Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh.
2. Kỹ năng
Biết sử dụng lược đồ: Phong trào công nhân, nông dân trong những năm 1930 - 1931 và lược đồ Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
- Biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên : Lược đồ phong trào công nhân, nông dân 1930 -1931 và lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
2. Học sinh : Sưu tầm tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930
- Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
2. Giới thiệu bài mới
Tình hình Việt Nam trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới như thế nào? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1935 ra sao?
3. Dạy và học bài mới
Tuần 21 Ngày soạn: 12/01/2020 Tiết 21 Ngày giảng: 15/01/2020 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa lịch sử. - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng. 2. Kỹ năng Sử dụng tranh, ảnh lịch sử, sưu tầm tranh ảnh theo nội dung bài học. 3. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước. - Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Chân dung Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu theo bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Tại sao trong một thời gian ngắn, ba tổ chứa cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam? 2. Giới thiệu bài Việc ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong một thời gian ngắn đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cách mạng đòi hỏi phải thống nhất ba tổ chức này thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 3. Dạy và học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt - Giáo viên giải thích cho học sinh biết sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản. ? Với sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản, phong trào cách mạng Việt Nam có những ưu điểm, hạn chế gì? ? Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải làm gì? - Giáo viên mô tả chân dung Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu dự hội nghị. Có 7 đại biểu có mặt tại Cửu Long (2 đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng Sản Đảng với Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Ái Quốc). Nguyễn Aùi Quốc là người có uy tín được các nhà cách mạng Việt Nam kính phục . Vì vậy tất cả các đại biểu nhất trí việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt, do Nguyễn Aùi Quốc khởi thảo . ? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng? Gợi ý: Hội nghị thành lập Đảng thành công nhờ những yếu tố nào? Vì sao Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất được ba tổ chức cộng sản. - Học sinh : Dựa vào nội dung đã học trả lời câu hỏi. - Giáo viên: Hệ thống lại những sự kiện chính về công lao của Nguyễn Ái Quốc từ khi chuẩn bị thành lập Đảng (1920) đến khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. ? Hoàn cảnh dẫn đến hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung ương tại Hương Cảng 10/1930. Sau đó Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm những nét giống và khác nhau giữa cương lĩnh đầu tiên và luận cương chính trị tháng 10/1930. ? Hội nghị đã quyết định những nội dung gì? - Học sinh: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trả lời. - Giáo viên giới thiệu chân dung Trần Phú. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận. ? Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng? - Gợi ý cho học sinh trả lời. ? Ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam? ? Ý nghĩa đối với cách mạng thế giới? - Học sinh trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên nhận xét, kết luận. I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930) - Sự cần thiết phải triệu tập hội nghị thành lập Đảng: Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất. - Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Hương Cảng - Trung Quốc). - Nội dung Hội nghị: + Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Ý nghĩa: Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. II. Luận cương chính trị tháng 10/1930 - Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10/1930, thông qua Luận cương chính trị. - Nội dung cơ bản của Luận cương: + Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. + Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng, phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp. III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào yêu nước Việt Nam. - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Từ đây cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. - Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. 4. Sơ kết bài học Địa điểm diễn ra hội nghị thành lập Đảng là: a. Ma Cao b. Hương Cảng c. Đài Loan d. Quảng Châu - Người soạn thảo Chính cương đầu tiên của Đảng là ai: 5. Dặn dò và ra bài tập về nhà Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Đọc trước bài tiếp theo. Tuần 21 Ngày soạn: 12/01/2020 Tiết 22 Ngày dạy: 17/01/2020 BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh. 2. Kỹ năng Biết sử dụng lược đồ: Phong trào công nhân, nông dân trong những năm 1930 - 1931 và lược đồ Xô Viết Nghệ – Tĩnh. 3. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước. - Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác. - Biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : Lược đồ phong trào công nhân, nông dân 1930 -1931 và lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh. 2. Học sinh : Sưu tầm tài liệu. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 - Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 2. Giới thiệu bài mới Tình hình Việt Nam trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới như thế nào? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1935 ra sao? 3. Dạy và học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt - Giáo viên khái quát lại hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933. - Học sinh thảo luận nhóm. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao? - Giáo viên gọi học sinh đọc chữ in nghiêng sách giáo khoa. ? Trong hoàn cảnh đó điều kiện tự nhiên ra sao? Thực dân Pháp làm gì? ? Em có nhận xét gì về tình hình Việt Nam lúc này? - Học sinh dựa vào nội dung bài trình bày. ? Hậu quả của hoàn cảnh đó là gì? - Học sinh: Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh. *** - Học sinh thảo luận. ? Nguyên nhân cơ bản nào làm bùng nổ, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân 1930 -1931? - Giáo viên treo lược đồ “Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh” ? Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có thể chia ra làm mấy đợt? ? Em hãy tường thuật tóm tắt từng đợt? - Giáo viên: Nhận xét, bổ sung. - Giáo viên gọi học sinh đọc chữ in nghiêng phong trào từ 1929 đến trước 1/5/1930. - Giáo viên giới thiệu lược đồ phong trào cách mạng 1930 – 1931. Gọi học sinh lên chỉ lược đồ những nơi diễn ra phong trào cách mạng 1930 – 1931. ? Em có nhận xét gì về phong trào? ? Hãy so sánh hai giai đoạn của phong trào? ? Đỉnh cao của phong trào ở đâu? Tại sao? ? Tại sao đỉnh cao của phong trào là ở Nghệ An, Hà Tĩnh mà không phải là nơi khác? - Giáo viên gọi học sinh đọc phần chữ in nghiêng. + Giới thiệu lược đồ Xô Viết Nghệ – Tĩnh . + Giới thiệu tranh Xô Viết Nghệ – Tĩnh. - Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét bức tranh ? Khí thế của cuộc khởi nghĩa qua bức tranh? ? Kết quả của phong trào? - Giáo viên nhắc lại cho học sinh thấy sự điên cuồng đàn áp của thực dân Pháp. ? Ý nghĩa của phong trào và vai trò của Đảng của Bác Hồ đối với phong trào cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh, liên hệ? I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) - Nền kinh tế Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: nông nghiệp, công nghiệp, đều bị suy sụp; xuất khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, - Đời sống mọi giai cấp, tầng lớp đều bị ảnh hưởng. - Pháp còn đẩy mạnh khủng bố, đàn áp, làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta ngày càng lên cao. II. Phong trào Cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh - Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. - Phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, lần đầu tiên công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới. - Nghệ – Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9/1930, phong trào công- nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền địch. + Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban Chấp hành Nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ – Tĩnh. + Chính quyền cách mạng đã kiến quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất, + Phong trào Xô viết có ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động. 4. Sơ kết bài học Học sinh làm bài tập: *. Hãy khoanh tròn vào câu trả đúng. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự tổn thất nặng nề của phong trào 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Đảng vừa ra đời. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước. Lực lượng quần chúng mạnh nhưng thiếu vũ khí. Nổ ra chưa đúng thời cơ. 5. Dặn dò, ra bài tập - Về học thuộc bài, nắm vững nội dung chính của bài. - Chuẩn bị bài 20.
File đính kèm:
- Bai 18 Dang Cong san Viet Nam ra doi_12819657.doc