Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

LUYỆN TOÁN

ÔN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

I.MỤC TIÊU:

- Thực hành phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).

- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn

II. CHUẨN BỊ:

Bảng con

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13 
Thứ Hai ngày 7 tháng 12 năm 2020
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 64
in - it
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần in, it; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần in, it. 
- Thực hiện đúng trò chơi hái táo vào rổ vần in, vần it. 
- Đọc đúng bài: Cua, cò và đàn cá (2). 
- Viết đúng các vần in, it, các tiếng (đèn) pin, (quả) mít (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- 4 hình ở BT đọc hiểu để HS đánh số thứ tự cho tranh. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
2 HS đọc bài Cua, cò và đàn cá (1) (bài 63). 
B. DẠY BÀI MỚI (30’)
1. Giới thiệu bài: vần in, vần it. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen). 
2.1. Dạy vần in 
- HS đọc từng chữ i- nờ - in. / Phân tích vần in./ Đánh vần, đọc trơn: i- nờ - in / in. 
- HS: đèn pin / pin. 
- Phân tích tiếng pin. / Đánh vần, đọc: pờ - in – pin/ pin. 
- Đánh vần, đọc trơn: i - nờ – in / pờ – in - pin / đèn pin. 
2.2. Dạy vần it (như vần in) Đánh vần, đọc trơn: i - tờ - it / mờ - it - mit - sắc - mít / quả mít. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: in, it, 2 tiếng mới học: pin, mít. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Hái quả trên cây,...) 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc từng từ: tin, nhìn, vịt, ... 
- HS làm bài trong VBT: nối (bằng bút) từng quả táo với rổ vần tương ứng.
- 1 HS nói kết quả (GV dùng kĩ thuật vi tính cho rơi các quả táo (tin, nhìn, nín, chín) vào rổ vần in; (vịt, thịt) vào rổ vần it.
- GV chỉ từng quả táo, cả lớp: Tiếng tin có vần in... Tiếng vịt có vần it,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu 
- Vần in: viết i trước, n sau. / Vần it: i viết trước, t sau.
- pin: viết p rồi đến vần in. 
- mít: viết m rồi đến vần it, dấu sắc đặt trên i. 
b) HS viết: vần in, it (2 – 3 lần). Sau đó viết: (đèn) pin, (quả) mít.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)(30’)
a) Giới thiệu bài: Các em sẽ học tiếp phần 2 của truyện Cua, cò và đàn cá. Sau khi ăn hết đàn cá, cò tiếp tục lừa cua. Cua có bị mắc lừa không? Câu chuyện kết thúc thế nào? Các em hãy nghe câu chuyện.
b) GV đọc mẫu. Sau đó có thể mô tả, kết hợp giải nghĩa từ: Sau khi ăn hết đàn cá, cò tìm cua. Thái độ của cua nửa tin nửa ngờ (nửa tin cò, nửa nghi ngờ có nói dối). Cò cắp (đưa) cua bay đến một gò đất nhỏ và mổ cua (định ăn thịt cua). Cua đã săn tinh thần cảnh giác. Nó giơ càng lên, kẹp cổ cò. Cò, van xin cua tha cho.
c) Luyện đọc từ ngữ: nửa tin nửa ngờ, dỗ, mê tít, cắp cua, gò đất, giơ gươm, kẹp, van xin.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 2 đoạn: 4 câu / 6 câu. 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV gắn lên bảng 4 tranh kể lại diễn biến của câu chuyện. Tranh 1, 2 đã được đánh số. Cần đánh số TT tranh 3, 4.
- HS làm bài vào VBT. 
- 1 HS lên bảng xếp lại thứ tự tranh 3 và 4./ GV chốt lại đáp án: Tranh 3 (Cua kẹp chặt cổ cò). Tranh 4 (Cò đưa cua trở về hồ cũ).
- 1 - 2 HS nhìn tranh đã sắp xếp lại, nói lại nội dung câu chuyện: Tranh 1: Cò tìm cua, dỗ cua đi với nó. Tranh 2: Cò cắp cua bay đi. Tranh 3: Có định ăn thịt cua. Cua kẹp cổ cò. Tranh 4: Có phải trả cua về hồ cũ.
GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? (Cua khôn ngoan, luôn cảnh giác nên đã tự cứu mình. / Cò gian xảo đã phải thua cua. / Phải khôn ngoan, cảnh giác mới không mắc lừa, tránh được nguy hiểm). GV: Câu chuyện khen ngợi cua có tinh thần cảnh giác nên đã cứu được mình, làm thất bại mưu gian của cò. Các em cũng phải biết cảnh giác, chống lại kẻ xấu.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
- Hôm nay chúng ta cùng học kể chuyện gì? Truyện có các nhân vật nào?
- Hãy kể cho người thân nghe về câu chuyện hôm nay học nhé.
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I.MỤC TIÊU:
- Thực hành phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn
II. CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
 10 - 3 = 8 - 6 = 
 8 - 4= 9 - 5 =
 7- 7= 10 - 3 =
	 10 - 10 = 10 - 2 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 
10 - 2 = 10 - 8 = 
10 - 3 = 10 - 7 = 
10 - 4 = 10 - 9 = 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Tính ( Dành cho học sinh năng khiếu)
 10 – 1 - 1 = 4 + 1 – 1 = 
 8 – 2 + 1= 10– 3 + 3 =
IV. Cũng cố dặn dò: 
Dặn học sinh về làm bài tập
 Thứ Ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 65
iên iêt
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần iên, iêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iên, iêt. 
- Làm đúng BT tìm từ ngữ có vần iên, vần iêt ứng với mỗi hình.
- Đọc đúngTập đọc Tiết tập viết. 
- Viết đúng iên, iêt, (cô) tiên, viết (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ để HS ghi phương án đúng / sai.
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
HS 1 đọc bài Cua, cò và đàn cá (2) (bài 64). / HS 2 trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
B. DẠY BÀI MỚI (30’)
1. Giới thiệu bài: 
vần iên, vần iêt. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần iên
- HS đọc: iê – nờ - iên. / Phân tích vần iên gồm âm iê và n. / Đánh vần, đọc: iê- nờ - iên / iên.
- HS nói: cô tiên / tiên. / Phân tích tiếng tiên. / Đánh vần, đọc: tờ - iên - tiên / tiên. / Đánh vần, đọc trơn: iê - nờ - iên / tờ - iên - tiên / cô tiên.
2.2. Dạy vần iêt (như vần iên) Đánh vần, đọc trơn: iê - tờ – iêt / Vờ - iêt - Viêt - nặng - Việt / Việt Nam. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: iên, iêt, 2 tiếng mới học tiên, Việt. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình)
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ: viết, đèn điện,... 
- HS tìm từ ngữ ứng với mỗi hình; nói kết quả: 1) biển, 2) kiến, 3) biệt thự... 
- GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại. 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu 
- Vần iên: viết iê trước, n sau. / Vần iêt: viết iê trước, t sau. 
- tiên: viết t rồi đến vần iên / viết: viết v rồi đến vận iêt, dấu sắc đặt trên ê.
b) HS viết: iên, iêt (2 lần). Sau đó viết: (cô) tiên, viết.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) (33’)
a) GV giới thiệu minh hoạ và bài đọc: kể về 2 HS trong tiết tập viết. 
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: tiết tập viết, cẩn thận, xô bàn, biển, xiên đi, nhăn mặt. thì thầm.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (10 câu). 
- GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho 1 HS đọc, cả lớp đọc vỡ.
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Thế mà bạn Kiên xô bàn / làm chữ “biển” của Hà xiên đi. .
- HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần iên (Kiên, biển, xiên); vần iêt (tiết, viết). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV chỉ từng ý cho HS đọc. /HS giơ thẻ xác định ý đúng sai. 
- GV chốt đáp án: Ý a (Hà viết chữ xiên vì chưa cẩn thận): Sai. Ý b (Hà viết chữ xiên vì Kiên lỡ xô bàn): Đúng. Ý c (Cô khen chữ Hà đẹp): Đúng.
- Cả lớp đọc lại kết quả; ghi lại vào VBT.
- GV: Bài đọc cho em biết gì về bạn Hà? (Hà viết chữ rất cẩn thận. / Hà tốt bụng, dễ bỏ qua lỗi của bạn).
4. Củng cố, dặn dò: 2’
Gv Nhận xét tiết học.
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Tấm cám
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
- Các em thấy Tấm là người như thế nào?
- Cám là người như thế nào?
- Câu chuyên khuyên ta điều gì?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc 
GV nhận xét tiết học.
 Thứ Sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 9: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG
( TIẾT2) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được 1 số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường. 
- Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường.
- Nói được tên và ý nghĩa của 1 số biển báo và tín hiệu đèn giao thông. 
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông, 
- Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: Đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Các tấm bìa có hình tròn ( màu xanh, đỏ). 
- Phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
Cả lớp hát bài: An toàn giao thông 
	GV dẫn dắt vào bài học: Để đảm bảo an toàn trên đường đi học, cũng như an toàn trên đường, chúng ta cần thực hiện những quy định gì, bài học hôm nay cả lớp cùng tìm hiểu.
2. Một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu biển báo và đèn tín hiệu giao thông
	* Mục tiêu
- Nói được tên và ý nghĩa của 1 số biển báo và tín hiệu đèn giao thông
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 6
- HS quan sát các hình ở trang 60, 61 trong SGK để trả lời các câu hỏi: 
+ Có những biển báo và đèn tín hiệu giao thông nào? 
+ Khi gặp những biển báo và đèn tín hiệu giao thông đó, em phải làm gì? 
+ Ngoài những biển báo đó, khi đi trên đường em nhìn thấy những biển báo nào? Chúng cho em biết điều gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. ( Mỗi nhóm trình bày 1 câu)
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời. 
	Gợi ý : Biển báo trong hình: Cấm đi ngược chiều, cấm người đi bộ, cấm xe đạp, đường người đi bộ sang ngang. Đèn tín hiệu giao thông chính 3 màu: xanh, vàng , đỏ và đèn tín hiệu 2 màu điều khiển giao thông đối với người đi bộ. Ngoài các biển báo như trong hình, có thể nhìn thấy biển đá lở ( chủ yếu ở vùng núi), biển bến phà, nhiều nơi có biển giao nhau với đường sắt không có rào chắn,  
- HS có thể làm câu 2 Bài 9 (VBT) 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi “ Đố bạn biết: Đèn tín hiệu giao thông “ nói” gì?”
	* Mục tiêu
- Nhớ được ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông.
- Phát triển kỹ năng lắng nghe và phản ứng nhanh. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
- Mỗi HS nắm 2 tay và khoanh tay trước ngực. 
- Khi GV nói đèn xanh hoặc giơ tấm bìa tròn màu xanh, 2 nắm tay của HS chuyển động trước ngực, khi GV nói đèn đỏ hoặc giơ tấm bìa tròn màu đỏ, 2 nắm tay của HS phải dừng lại. 
Bước 2: Tổ chức chơi trò chơi
- GV gọi 2 HS lên quan sát xem bạn nào thực hiện đúng/ không đúng theo hiệu lệnh của GV. 
- Bạn nào làm sai thì sẽ nhắc lại ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông. 
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
- Dãy bàn nào có ít số HS làm sai nhất – được khen thưởng.
- GV mở rộng thông tin cho HS: tín hiệu đèn xanh cho phép người và xe đi. Tín hiệu đèn vàng: cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại trước vạch sơn “ Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Tín hiệu đèn đỏ: Dừng lại.
- HS có thể làm câu 3 của Bài 9 (VBT) 
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các bài đã học trong tuần.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
- GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. 
- Gv viết bảng: ăn, ăt, ân, ât; en ,et; ên, êt; 
- GV viết lên bảng: chim cắt , bắt cá , khăn mặt, quét nhà, mẹt, khen , laatk đật , đi tất bến xe, bồ kết ,.
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm).
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Đọc bài theo nhóm, tổ.bài : Cua , cò và đàn cá(2)
- Thi đọc cả bài 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
 RÈN CHỮ:
 Luyện viết bài : MẸ CON CÁ RÔ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng :Bài “ Mẹ con cá rô”.- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng: phàn nàn, lầm rầm, chấm chấm, sum họp.
Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em
b) Tập viết: Bài “Mẹ con cá rô”.
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập viết: Bài “Mẹ con cá rô”.-
	- Gv chép lên bảng.
- Cho học sinh chép vào vở ô li 
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.docx
Giáo án liên quan