Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 8: TẾT NGUYÊN ĐÁN( T2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán.

- Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Tìm tòi, khám phá các hoạt động đón tết của người dân trong cộng đồng.

- Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, ti vi.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Giấy, bút màu, bản cam kết.

- Một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình ( nếu có)

- Sưu tầm 1 số hình ảnh về các hoạt động của người thân trên đất nước Việt Nam trong dịp tết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Khởi động:

Hoạt động chung cả lớp:

- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Ngày Tết quê em.

- HS trả lời câu hỏi: Bài hát cho em biết gì về ngày Tết?

 B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

 

docx10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21
Thứ Hai ngày 02 tháng 2 năm 2021
TIẾNG VIỆT
 BÀI 107 : au - âu
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần au, âu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần au, âu. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần au, vần âu. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sáu củ cà rốt. 
- Viết đúng các vần au, âu, các tiếng (cây) cau, (chim) sâu cỡ nhỡ (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS đọc bài Mèo dạy hổ (bài 106). 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em tìm được có vần ao, vần eo. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần au, vần âu. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần au 
- GV viết: a, u. 
- HS (cá nhân, cả lớp): a - u - au.
- HS nói: cây cau. Tiếng cau có vần au. / Phân tích vần au, tiếng cau. / Đánh vần, đọc trơn: a - u - au / cờ - au - cau / cây cau.
2.2. Dạy vần âu (như vần au) . 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: au, cây cau; âu, chim sâu.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần au? Tiếng nào có vần âu?)
(Như những bài trước) Xác định YC. / Đọc tên sự vật. / Tìm tiếng có vần au, âu, nói kết quả. 
- Cả lớp đồng thanh: Tiếng tàu có vần au. Tiếng câu có vần âu,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng: au, âu, (cây) cau, (chim) sâu. 
b) Viết vần: au, âu 
- 1 HS đọc vần au, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vần au vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét từ a sang u. / Làm tương tự với vần âu. Chú ý dấu mũ đặt trên chữ a.
- HS viết: au, âu (2 lần). 
c) Viết tiếng: (cây) cau, (chim) sâu (như mục b)
- GV vừa viết mẫu tiếng cau vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét. / Làm tương tự với tiếng sâu. 
- HS viết: (cây) cau, (chim) sâu (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Sáu củ cà rốt: Thỏ con ôm một ôm to cà rốt đưa cho mẹ. Vì sao mặt thỏ mẹ lại nhăn nhó thế? Thỏ con có làm đúng lời mẹ dặn không? Các em cùng nghe đọc truyện.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: hấp, hì (từ mô tả hành động hoặc âm thanh, thêm vào để câu nói gây ấn tượng).
c) Luyện đọc từ ngữ: sáu củ, thỏ nâu, nhổ cà rốt, nằm sâu, hấp, một lát sau, la lên.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 13 câu. Hấp! là 1 câu, Hì? là 1 câu.
- GV chỉ từng câu (hoặc liền 2, 3 câu) cho HS đọc vỡ. Đọc liền 3 câu: Hấp? Hấp! Một lát sau ... cả ôm. Đọc liền 2 cầu: Mẹ bảo: “Nhổ sáu củ, con nhé!”. Đọc liền 2 câu cuối bài Hì! Con chưa ... mà.
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 – 3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp).
- Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài (từng cặp / tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC./1 HS đọc trên bảng lớp 3 ý a, b, c.
- HS làm bài, viết nhanh ý mình chọn lên thẻ hoặc VBT, báo cáo kết quả. - GV chốt lại đáp án: Ý a, c đúng, ý b sai.
- Cả lớp nói lại kết quả: a) Thỏ nâu nhổ một ôm cà rốt. - Đúng. b) Thỏ nâu chỉ nhổ sáu củ cà rốt. - Sai.
c) Thỏ nâu chưa biết đếm. - Đúng. 
4. Củng cố, dặn dò
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần au (VD: cháu, giàu, mau, màu,...); có vần âu (VD: cậu, bầu, nấu, xấu,...).
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 108 (êu, iu).
 RÈN CHỮ:
 AO, EO, NGÔI SAO , CON MÈO : MÈO DẠY HỔ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài : ao, eo , ngôi sao , con mèo . doạn đầu bài : Mèo dạy hổ - chừ thường, cỡ vừa, cở nhỏ ,đúng kiểu, đều nét.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc: : ao, eo , ngôi sao , con mèo . doạn đầu bài : Mèo dạy hổ 
b) Tập viết: ao, eo , ngôi sao , con mèo
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình.
Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết.
c) Tập viết: ao, eo , ngôi sao , con mèo 
- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài
- Gv chép lên bảng bài doạn đầu bài : Mèo dạy hổ 
- Hs đọc bài (cá nhân, tổ, đồng thanh), Xác định số câu trong bài.
- Nêu các từ khó đọc, khó viết, đọc lại.
- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
-GV nhận xét tiết học
-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết
Thứ Ba ngày 03 tháng 2 năm 2021
TIẾNG VIỆT
 BÀI 108: êu - iu
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần êu, iu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êu, iu. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êu, vần iu. 
- Viết đúng các vần êu, iu, các tiếng (con) sếu, (cái) rìu cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to viết nội dụng BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS đọc bài Tập đọc Sáu củ cà rốt (bài 107). 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần au, vần âu em tìm được. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần êu, vần iu. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần êu 
- GV viết: ê, u. / HS (cá nhân, cả lớp): ê - u - êu.
- HS nói: con sếu. Tiếng sếu có vần êu. / Phân tích vần êu tiếng sếu. / Đánh vần, đọc trơn: ê - u - êu / sờ - êu - sêu - sắc - sếu/ con sếu.
2.2. Dạy vần iu (như vần êu) 
- Đánh vần, đọc trơn: i - u - iu/ rờ - iu - riu - huyền - rìu/ cái rìu, 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: êu, con sếu; iu, cái rìu.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2) 
- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ, cả lớp đọc: bé xíu, lều vải,... 
- HS đọc thầm, nối hình với từng từ ngữ trong VBT. 
- 1 HS nói kết quả, GV giúp HS gắn chữ dưới hình trên bảng lớp. 
- GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) lều vải, 2) địu con, 3) trĩu quả,... 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xíu có vần iu. Tiếng lều có vần êu,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: êu, iu, con sếu, cái rìu. 
b) Viết vần: êu, iu 
- 1 HS đọc vần êu, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vần êu vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét phụ trên âm ê, nét nối giữa ê và u. / Làm tương tự với vần iu.
- HS viết: êu, iu (2 lần). 
c) Viết tiếng: (con) sếu, (cái) rìu
- GV vừa viết tiếng sếu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ: s cao hơn 1 li, êu - 1 li; dấu sắc đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng rìu. 
- HS viết: (con) sếu, (cái) rìu (2 lần).
4. Củng cố, dặn dò 
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần êu (kêu, nêu, trêu,...); có vần iu (thiu, chịu, níu,...).
- GV dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 109 (iêu, yêu).
TẬP VIẾT
( sau bài 106, 107)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần ao, eo, au, âu; các từ ngữ ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sâu - chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): ao, ngôi sao, eo, con mèo; au, cây cau, âu, chim sâu. /HS nói cách viết từng cặp vần ao, eo, au, âu.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét; cách viết dấu phụ; vị trí đặt dấu thanh (mèo).
- HS viết vào vở Luyện viết.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sau.
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ: s cao hơn 1 li, g, y, i, h cao 2,5 li.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay con học vần gì? Tìm từ, tiếng chứa vần hôm nay học.
- Khen ngợi những bạn viết đẹp, cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN:
 ĐỌC TO NGHE CHUNG
I. Mục đích yêu cầu :
Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ bị cô độc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
III. Tiến trình tiết dạy
 Bài kể chuyện cô chủ không biết quý tình bạn:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng )
b. - Hướng dẫn học sinh kể chuyện
Kể chuyện: Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp họcsinh nhớ câu chuyện.
- Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hố để đổi chác.
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
- Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
IV. Củng cố : Nhận xét tổng kết tiết học
Thứ Sáu ngày 05 tháng2 năm 2021 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 8: TẾT NGUYÊN ĐÁN( T2)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
- Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Tìm tòi, khám phá các hoạt động đón tết của người dân trong cộng đồng.
- Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Giấy, bút màu, bản cam kết. 
- Một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình ( nếu có)
- Sưu tầm 1 số hình ảnh về các hoạt động của người thân trên đất nước Việt Nam trong dịp tết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động: 
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Ngày Tết quê em.
- HS trả lời câu hỏi: Bài hát cho em biết gì về ngày Tết?
 B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Tết Nguyên đán qua bộ sưu tập của nhóm em
3. Hoạt động 3: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán
	* Mục tiêu
- Giới thiệu được các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán đã sưu tầm được.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Từng cá nhân đưa ra những thông tin hoặc hình ảnh đã sưu tập được về tết Nguyên đán ( bao gồm cả các ảnh chụp về các hoạt động của gia đình mình trong những ngày tết).
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về các nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những thông tin hoặc hình ảnh về tết Nguyên đán của nhóm mình. Đồng thời cùng thay nhau tập trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp.
- HS các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những thông tin, hình ảnh mà các bạn đã sưu tập được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều thông tin, hình ảnh bổ ích về những hoạt động đón tết Nguyên đán ở Việt Nam ( hoặc 1 số nước khác nếu có).
- Kết thúc hoạt động này HS đọc phần chốt kiến thức ở cuối bài. 
IV. ĐÁNH GIÁ
4. Hoạt động 4: “Trò chơi đố vui”
	* Mục tiêu
- Nhắc lại và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán.
	* Cách tiến hành
- Mỗi HS được phát 1 bộ chữ cái A, B, C, D là các phương án trả lời của các câu hỏi trắc nghiệm.
- Sau khi GV nêu câu hỏi HS sẽ nhanh chóng giơ đáp án, mỗi câu trả lời đúng các em được 1 điểm. 
STT
Câu hỏi
Đáp án
1
Ngày đầu năm Âm lịch là ngày lễ gì của dân tộc Việt Nam? 
A. Ngày tết Trung thu 
B. Ngày Quốc khánh 
C. Ngày tết Nguyên đán
D. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
2
Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là gì?
A. Tết Âm lịch
B. Tết Tây
C. Tết Ta
D. Cả A và C
3
Giao thừa là khoảng thời gian nào? 
A. Là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa ngày cũ sang ngày mới.
B. Là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa tuần cũ sang tuần mới.
C. Là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa tháng cũ sang tháng mới.
D. Là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa năm cũ sang năm mới.
4
Mâm trái cây được bày trên bàn thờ ngày Tết thường có mấy loại quả?
A. 3
B. 4
C. 5 ( còn được gọi là ngũ quả)
D. 6

5
Bánh nào thường được dùng để cúng Tổ tiên và ăn trong dịp Tết?
A. Bánh nướng, bánh dẻo
B. Bánh chưng, bánh tét
C. Bánh gai, bánh giò
D. Bánh bao, bánh pía
6
Hoa nào tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc?
A. Hoa hồng
B. Hoa mai
C. Hoa lay ơn
D. Hoa đào
7
Hoa mai được trưng bày trong ngày Tết có màu gì?
A. Màu đỏ
B. Màu tím
C. Màu vàng
D. Màu hồng

	Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV dặn HS về nhà sưu tầm các thông tin, hình ảnh về tết ở cộng đồng địa phương nơi HS sống.
LUYỆN TOÁN:
 LUYỆN:CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TỪ 21 ĐẾN 99)
I. MỤC TIÊU
- Cũng cố kiến thức đếm, đọc, viết các có hai chữ số . Nhận biết thứ tự các số coa hai chữ số . Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Vở Luyện toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động: ( hoạt động cả lớp) (5)’
HS đọc các số GV gắn trên bảng
 + GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61. HS đọc.
+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64. HS đọc.
+ GV gắn các thẻ số 15,25, 35, 45, 55, 65. HS đọc.
Lưu ý: Với HS khó khăn khi đếm các số 49, 50 và 59, 60 hay 69, 70, GV có thể hỗ trợ và hướng dẫn HS.
- Gv nhận xét.
2. Luyện tập, thực hành: (25)
Bài 1. Viết các số :
Từ 15 đến 25:
 Từ 30 đến 40:
Bài 2. Điền số :
15, 25 ,.,,..,65.
60,62,..,..,70
 + GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81,91. HS đọc.
 + GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94. HS đọc.
 + GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95. HS đọc.
- Lớp trưởng điều hành : HS nối tiếp nhau đọc
- Lớp trường điều hành.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét.
3. Cũng cố dặn dò: 
- Gv nhận xét.
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc được các vần, từ thành thạo, đọc các vần to, rõ, tự tin.
- Ghép được các vần và thanh đã học để tạo thành các tiếng khác nhau.
- Viết được các chữ đã học đúng độ cao, độ rộng trên bảng con và vở ô ly và tốc độ viết đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV viết các vần đã học lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
- Mời lần lượt từng học sinh nêu các vần đã học từ tuần
- HS nêu: oi, ây, ôi, ơi; uôi, ươi
 - Hs nhận xét, bổ sung.
2.Thực hành và luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gv chỉ các vần, thanh huyền, thanh sắc lên bảng lớp, gọi từng cá nhân đọc.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS ghép được các chữ ao, eo, au, âu, êu , iu, iêu, yêu,
- HS tìm tiếng có chứa vần vừa học rồi cài vào bảng cài.
-GV gọi một số HS đọc lại các từ vừa tìm được.
b. Luyện đọc các bài tập đọc
- HS luyện đọc các bài tập đọc trong SGK.
-GV kiểm tra những em đọc còn chậm , kèm cặp thêm .
-Thi đọc giữa các tổ .
-GV tổng kết khen ngợi những em đọc bài tốt .
	3. Củng cố: 
- Về nhà luyện đọc lại bài, chia sẻ cùng bố mẹ về bài học hôm nay.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.docx