Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Thứ Sáu ngày 20 tháng 11 năm 2020

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 6: NƠI EM SỐNG

( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Giới thiệu được 1 cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống.

- Nêu được 1 số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc cho xã hội.

- Nhận biết được bất kỳ công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Biết cách quan sát và cách đặt câu hỏi khi quan sát các hình trong bài học để phát hiện ra cảnh quan tự nhiên, ví trí của 1 số nơi quan trọng ở cộng đồng.

- Sử dụng được những từ phù hợp để mô tả nội dung của các hình trong bài học, qua đó nhận biết được các hoạt động sinh sống của người dân trong cộng đồng.

- Nêu và thực hiện được 1 số việc HS có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương.

- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm ở khu phố của mình.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, ti vi.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Sưu tầm 1 số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 MỞ ĐẦU

Hoạt động chung cả lớp:

- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Quê hương tươi đẹp.

- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:

+ Bài hát nhắc đến những hình ảnh nào của quê hương?

+ Từ nào trong bài hát nói lên tình cảm của mọi người đối với quê hương?

 

docx9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 
Thứ Hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( Tiết 3-4) 
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG
I. Yêu cầu
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học)..
II. Cách thực hiện
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
LUYỆN TOÁN
Ôn tập về phép cộng trong phạm vi 10.
Mục tiêu:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
II. Chuẩn bị:
Bảng con
III.Hoạt động dạy học:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
5 + 3 = 8 + 2 = 
 4 + 4= 6 + 3 =
 7 + 1= 9 + 0 =
	 6 + 2 = 2 + 5 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li)
3 + 7 = 5 + 3 = 
8 + 2 = 9+ 0 = 
6 + 1 = 1 + 9 = 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Có . Hình tam giác.
 Cos :  hinh chu nhat (Dành cho học sinh năng khiếu)
	HS làm bài .Chữa bài 
Thứ Ba ngày 17 tháng 11 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1( Tiết 5) 
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp phát- chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp đọc: ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp phát
b) Tập viết: ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp phát
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ : ham múa, lổm ngổm, phốp phát
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập viết trang 23: ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp phát
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS đọc lại 1 số tiếng vừa viết.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
	 TIẾNG VIỆT 
 ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( Tiết 6) 
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG
I. Yêu cầu
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học)..
II. Cách thực hiện
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: video câu chuyện Người thầy cũ
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện ca ngợi ai?
- Em phải làm gì để đền đáp công ơn thầy cô?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
Nhận xét tiết đọc:
GV nhan xet tiet hoc 
Thứ Sáu ngày 20 tháng 11 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 6: NƠI EM SỐNG 
( TIẾT 2) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Giới thiệu được 1 cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống.
- Nêu được 1 số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc cho xã hội.
- Nhận biết được bất kỳ công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Biết cách quan sát và cách đặt câu hỏi khi quan sát các hình trong bài học để phát hiện ra cảnh quan tự nhiên, ví trí của 1 số nơi quan trọng ở cộng đồng.
- Sử dụng được những từ phù hợp để mô tả nội dung của các hình trong bài học, qua đó nhận biết được các hoạt động sinh sống của người dân trong cộng đồng.
- Nêu và thực hiện được 1 số việc HS có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương.
- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm ở khu phố của mình. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Quê hương tươi đẹp.
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những hình ảnh nào của quê hương? 
+ Từ nào trong bài hát nói lên tình cảm của mọi người đối với quê hương?
1. Quang cảnh nơi em sống ( tiếp theo) 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động cả lớp ( Ôn lại bài cũ)
	Yêu cầu HS quan sát các hình ở các trang 44, 45 và 46, 47 (SGK) để nêu bật những điểm khác nhau và giống nhau giữa nơi sống của bạn An và bạn Hà. 
	Gợi ý: 
- Giống nhau: Nơi sống của hai bạn đều có khu nhà ở, trường học, nơi mua bán, nơi khám chữa bệnh, khu vui chơi giải trí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh sống của con người. 
- Khác nhau: 
+ Nơi sống của bạn An còn có những cánh đồng và 1 dòng sông chảy qua.
+ Nơi sống của bạn Hà có những tòa nhà cao tầng, bệnh viện lớn, nhiều cửa hàng hơn, đường phố to, rộng hơn, có đèn giao thông và nhiều ô tô, xe máy đi lại,  
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nơi sống của em
	* Mục tiêu
- Nêu được địa chỉ nơi em sống.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nơi em sống.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- 1 HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. Sau đó đổi lại. 
	Gợi ý: 
- Nhà bạn ở đâu? ( Nêu rõ số nhà, tên xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh hoặc phố, phường, thành phố, tỉnh) 
- Theo bạn, nơi chúng mình sống có giống nơi sống của bạn An hay bạn Hà không? Giống ở chỗ nào?
( HS cũng có thể hỏi những câu cụ thể: ở nơi bạn sống có đồng ruộng không? Ở nơi bạn sống có nhà cao tầng không?  ) 
- Gia đình bạn thường mua thức ăn, đồ uống ở đâu? 
- Ngày nghỉ, bạn thường được bố mẹ đưa đi đâu chơi?
- Bạn có thể giới thiệu 1 địa điểm nổi bật mà bạn thích đến đó ( hoặc được nhiều người trong cộng đồng hay khách du lịch thích đến đó). 
- Hãy nói về tình cảm của bạn đối với nơi bạn sống. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- 1 HS đặt câu hỏi với cả lớp về cảnh vật và hoạt động của con người ở nơi các em đang sống và được chỉ định HS khác trả lời; Nếu HS này trả lời đúng sẽ có quyền đặt câu hỏi cho HS khác ( tiếp tục như vậy cho đến khi HS hết câu hỏi). 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
4. Hoạt động 4: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch
	* Mục tiêu
- Giới thiệu được quang cảnh và hoạt động của con người ở nơi HS đang sống. 
- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm, hoặc khu phố của mình.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng cùng các bạn tập hợp, sắp xếp những tranh ảnh của nhóm và xây dựng nội dung giới thiệu về nơi sống của mình. 
- Trong nhóm cử ra 1 hoặc 2, 3 bạn cùng đóng vai hướng dẫn viên du lịch dựa trên những tranh ảnh của nhóm đã sưu tầm được và phân công nhau trình bày từng nội dung; những bạn này sẽ tập trình bày trong nhóm trước khi trình bày với lớp, các bạn còn lại có thể đặt câu hỏi với hướng dẫn viên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm lần lượt đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu nơi sống của mình và nhận xét, góp ý lẫn nhau. Sau đó cả lớp bình bầu xem nhóm nào sưu tầm được nhiều tranh ảnh, sắp xếp đẹp, giới thiệu được điểm nổi bật về cảnh vật và hoạt động của con người cũng như thể hiện được tình cảm của các em đối với nơi sống của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
	ĐÁNH GIÁ
	* Đánh giá kiến thức: GV có thể sử dụng câu 4 của bài 6 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả “ Tìm hiểu nơi sống của em” của HS. 
	* Đánh giá kỹ năng: GV có thể dựa vào gợi ý trong phiếu đánh giá các kỹ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh để đánh giá quá trình học tập của HS. 	
	MỞ ĐẦU
	GV giới thiệu tiết học: Trong tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu xem những người ở nơi em sống thường làm những công việc gì, họ có những đóng góp gì cho cộng đồng của chúng ta và các em có thể làm gì để đóng góp cho cộng đồng của mình.
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 CHỮA BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Chữa bài kiểm tra giữa học ki I.
- HS nắm được cách làm bài 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Chữa bài: ( 28P)
Phần đọc:
- GV cho đọc lại bài kiểm tra.
- GV hướng dẫn HS lần lượt chữa lại các bài tập trong bài kiểm tra.
Câu 1: Đọc thành tiếng: 
- GV gọi một số HS đọc .
Câu 2: Đọc đoạn văn : Nghỉ lễ
- GV gọi HS đọc lại bài.
- GV cho HS đọc kết quả bài làm của mình .
-Lớp và GV nhận xét , chốt đáp án đúng.
Phần viết:
- GV chữa những lỗi HS thường mắc phải khi viết chính tả.
- Câu 2,3 ; GV cho HS đọc kết quả bài làm của mình .
-GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
3. Củng cố, dặn dò( 2P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
 Luyện chữ:
 Luyện viết
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng : Cò và Quạ- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc Cò và Quạ
b) Tập viết: Cò và Quạ
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập viết: Cò và Quạ
- Gv chép lên bảng.
- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.docx