Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 20 - Bài17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời
I- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1926-1927):
* Phong trào công nhân:
- Trong 2 năm 1926-1927 nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng.
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị rộng rãi, có sự liên kết với nhau.
- Trình độ giác ngộ của CN đã nâng lên rõ rệt.
- Phong trào đấu tranh củanông dân, tiểu TS, các tầng lớp khác cũng phát triển mạnh, kết thành làn sóng cách mạng dân tôc dân chủ khắp cả nước. Các tổ chức CM lần lượt ra đời.
Tiết 20: Bài17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI I. Mục tiêu bài học: 1 / Kiến thức : Giúp học sinh nắm được: - HS thấy được sự PT mạnh của PT công nhân giai đoạn 1925-1926. - Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng. 2 / Tư tưởng : - Giáo dục hs lòng khâm phục các bậc tiền bối quyết tâm phấn đấu hi sinh anh dũng . 3 /Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ và nhận định, đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử. II. Phương tiện dạy học: -Giáo án , tranh,ảnh tư liệu về quá trình thành lập đảng -Tài liệu MT, ĐĐ.HCM III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: .Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp ? Tại LX?.... 3. Bài mới: Năm 1925 đánh dấu 1 bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam, PT công nhân phát triện mạnh. Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời. Đây là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt HĐ 1: ? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927 ? ? Em hãy nêu một số PT đấu tranh tiêu biểu ? ? Em hãy nêu 1 số phong trào đấu tranh lớn ? ? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của công nhân và học sinh học nghề trong thời gian này ? ? Điều đó chứng tỏ tư tưởng của công nhân đã có điểm mới gì ? (Tiến bộ gì). HĐ 2: ? Tổ chức Đảng gồm những thành phần nào? Hoạt động ở đâu? ? Em có nhận xét gì về lập trường tư tưởng của họ ? (Lập trường giai cấp chưa rõ ràng). ? Nội bộ thanh niên diễn ra cuộc đấu tranh, nhiều đảng viên Þ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ? (So với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tân Việt cách mạng Đảng còn nhiều hạn chế song cũng là 1 tổ chức cách mạng mới). Ba tổ chức cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào ? ? Yêu cầu cấp thiết lúc này là gì ? HĐ 3: Giáo viên: Cho học sinh xem Hình 30. ? Em có nhận xét gì về số nhà 5Đ ? (Nhà nhỏ, phố không sầm uất tránh sự theo dõi của Pháp). GV nêu tên 1 số Đảng viên trong chi bộ. ? Quá trình thành lập 3 tổ chức CS diễn ra ntn? Giáo viên: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng thành lập Đảng cộng sản hay chưa cần thiết ? -GD tấm gương ĐĐ.HCM: * có thể chia nhóm (3 nhóm) Các nhóm thảo luận về sự hình thành của 3 tổ chức cách mạng trong năm 1929. Sau đó các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên bổ xung. I- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1926-1927): * Phong trào công nhân: - Trong 2 năm 1926-1927 nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng... - Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị rộng rãi, có sự liên kết với nhau. - Trình độ giác ngộ của CN đã nâng lên rõ rệt. - Phong trào đấu tranh củanông dân, tiểu TS, các tầng lớp khác cũng phát triển mạnh, kết thành làn sóng cách mạng dân tôc dân chủ khắp cả nước. Các tổ chức CM lần lượt ra đời. II- TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG (7/1928): Hội phục Việt sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7/1928 mang tên là Tân Việt cách mạng Đảng. * Thành phần: - Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. - Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung kỳ. - Hoạt động: Cử người dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa 2 xu hướng: vô sản và tư sản, cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế, một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng. - Phong trào đấu tranh đã kết thành làn sóng mạnh mẽ, rộng khắp toàn quốc. - Giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng chính trị độc lập. Mục III: VNQDĐ và cuộc k/n Yên Bái (giảm tải) IV BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN NỐI TIẾP NHAU RA ĐỜI TRONG NĂM 1929: + Tháng 3/1929 Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại nhà 5Đ phố Hàm Long – Hà Nội. - Tháng 6/1929 Đông Dương cộng sản thành lập ở Bắc Kì. - Tháng 8/1929 An Nam cộng sản đảng thành lập ở Nam Kì. - Tháng 9/1929 Động Dương cộng sản liên đoàn thành lập ở Trung Kì. 4. Củng cố: - Tóm tắt nôi dung chính của bài - Tại sao nói PTCN giai đoạn nay đẫ mang tính tụ giác? 5. Hướng dẫn về nhà : - Học sinh học bài cũ - Đọc và chuẩn bị phần tiếp theo(Ba tổ chức Cộng sản ra đời). Ngày soạn:03/01/2016
File đính kèm:
- Bai_15_Phong_trao_cach_mang_Viet_Nam_sau_Chien_tranh_the_gioi_thu_nhat_1919_1925.doc