Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Thứ Sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM ( T3)

I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.

- Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, )

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, ti vi

- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường

- Bảng phụ.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 MỞ ĐẦU

Hoạt động chung cả lớp:

- HS nghe nhạc Lý cây xanh. Gv nhận xét

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16 
Thứ Hai ngày 28 tháng 12 năm 2020 
TIẾNG VIỆT 
BÀI 83: iêng - yêng - iêc
(2 tiết)
I. MỤC TIẾC
- Nhận biết các vần iêng, yêng, iêc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêng, yêng, iêc.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêng, vần yêng, vần iêc. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cô xẻng siêng năng. 
- Viết đúng các vần iêng, yêng, iêc, các tiếng chiêng, yểng, xiếc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu.
- Máy tính, máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Xe rác (bài 82). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: các vần iêng, yêng, iêc. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần iêng
- HS đọc: iê - ngờ - iêng / Phân tích vần iêng: âm iê + âm ng. Đánh vần, đọc: iê - ngờ - iêng / iêng.
- HS nói: gõ chiêng / chiêng. - Phân tích tiếng chiêng. / Đánh vần, đọc: chờ - iêng - chiêng / chiêng.
- Đánh vần, đọc trơn: iê - ngờ - iêng / chờ - iêng - chiêng / gõ chiêng. 
2.2. Dạy vần yêng 
- Đánh vần, đọc trơn: yê - ngờ - yêng / yê - ngờ - yêng - hỏi - yểng / yểng. 
- GV nhắc lại quy tắc chính tả: yểng viết là yê vì trước nó không có âm đầu. 
2.3. Dạy vần iêc 
- Đánh vần, đọc trơn: iê - cờ – iêc / xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc / xiếc.
* Củng cố: HS nói 3 vần vừa học: iêng, yêng, iêc, 3 tiếng mới học: chiêng, yểng, xiếc.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêng? Tiếng nào có vần iêc?) 
- HS đọc từng từ dưới hình; tìm tiếng có vần iêng, vần iêc, báo cáo.
- GV chỉ từng từ, cả lớp nói: Tiếng diệc có vần iêc. Tiếng riềng có vần iêng,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:
- Vần iêng: viết iê rồi viết ng; chú ý: nối nét i - e - n, lia bút từ n sang viết tiếp g, ghi dấu chấm ở chữ i, dấu mũ ở chữ .. / Hướng dẫn tương tự với yêng, iêc.
- chiêng: viết ch rồi đến iêng / yểng viết yê, ng, dấu hỏi đặt trên ê. / Làm tương tự với xiếc.
b) HS viết: iêng, yêng, iêc (2 lần). / Viết: chiêng, yểng, xiếc.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV giới thiệu hình ảnh cô xẻng siêng năng dọn dẹp, chị gió làm rác bay tứ tung. Các em cùng nghe đọc bài để biết cô xẻng và chị gió nói chuyện gì.
b) GV đọc mẫu, nhân giọng các từ gợi tả, gợi cảm: siêng năng, hăm hở, văng khắp chốn, ủ rũ, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém.
c) Luyện đọc từ ngữ: siêng năng, làm việc, hăm hở, văng, khắp chốn, buồn lắm, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém, chăm chỉ.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 9 câu. GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu: “Chị chớ buồn... mát mẻ mà”.) cho HS đọc vỡ.
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 3 đoạn (4 câu / 3 câu / 2 câu). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từng vế câu.
- HS làm bài trong VBT. 
- 1 HS nối ghép các vế câu trên bảng lớp. GV chốt đáp án. 
- Cả lớp đọc: a) Cô xẻng - 2) rất siêng năng. / b) Chị gió - 3) giúp nhà nhà mát mẻ. / c) Chú yểng - 1) khen cô xẻng và chị gió.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe.
- Tuyên dương những HS tích cực.
 Rèn chữ:
 Luyện viết bài : XE RÁC
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng :Bài “ Xe rác”.- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Đọc từ khó :
GV viết lên bảng các từ khó hay viết sai: sáng sáng , lặng lẽ, téc, cằn nhằn, lắng, leng keng,...
Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em
b) Tập viết: Bài “Xe rác”.
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập viết: Bài “Xe rác”.-
	- Gv chép lên bảng.
- Cho học sinh chép vào vở ô li 
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Thứ Ba ngày 29 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 82, 83)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng eng, ec, iêng, yêng, iêc, xà beng, xe téc, chiêng, yểng, xiếc - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đọc: eng, xà beng, ec, xe téc, iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc. 
b) Tập viết: eng, xà beng, ec, xe téc. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần eng, ec, độ cao các con chữ,
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh trên các tiếng (xà) beng, (xe) téc.
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. GV kiểm tra, giúp đỡ HS.
c) Tập viết: iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc (như mục b). HS hoàn thành phi Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại các tiếng vừa viết.
- Tuyên dương những HS viết cẩn thận, tích cực.
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 84: ong - oc
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần ong, oc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ong, vần oc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đi học. 
- Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Các thẻ ghi các vế câu ở BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Cô xẻng siêng năng (bài 83). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ong, vần oc. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ong 
- HS đọc: o - ngờ - ong./ Phân tích vần ong./ Đánh vần, đọc: o - ngờ - ong / ong.
- HS đọc: bóng./ Phân tích: Tiếng bóng có vần ong./ Đánh vần, đọc trơn: o - ngờ - ong / bờ - ong - bong - sắc - bóng / bóng.
2.2. Dạy vần oc: Đánh vần, đọc trơn: o - cờ - oc / sờ - oc - soc - sắc - sóc / sóc. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ong, oc, 2 tiếng mới học: bóng, sóc. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ong? Tiếng nào có vần oc?) 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ.
- Tìm tiếng có vần ong, vần oc, báo cáo. / GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng cóc có vần oc. Tiếng chong có vần ong,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần ong: viết o rồi đến ng; chú ý viết o và ng không gần quá hay xa quá. Làm tương tự với vần oc.
- bóng: viết b rồi đến ong, dấu sắc đặt trên o. / Làm tương tự với sóc. 
b) HS viết: ong, oc (2 lần). / Viết: bóng, sóc.
 Hoạt động thư viện
 Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Kim Đồng
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
- Các em thấy Kim Đồng là người như thế nào?
- Các em phải học tập ở anh Kim Đồng những gì?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc :
Gv nhận xét tiết học.
 Thứ Sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM ( T3)
I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
- Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, )
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc Lý cây xanh. Gv nhận xét 
3. Lợi ích của cây
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của cây đối với con người và động vật.
	* Mục tiêu
- Nêu được một số lợi ích của 1 số cây đối với con người và động vật.
- Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 71 (SGK) 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong SGK. GV cần gợi mở để khai thác sự hiểu biết của các em, một hình mô tả được nhiều lợi ích của thực vật trong đời sống.
	Gợi ý: 
+ Các cây trong hình 1, 2, 3 : Là thức ăn của người và động vật.
+ Các cây trong hình 4: Dùng trang trí nhà cửa, làm đẹp nơi công cộng.
+ Các cây trong hình 5: Là nơi ở của một số động vật, cho bóng mát, sản xuất ra đồ dùng hàng ngày cho con người.
- HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng phụ bằng sơ đồ hình vẽ.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm 
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian).
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Chọn đại diện của nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm về lợi ích của cây. Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
6. Hoạt động 6: Trò chơi “ Tìm hiểu về lợi ích của cây”
	* Mục tiêu
- Khắc sâu kiến thức về những lợi ích của cây.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn Tự nhiên và Xã hội.
- Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,  bước đầu phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 6 HS. Chia các cây HS đã chuẩn bị cho các nhóm. 
Bước 2: Hoạt động nhóm 
- Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên 1 số cây vật thật
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV lần lượt cho 2 nhóm thi với nhau, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,  Cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất
- Nếu còn thời gian GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ, câu chuyện về lợi ích của cây và các bộ phận bên ngoài của cây.
Bước 4: Củng cố
- Hs nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em đã học được gì? ( Gợi ý: Cây xanh có ích đối với đời sống con người và động vật, )
- Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách bảo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. 
7. Hoạt động 7: Phân biệt cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát.
	* Mục tiêu
- HS nêu và phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu của con người: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, 
- HS có khả năng quan sát, tìm hiểu và quan tâm đến thực vật có ở địa phương và xung quanh các em.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình 
- Tổ chức hoạt động quan sát hình trang 72, 73 SGK
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 72, 73
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau cây nào là cây rau, cây cho bóng mát, cây cho hoa và cây cho quả.
	Gợi ý: 
+ Cây rau ( hình 1, 2, 3, 7): cà rốt, súp lơ, mùng tơi, bầu
+ Cây ăn quả ( hình 4, 5, 9): Cây thanh long, cây bưởi, cây đào ( hoa để ngắm vào dịp Tết, khi ra quả để ăn) 
+ Cây cho bóng mát ( hình 6): Cây bàng
+ Cây cho hoa làm trang trí ( hình 4, 10): cây hoa đào, hoa mai. 
	Ngoài ra, còn khá nhiều loại cây như cây lương thực: cây lúa, ngô, khoai, sắn,  ; Cây làm thuốc; .( GV yêu cầu HS kể thêm) 
- HS ghi vào bảng phụ về các nhóm cây vừa học. 
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm 
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian)
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp
	Cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm về các loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả,  Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
8. Hoạt động 8: Tìm hiểu về một số loại cây cho: rau, hoa, quả, bóng mát; Trò chơi “ Tôi là cây gì?”
	* Mục tiêu
- Phân biệt và khắc sâu được 1 số loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, thuyết trình
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có nhiều cặp HS.
Bước 2: Hoạt dộng cặp 
- Lần lượt từng cặp 1 đóng vai như ví dụ đã mô tả trong SGK trang 73. Một bạn mô tả về cây, vai trò của cây đó, bạn kia trả lời,  cứ như vậy lần lượt với từng cặp còn lại và có thể đổi vai cho nhau. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp 
- GV chọn mỗi nhóm 1 cặp điển hình, có nhiều ý tưởng sáng tạo lên trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá và bổ sung,  Tùy sự sáng tạo và điều kiện mà GV có thể có những cách khen thưởng thích hợp cho HS.
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu: Sau bài học này em đã học được điều gì? 
- Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các loại cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát và 1 số loài cây làm thuốc, cây lương thực có ở xung quanh nhà, trường học và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
	Lưu ý: 
- GV củng cố khai thác HS có thể nêu được nhiều tên và lợi ích của cây xanh, nhằm khắc sâu bài học ở Hoạt động 1 và mở rộng vốn hiểu biết của HS. 
- Phân biệt 1 số loại cây: Cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát,  GV có thể mở rộng hơn: ngoài các cây đã nêu trên còn có cây làm thuốc, cây lương thực,  khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các cây có ở địa phương nơi em sống.
IV. ĐÁNH GIÁ
	GV có thể sử dụng câu 4, 5 củ a Bài 10 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS.
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I.MỤC TIÊU:
- Thực hành phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn
II. CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
 9 - 3 = 8 - 6 = 
 9 - 4= 9 - 5 =
 8 - 7= 9 - 3 =
	 10 - 10 = 7 - 2 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 
Từ 3 chữ số hãy viết hai phép tính cộng và hai phép tính trừ.
( 3,4,7) ( 2,4,6) ( 1,2,3	)
 = - = - =
= - = - =
+ = + = + =
 + = + = + =
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: ( Dành cho học sinh năng khiếu)
 Có hình tam giác.
IV. Cũng cố dặn dò: 
Dặn học sinh về làm bài tập
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
ÔN CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các bài đã học trong tuần.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
- GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. 
- Gv viết bảng: eng,ec; iêng,yêng, iêc; ong, oc; ông ,ôc;  
- GV viết lên bảng: xà beng , gõ kẻng, xe téc, củ riềng, cá diếc, chong chóng, hạt ngọc, dòng sông ,thọ mộc, 
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm).
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Thi đọc các bài tập đọc
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_16_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc