Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1 đến 2 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

 - Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh tg2.

- Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.

- Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.

2. Kỹ năng

- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu.

- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.

3. Thái độ

 - Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

 - Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh .5 Phẩm chất: Kiên định con đường CNXH

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai, bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai.

 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1 đến 2 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2019
Tiết 1 Bài 1
 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.
- Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
2. Kỹ năng
- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô.
- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
3. Thái độ
- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Rút ra bài học kinh nghiệm.
5. Phẩm chất: Kiên định đường lối CNXH.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A: KHỞI ĐỘNG
-Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
-Phương pháp dạy học: Thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
-Hình thức dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
 phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan về số liệu của LX về những tổn thất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua số liệu thống kê đó, em có suy nghĩ gì?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là những tổn thất hết sức nặng nề của LX sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài mới: Sau chiến, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: - Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh
- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.
Phương pháp dạy học: thuyết trình, sử dụng đồ dung trực quan.
Hình thức dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Phương tiện dạy học: Sgk.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quansát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.
Sản phẩm: Trình bày phần chuẩn bị.
 Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
G: Dùng bản đồ thế giới, giới thiệu vị trí của Liên Xô 
HĐ1: cả lớp
? Đọc số liệu và nhận xét về nến kinh tế Liên Xô trước chiến tranh thế giới hai và hậu qủa của chiến tranh ảnh hưởng đến Liên Xô?
Một hs đọc to- cả lớp quan sát.
 ? Để khắc phục tình trạng khó khăn Đảng và nhà nước LX đã làm gì?
HĐ2: Cá nhân( làm việc với SGK đọc thầm SGk- trả lời)
G: cho hs làm việc với SGK ? Kể tên những kết quả ?
 Hs trả lời- bổ sung. Gv nhận xét chốt 
? Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?
G: Mở rộng: ngay sau khi liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã tuyên bố: sử dụng nguyên tử vào mục đích hoà bình.
? Nhận xét về những kết quả mà nhân dân Liên Xô đã đạt được? ?Nhận xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế? nguyên nhân của sự phát triển đó?
G: Chốt:
I.Liên Xô
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh-1945-1950).
*Hoàn cảnh: Tổn thất rất nặng nề -> Khó khăn.
-Tiến hành khôi phục kinh tế.
*Kết quả:
- Kinh tế:
+ Năm 1950 công nghiệp tăng 73%.
+ Sx nông nghiệp vượt trước chiến tranh.
+ Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
 -> Chứng tỏ sự phát triển vượt bậc về KHKT của Liên Xô
-> Tốc độ nhanh chóng; Do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường, chịu đựng gian khổ, quên mình của nhân dân Liên Xô
HĐ1: Cả lớp
G: Giải thích khái niệm “ cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH”
HĐ1: Cả lớp
? Phương hướng và nội dung của các kế hoạch 5 năm?
H: dựa vào SGK trả lờì
? Đọc mục chữ in nhỏ? Qua đó em có nhận xét gì?
G: Cung cấp thêm một số tư liệu và giới thiệu H1 sgk và trình bày
? Nêu những thành tựu về khoa học kĩ thuật?
H: Dựa vào sgk trình bày.
? Em hãy kể tên thêm những chuyến bay dài ngày của một số nhà du hành vũ trụ Liên Xô.
? Nhận xét về những thành tựu của Liên Xô? ý nghĩa?
? Chính sách đối ngoại của Liên Xô
G: Liên hệ sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam và chốt.
2.Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội -từ năm 1950.TK XX ).
a.Kinh tế:
-Phương hướng:
+Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+Thâm canh trong nông nghiệp.
+Đẩy mạnh tiến bộ KHKT
+Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
-Kết quả: CN tăng 9,6%. là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ,
b.KHKT
-Năm 1957 ...
-Năm 1961...
c. Đối ngoại:
LX chủ chương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước với tất cả các nước và ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc.
C: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10')
 - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX, nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
- Phương pháp : Thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan.
- Hình thức :Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề 
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ sử, đối chiếu.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức lịch
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh 
Câu 1. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào
A. công nghiệp nhẹ.	B. công nghiệp truyền thống.
C. công – nông – thương nghiệp.	D. công nghiệp nặng.
Câu 2. Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin là ai? 
A. Người đầu tiên bay lên Sao Hỏa.	B. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ.	D. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
Câu 3. Liên Xô quyết định sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích gì? 
A. Mở rộng lãnh thổ.	 B. Duy trì nền hòa bình thế giới.
C. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.	 D. Khống chế các nước khác
Câu 4. Sắp xếp các sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo yêu cầu sau đây: (VD)
A
B
1. Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Thành tựu Liên Xô đạt được trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
 a. Hơn 27 triệu người chết
 b. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
 c. Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
 d. Bị các nước đe quốc yêu cầu chia lại lã
h thổ.
 e. Đưa nhà du hành
vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái đất.
 g. Giàu có nhờ thu lợi nhuận sau chiến tranh.
+ Phần tự luận
Câu 1: Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở LX đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
D: VẬN DỤNG,TÌM TÒI,MỞ RỘNG (8’)
- Mục tiêu: Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát
-Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan .
-Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
? Nêu một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
? Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó ?
- Thời gian: 4 phút
Dự kiến sản phẩm 
Tốc độ khôi phục kinh tế tăng nhanh chóng. Có được kết quả này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường, tinh thần chịuđựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô
 E. HƯỚNG DẪN HỌC SINH VỀ NHÀ	
+ Chuẩn bị bài mới 
- Học bài cũ, đọc và soạn phần II. Đông Âu.
- Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riên
Ngày 15 tháng 9 năm 2019	 
Tiết 2 Bài 1
 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
	- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh tg2.
- Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.
- Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. 
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.
3. Thái độ
 	- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
 	- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh .5 Phẩm chất: Kiên định con đường CNXH
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai, bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG (2)
- Mục tiêu: Giúp hs nắm được các nội dung cơ bản bước đầu tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
-Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
- Hình thức dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Phương tiện dạy học. Lược đồ,SGK
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 2 trang 6. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định đây là khu vực nào? Em hãy chỉ rõ vị trí của khu vực đó?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là khu vực Đông Âu. HS chỉ lược đồ. 
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài mới: “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình 
 B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)
-Mục tiêu: Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau cttg2
-Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
-Hình thức dạy học Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề
-Phương tiện dạy học: Lược đồ.
-Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
-Dự kiến sản phẩm: Hs nắm được sự ra đời,nhiệm vụ các nước Đông Âu.
 Chỉ được vị trí các nước trên bản đồ.
 Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
G:Dùng bản đồ giới thiệu về các nước Đông Âu và giải thích vì sao lại gọi là các nước Đông Âu.
HĐ1: Cả lớp quan sát.
? Các nước DCND Đông Âu ra đời trong h/c nào?
G: Trình bày kĩ về nước Đức.
? Để hoàn thành thắng lợi nv cách mạng dân chủ nhân dân từ 1946-1949 các nước Đông Âu đã làm gì? Nhận xét về những việc làm này?
H: Cả lớp ghi nhớ.
G: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu bắt tay vào công cuộc XDCHXH.
? Lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
II. ĐÔNG ÂU
1.Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
Nhân dân các nước Đông Âu đấu tranh chống phát xít giành thắng lợi => Thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan -7/1944), Ru-ma-ni -8/1944).
-1945-1949 hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tiến hành cải cách ruộng
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân
- Mang tính chất tiến bộ có ý nghĩa đối với nhân dân-> đời sống nhân dân được cải thiện.
2)Tiến hành XDCNXH (từ1950-đầu những năm 70 của thế kỉ XX) (Đọc thêm)
? Dựa vào Sgk em hãy nêu cơ sở hình thành hệ thống XHCN?
G: Trình bày sự hình thành hệ thống XHCN-> cho Hs phân tích đánh giá.
? Mục đích ra đời của khối SEV?
G: Liên hệ sự giúp đỡ của khối SEV với Việt Nam.
? Em hãy kể một số thành tích chủ yếu của SEV( 1951-1973)
? Tổ chức hiệp ước Vacsava ra dời với mục đích gì?
G: chốt: Với sự ra đời của hai tổ chức SEV và Vacsava CNXH đã thành hệ thống trên thế giới. Hiệp ước Vacsava ..
III) SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XHCN.
1. Cơ sở hình thành.
 Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN 
 2. Sự hình thành hệ thống XHCN.
8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế( SEV)
- Mục đích?
-Thành tựu?
H: chống lại sự hiếu chiến xâm lược của Mỹ, bảo vệ
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10')
 Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
 Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
 Hình thức dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Phương tiện dạy học: Bảng phụ.
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).	 
Dự kiến sản phẩm: Hs trả lời đúng các câu hỏi.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Vận dụng,tìm tòi và mở rộng kiến thức khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
Phương pháp dạy học: Thuyết trình, sử dụng đồ dung trực quan.
Hình thức dạy học: Dạy học nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, liên hệ quan sát tranh ảnh lịch sử.
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai.
+ Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
Dự kiến sản phẩm: Hs vẽ được bản đồ tư duy.
E. HƯỚNG DẪN HỌC SINH VỀ NHÀ(8’)
	+ Chuẩn bị bài mới 
- Soạn trước bài 2: LX và các nước ĐÂ từ giữa những năm 70 đến đầu 90 của thế kỉ XX. Nắm được những nét chính về sự khủng hoảng và sự tan rã của Liên bang Xô viết (từ nửa sau những năm70 đến 1991) và của các nước XHCN ở Đông Âu. Đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của LX và các nước XHCN Ở Đông Âu. 

File đính kèm:

  • docBai 5 Cac nuoc Dong Nam A_12692315.doc
Giáo án liên quan