Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 41, Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứ nước (1965-1973) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh

I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam

- Sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân.

- Dựa vào ưu thế quân sự, Mỹ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi), tiếp đó là hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 41, Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứ nước (1965-1973) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	Ngày soạn: 7/6/2020 
Tiết 41	Ngày dạy : 9/6/2020
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, của Mỹ: Sơ lược âm mưu của đế quốc Mỹ; chiến thắng Vạn Tường.
- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam.
2. Kỹ năng
Kỹ năng sử dụng bản đồ chiến thuật. 
3. Tư tưởng
Học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc của nhân dân hai miền Nam Bắc, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng của Bác Hồ.
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử 
+ Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: Lược đồ chiến thắng Vạn Tường.
2.Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh lịch sử giai đoạn này. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hiểu thế nào là chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ? (Quân đội tay sai + cố vấn Mĩ + hoả lực Mĩ + trang bị Mĩ; dồn dân lập ấp chiến lược )
2. Giới thiệu bài
Trong thời kỳ cả nước có chiến tranh nhân dân ta ở hai miền Nam-Bắc cùng chiến đấu đánh bại hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh”. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất, làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho miền Nam và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Vì sao Mỹ phải thay chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? (thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”)
? Trình bày thế nào là chiến lược “chiến tranh cục bộ” ? (sách giáo khoa)
? Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ có điểm gì giống và khác nhau?
? Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mỹ phải làm gì? (đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam).
? Để đối phó với “chiến tranh cục bộ” nhân dân miền Nam phải có điều gì? (sức mạnh của cả dân tộc và ý chí quyết chiến quyết thắng)
- Giáo viên trình bày diễn biến trên lược đồ.
? Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào gì? 
? Sau chiến thắng Vạn Tường nhân dân miền Nam còn có những chiến thắng nào tiếp theo? 
? Chiến thắng trên mặt trận quân sự đã có tác động gì đến chính trị? (uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế) 
? Mục đích của Mỹ khi cho quân phá hoại miền Bắc? (phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam )
? Mỹ dựng nên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để làm gì? (lấy cớ để phá hoại miền Bắc)
? Hãy cho biết sự tàn ác của không quân và hải quân Mỹ khi phá hoại miền Bắc? 
?Chủ trương của Đảng, nhà nước như thế nào trong điều kiện mới?
(Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu về quyết định chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến của Đảng – Bác và Nhà nước  đã có tác dụng như thế nào  )
? Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu?
- Giáo viên gợi ý (trong sản xuất, trong chiến đấu)
? Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam như thế nào?
- Học sinh trả lời theo nội dung sách giáo khoa.
I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam
- Sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân.
- Dựa vào ưu thế quân sự, Mỹ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi), tiếp đó là hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ 
- Nhân dân ta chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” với ý chí “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường – Quảng Ngãi (8/1965). Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng Nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam, với thắng lợi này đã chứng minh khả năng ta có thể đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Tiếp theo, quân dân miền Nam đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét lớn của Mỹ trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
- Trên mặt trận chính trị, các phong trào đấu tranh của quần chúng nổ ra từ thành thị đến nông thôn, phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”  Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng trên trường quốc tế.
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất (1965-1968)
1. Mỹ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc 
- Mỹ dựng nên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), cho quân máy bay ném bom miền Bắc.
- Đến ngày 7/2/1965, lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mỹ ở Plây-Cu, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. 
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất
- Trong chiến đấu, miền Bắc kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hoá toàn dân, đào đắp công sự,  Tính đến ngày 1/11/1968, miền Bắc đã bắn rơi, phá huỷ 3243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến.
- Trong sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng:
+ Về nông nghiệp, diện tích được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng.
+ Về công nghiệp, kịp thời sơ tán và ổn định sản xuất, đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn 
- Tuyến đường vận chuyển chiến lược – đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được khai thông từ tháng 5/1959.
- Trong 4 năm đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược  phục vụ cho miền Nam đánh Mỹ.
4. Sơ kết tiết học
- Trình bày âm mưu và hành động của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Trình bày những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?
- Trình bày những nội dung chính về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)?
5. Dặn dò và ra bài tập
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ có điểm gì giống và khác nhau? Về nhà trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Tuần 30	Ngày soạn: 7/6/2020 
Tiết 42	Ngày dạy: 12/6/2020
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, của Mỹ; cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và ý nghĩa.
- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam.
- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ 1969-1973.
- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu của địch.
3. Tư tưởng
Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam.
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử 
+ Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử,
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Soạn giảng.
2. Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu thế nào là chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
2. Giới thiệu bài 
Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, quân dân miền Bắc đã làm gì để xứng đáng là hậu phương lớn, là chỗ dựa vững chắc cho miền Nam đánh thắng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Em hiểu thế nào là “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ?
? Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” có điểm gì khác so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? Học sinh: (Lực lượng tham chiến).
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Những sự kiện nào nói lên nhân dân 3 nước Đông Dương đã giành được thắng lợi trên mặt trận quân sự chống chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ ?
- Học sinh: Thắng lợi đường 9 Nam Lào 
? Em hãy nêu khái quát diễn biến và từ đó rút ra ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972?
? Ý nghĩa?
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Miền Bắc đã đạt được những thành tích trong công cuộc khôi phục và phát triển trong giai đoạn 1969-1971?
- Học sinh: Công nghiệp ; nông nghiệp ; giao thông vận tải 
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc lần thứ hai với mục đích gì?
- Học sinh: Sau thất bại trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam để cứu vãn tình thế , tạo thế mạnh trên bàn đàm phán )
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Mức độ tàn phá ác liệt, quy mô chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ thực hiện như thế nào?
- Học sinh: Dựa sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Ý nghĩa thắng lợi của quân dân miền Bắc đã giành được trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ?
- Học sinh: Dựa vào Sách giáo khoa trả lời 
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Hãy nêu khái quát diễn biến của Hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
- Học sinh: Thời gian đầu có hai bên sau đó là bốn bên  
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Lập trường của mỗi bên ra sao? Thái độ của Mỹ như thế nào? Hãy phân tích thái độ đó?
- Học sinh: Nêu lập trường và nhận xét thái độ của Mỹ.
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari? Ý nghĩa lịch sử của nó?
- Học sinh: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trả lời.
 III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ (1969-1973)
1. Chiến lược “ Việt Nam Hoá chiến tranh” của Mỹ
- Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”.
- Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực, vẫn Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.
- Quận đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ
- Trên mặt trận chính trị:
+ Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời (6/1969) là một thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
+ Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp (4/1970) để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.
- Trên mặt trận quân sự: 
+ Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 đến tháng 6/1970).
+ Từ tháng 2 đến tháng 3/1971 quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn nhằm chiếm giữ đường 9 – Nam Lào, quét sạch chúng khỏi nơi đây. 
- Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ.
3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 
- Từ 30/3/1972 quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu.
- Đến cuối tháng 6/1972 quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đầu hơn 20 vạn tên địch.
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mỹ phải “Mỹ hoá” trở lại, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triền kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969-1973)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá 
- Về nông nghiệp, ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi được đưa lên ngành chính. Nhiều hợp tác xã đạt 6 đến 7 tấn/ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.
- Về công nghiệp, các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh đã nhanh chóng khôi phục, nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.
- Giao thông vận tải, được khôi phục, đảm bảo thông suốt.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn
- Ngày 6/4/1972 đến 29/12/1972 Mỹ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
- Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không bị ngưng trệ, giao thông vẫn đảm bảo thông suốt.
- Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972.
- Quân dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. 
V/ Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam 
- Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký chính thức ngày 27/1/1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản: 
- Lập trường ngoan cố, phi lý của Mỹ kéo dài đến khi ta đánh thắng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mỹ phải ký hiệp định do ta thảo ra trước đó.
- Nội dung cơ bản: Sách giáo khoa.
- Với hiệp định Pa-ri, Mỹ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
4. Sơ kết bài học 
- Trình bày những thành tích của quân dân miền Bắc trong chiến đấu và sản xuất?
- Những chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Hãy lập bảng thống kê các giai đoạn, sự kiện và nội dung cơ bản theo mẫu sau:
Giai đoạn
Âm mưu của Mỹ
Thắng lợi của nhân dân miền Nam
Thắng lợi của nhân dân miền Bắc
5. Dặn dò, ra bài tập
Soạn bài 30. Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

File đính kèm:

  • docBai 30 Hoan thanh giai phong mien Nam thong nhat dat nuoc 1973 1975_12839809.doc
Giáo án liên quan