ bế được con? / Còn lại). Có thể 2 tổ cùng đọc 1 đoạn). - Từng cặp / sau đó từng tổ thi đọc cả bài. (Mỗi cặp / mỗi tổ đều đọc cả bài). - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài (không đọc to, ảnh hưởng đến lớp bạn) 2.2. Tìm hiểu bài đọc a) BT 1 - GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện. 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 4 ý trong sơ đồ (HS 1 đọc câu lệnh và nội dung ô 1). - Từng cặp HS cùng hoàn thành sơ đồ tóm tắt truyện. - 4 HS, mỗi em 1 câu, tiếp nối nhau hoàn chỉnh sơ đồ. GV chốt lại đáp án: (1) Chuột con bé tí teo, thường bị bạn trêu. (2) Nó ước được to như bạn voi. (3) Mẹ nó bảo: “Nếu con to như voi thì mẹ không bế được con. / thì làm sao mẹ bế được con?”. (4) Nó hiểu ra, vui vẻ làm chuột con để được mẹ bế. / được mẹ âu yếm, bế bồng / được mẹ yêu quý. - 1 HS nhìn sơ đồ nói lại. - Cả lớp nhìn sơ đồ, nói lại. b) BT 2 - GV nêu YC: Chuột con có gì đáng yêu? - HS phát biểu tự do. Ví dụ: Chuột con đáng yêu vì nó bé nhỏ, trông rất dễ thương. / Vì chuột con ngây thơ, muốn được to như voi. / Vì chuột con yêu mẹ, không muốn được to như voi nữa. - GV: Chuột con thật đáng yêu. Nó ước được to lớn như voi để không bị bạn bè trêu nhưng vì yêu mẹ, nó không muốn làm voi, mà vui vẻ làm chuột con. 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - 1 tốp (3 HS giỏi) đọc mẫu: 1 HS đọc lời người dẫn chuyện, 1 HS đọc lời chuột con, 1 HS đọc lời chuột mẹ. - 2 - 3 tốp thi đọc theo vai. Cả lớp và GV bình chọn tốp đọc hay nhất. Tiêu chí: (1) Đọc đúng vai, đúng lượt lời. (2) Đọc đúng từ, câu. (3) Đọc rõ ràng, biểu cảm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc bài tốt. - Dặn HS về nhà đọc (hoặc kể) cho người thân nghe câu chuyện Chuột con đáng yêu (kể đầy đủ hoặc kể tóm tắt theo sơ đồ); xem trước bài sắp học. cuối – lời bà). GV sửa lỗi phát âm cho HS. TẬP ĐỌC MÓN QUÀ QUÝ NHẤT (tiết1) I. MỤC TIÊU Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Phẩm chất: Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của cháu đối với bà, biết yêu thương và quý trọng người thân. 2. Năng lực ngôn ngữ - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài; Giúp HS mở rộng vốn từ. - Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm bà cháu: Bạn nhỏ rất yêu bà, còn với bà, tình cảm của cháu là món quà quý giá nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu (nếu có) / giấy khổ to để chiếu hoặc viết nội dung bài đọc. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG: 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Chuột con đáng yêu, trả lời câu hỏi: - HS 1: Vì sao chuột con ước được to lớn như voi? - HS 2: Vì sao cuối cùng chuột con vẫn muốn làm con của mẹ chuột? Em có thích chú chuột con trong câu chuyện không? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Thảo luận nhóm - Nói về ngày sinh nhật: Sinh nhật bạn là ngày nào? Những ai chúc mừng sinh nhật bạn? Chúc mừng thế nào? Bạn thường chúc mừng sinh nhật ai? Chúc mừng thế nào? Hãy nói về những món quà sinh nhật của bạn. - HS thảo luận. GV nhận xét khích lệ, không kết luận đúng - sai. 1.2. Giới thiệu bài . Bây giờ các em sẽ đọc câu chuyện về một món quà sinh nhật. HS quan sát tranh minh họa: Tranh vẽ hai bà cháu. Bà mở chiếc hộp, nhìn cháu. Đó là một chiếc hộp rỗng, từ trong hộp bay lên rất nhiều trái tim... Ánh mắt hai bà cháu nhìn nhau thật tình cảm. Tên bài đọc là Món quà quý nhất. Món quà đó là gì mà quý nhất? Các em hãy nghe truyện. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Lời bà dịu dàng, lời Huệ nhỏ nhẹ, dễ thương. b) Luyện đọc từ ngữ (HS nhìn bảng / màn hình): GV hướng dẫn HS đọc đúng, đọc trơn các từ ngữ khó, từ ngữ HS dễ phát âm sai (được tô màu/ gạch chân trong bài), VD: sinh nhật, ngạc nhiên, rỗng, nụ hôn, đầy ắp, cảm động, quý nhất. c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có mấy câu? (10 câu). - GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 hoặc 3 câu) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu. (Đọc liền 3 câu lời Huệ: Huệ đáp: “Đây không phải... đầy ắp mới thôi”; đọc liền 2 câu cuối – lời bà). GV sửa lỗi phát âm cho HS. Thứ Sáu ngày 26 tháng 03 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 16: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY (T20) (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Quan sát, so sánh 1 số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, Smas tivi. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cả lớp: - HS thảo luận về lời con ong ở trang 108 SGK: “Tất cả chúng ta đều cần ăn uống hàng ngày. Vì sao?”. - HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: Để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khỏe, để học tập, KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 2. Các bữa ăn trong ngày 3. Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hàng ngày * Mục tiêu - Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa. *Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình trang 110( SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của các bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một cặp xung phong nói số bữa ăn các en ăn trong ngày và tển một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. - Kết thúc hoạt động này, dẫn đến giá trị lời con ong trang 110(SGK). Đồng thời, GV cũng có thể khuyên thêm HS: + Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt là bữa sáng, để có đủ sức khỏe học tập tốt và chóng lớn. + Trong mỗi bữa ăn, cần ăn các loại thức ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, phở, ;thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa,; các loại rau xanh, quả chín, - Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát mà cần có ý thức uống đủ nước. Mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể khoản từ 4 - 6 cốc nước. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đi siêu thị” * Mục tiêu - Tập lựa chọn những đồ ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. - Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp Chuẩn bị: - GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả có sẵn ở địa phương) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bán hàng trong “siêu thị”. - Một số HS xung phong làm nhân viên siêu thị . Những HS còn lại được chia thành các “gia đình”. Mỗi gia đình khoảng 3 - 4 người. Mỗi gia đình cần có làn, giỏ hoặc rổ để đi mua hàng ( Lưu ý: Không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm: - Nhóm các “gia đình” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ă, đồ uống sẽ mua trong “ siêu thị”. - Nhóm các “nhân viên siêu thị” cùng bàn xem, siêu thị sẽ quảng cáo giảm giá 1 số mặt hàng. Ví dụ: 1 số rau quả không còn tươi hoặc 1 số thức ăn, đồ uống sắp hết hạn sử dụng, Bước 2: Làm việc theo nhóm Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp Các “gia đình” sẽ đi quanh các gian hàng ở siêu thị để tìm đúng thứ cần mua. Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng, các “gia đình” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng, Các nhân viên siêu thị có thể dùng “loa” để giới thiệu 1 số mặt hàng giảm giá, Bước 4: Làm việc theo nhóm - Sau khi “mua hàng”, các “gia đình” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu những thứ của nhóm mình đã mua được với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn này được mua cho bữa ăn nào trong ngày. Lưu ý: Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà “gia đình” mình dự định mua nhưng trong “siêu thị” không có hoặc có nhưng không tươi ngon, khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc 1 “gia đình” khác định không mua loại thức ăn này nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đó, Bước 5: Làm việc cả lớp - Gv tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quả nhóm mình đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn được thức ăn đảm bảo cho 1 bữa hay chưa. IV. ĐÁNH GIÁ - Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong Hoạt động 3. - Trước khi kết thúc bài học, GV cũng lưu ý nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khỏe và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. GV cũng có thể giảng thêm ch
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc