Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết.

- Biết được sự khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Đông Âu.

2. Kỉ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá và so sánh những vấn đề lịch sử

3. Tư tưởng:

- HS thấy rõ tính chất khó khăn phức tạp, những thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở LXô và Đông Âu

4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân tích, so sánh năng lực nhận biết, sáng tạo, năng lực tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Lược đồ các nước SNG

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc bài trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số ./. vắng.

- Bài cũ: Nêu những thành tựu các nước Đông Âu đã đạt được trong quá trình xây dựng CNXH ?

 - Nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN ?

2. Hoạt động khởi động:

Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên.

 

doc82 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vuông) và là hòn đảo lớn thứ 17 trên thế giới theo diện tích. Hòn đảo lớn thứ hai tại Cuba là Đảo Thanh niên (Isla de la Juventud), tên cũ là Đảo Thông (Isla de la Pinos) ở phía đông nam, với diện tích 3056 km² (1180 dặm vuông). Cuba có tổng diện tích đất liền 110.860 km².
H: Tình hình Cu ba sau năm 1945 ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
H: Tình hình Cu ba dưới chế độ độc tài ? Tình hình trên dẫn đến điều gì ?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung dưới chế độ đọc tài đất nước rơi vào tình trạng đói nghèo. Vì thế mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt đây chính là nguyên nhân bùng nổ cách mạng.
H: Sự kiện bùng nổ cuộc cách mạng ?
HS: Trả lời
H: Em biết gì về lãnh tụ Phi đen Cát xtơ rô?
HS: Dựa vào hiểu biết của mình để trả lời 
GV: Sử dụng hình 15 bổ sung.
GV: Tổ chức HS tìm hiểu giai đoạn 2: 1956-1958 
GV: Cho học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách 
H: Phong trào đấu tranh được phát triển như thế nào ?
GV: Nhấn mạnh yếu tố dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ Cu ba.
H: Sau thắng lợi nhân dân Cu ba thực hiện những nhiệm vụ gì?
HS: SGK
GV: Tóm tắt tình hình Cu ba từ 1991 đến nay
H: ( Dành cho HS khá, giỏi) Mối quan hệ giữa Cu Ba-Việt Nam ?
HS: Tình bạn, tình đồng chí
Mối quan hệ đoàn kết keo sơn mặc dù cách nhau nửa vòng Trái Đất. Phi đen là chủ tịch đầu tiên đến thăm Việt Nam vào tận chiến trường Quảng Trị (trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta). Ông từng có câu nói: Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hy sinh cả máu của mình.
I. Những nét chung 
- Sau chiến tranh đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
* Các giai đoạn phát triển của phong trào: 
- 1945 -1959 Phong trào nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau
 - 1959 -1980 Phong trào diễn ra mạnh mẽ bằng các cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tính chất toàn khu vực.
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XIX các nuớc Mĩ La Tinh ra sức phát triển kinh tế - văn hoá.
II. Cu ba - hòn đảo anh hùng 
* Sau năm 1945: Cu Ba dưới sự thống trị của chế độ độc tài Bati xta.
- Nhân dân >< chế độ độc tài Ba ti xta gay gắt.
* Cách mạng bùng nổ và thắng lợi .
- 26/7/ 1953 tấn công trại lính Môn ca đa 
- 1956- 1958 xây dựng căn cứ phát triển lực lượng cách mạng
- 1/1/1959 chế độ độc tài Ba –ti- xta lật đổ, cách mạng thắng lợi
- 4/1961 đánh bại cuộc xâm lược của Mĩ sau đó tuyên bố XD CNXH.
- Hiện nay Đảng và nhân dân Cu ba vẫn kiên định con đường xây dựng CNXH .
3. Củng cố, luyện tập:
- Nêu những nét nổi bật của tình hình Mỹ La Tinh từ sau năm 1945?
- Sau 1945 Mỹ La Tinh được gọi là "đại lục núi lửa" vì ?
a. Nơi có nhiều núi lửa hoạt động.
b. Cách mạng nổ ra trên toàn lục địa.
c. Thay đổi cục diện chính trị.
d. Đấu tranh vũ trang mang tính toàn lục địa
- Cách mạng Cu-ba thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
- Những khó khăn mà Cu-ba gặp phải ?
- Mối quan hệ giữa Cu ba-Việt Nam.
- Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba ?
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài theo vở ghi, SGK và làm bài tập trong sách BT lịch sử. 
+ Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau CTTG.II
+ Trình bày được những nét chính về cuộc CM Cu-ba và kết quả công cuộc XD CNXH nước này.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: 
- Ôn tập lại các bài đã học ở chương I và II chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1tiết. 
Ngày giảng: / / 2019
Tiết 10
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần Lịch sử thế so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.
-Từ kết quả kiểm tra, các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân trong thời gian sau sao cho phù hợp.
- Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học.
1. Về kiến thức:
- Kiểm tra nội dung cơ bản trong các chủ đề: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa, Các nước Đông Nam Á, Các nước Mĩ La – tinh
2. Về kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức...
3. Về thái độ, tư tưởng tình cảm:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân tích, so sánh; năng lực nhận biết 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Trắc nghiệm khách quan + Tự luận:
- Trắc nghiệm khách quan: 3 / 10 điểm
- Tự luận: 7 / 10 điểm
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở Liên Xô và hậu quả của sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,25
12,5%
2
1,25
12,5%
Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX Các nước ĐNÁ,
Nam Á và Bắc Phi giành được độc lập và Thời gian  sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,25
12,5%
2
1,25
12,5%
Bài 5. Các nước Đông Nam Á
Thời gian  Việt Nam chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
3
30%
2
3,25
32,5%
Bài 7. Các nước Mĩ La – tinh
Phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ La –Tinh bùng nổ mạnh mẽ và được ví ntn
Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La Tinh từ sau năm 1945
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
4
40%
2
4,25
42,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm 
Tỷ lệ :% 
5
2,75
27,5%
2
4,25
42,5%
1
3
30%
8
10
100%
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN:
ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
1.1. Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở Liên Xô là 
A. Nến sản xuất trong nước bước đầu khôi phục
B. Bước đầu đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân
C. Nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng
D. Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hình thành và bước đầu được củng cố.
1.2. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân bị sụp đổ cơ bản vào thời gian 
 A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX C. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
 B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX
1.3. Việt Nam chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào
A. Tháng 7-1992 C. Tháng 7-1994
B. Tháng 7-1993 D. Tháng 7-1995
1.4. Sau Chiến tranh Thế Giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ La –tinh bùng nổ mạnh mẽ và được ví như 
 A. Lục địa mới trỗi dậy  C. Lục địa đứng lên 
 B. Lục địa bùng cháy D. Lục địa núi lửa
Câu 2: Điền các cụm từ cho sẵn (Đảng Cộng sản Liên Xô; cộng đồng các quốc gia độc lập; mâu thuẩn sắc tộc bùng nổ; Góoc-Ba-chốp không thành) vào chỗ (.....) để biết được hậu quả của sự khủng hoảng và tan rã của liên bang xô viết
- Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn, .....................(1)..........................., nhiều nước cộng hoà đòi li khai, tệ nạn xã hội ngày càng tăng thêm. Ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính .................................(2)..............................., gây hậu quả nghiêm trọng. ..................................(3)..............................., bị đình chỉ hoạt động. 
- Ngày 21/12/1991, 11 nước đòi li khai, hình thành .........................(4)..............................................., ( SNG ), Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại. 
Câu 3: Hãy nối các mốc thời gian ở bên trái sao cho phù hợp với các nước giành được độc lập ở bên phải trong giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
Thời gian
Nội dung sự kiện
Nối
1. Ngày 17-8-1945
a. Ấn Độ
1
2. Ngày 2-9-1945
b. Ai Cập
2
3. Từ năm 1946-1950
c. In-đô-nê-xi-a
3
4. Năm 1952
d. cách mạng Cu-Ba giành thắng lợi
4
e. Việt Nam
Phần II: Tự luận (7 điểm):
Câu 1. ( 3 điểm): Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á ? 
Câu 2. ( 4 điểm): Trình bày những nét nổi bật của tình hình Mĩ La tinh từ sau năm 1945 ?
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Số câu
Nội Dung
Thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
Câu 1
Khoanh đúng mỗi ý được 0,25 điểm:
1.1
1.2
1.3
1.4
1điểm
C
C
D
B
Câu 2 
Điền mỗi cụm từ đúng được 0,25 điểm:
1
mâu thuẩn sắc tộc bùng nổ
0,25 điểm
2
Góoc-ba-chốp không thành
0,25 điểm
3
Đảng Cộng sản Liên Xô
0,25 điểm
4
cộng đồng các quốc gia độc lập
0,25 điểm
Câu 3
Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm:
1
2
3
4
1 điểm
c
e
b
a
Phần II: Tự luận (7 điểm):
Câu 1: (3điểm)
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á ?
- Từ đầu những năm 90 ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến 4-1999. 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN
1 điểm
- ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế.
0,5 điểm
- Quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA),
0,5 điểm
- Lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hòa bình, ổn định hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
1 điểm
Câu 2: (4điểm)
Trình bày những nét nổi bật của tình hình Mĩ La tinh từ sau năm 1945 ?
Nhiều nước ở Mi La-tinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la... Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
0,5 điểm
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Trong thời kì này, nổi bật lên là ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ. Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.
1,5 điểm
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.
1 điểm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mĩ La-tinh từ năm 1991 đến năm 2000 chỉ khoảng 3% ; gần đây, từ năm 1998 đến năm 2002 giảm xuống 1,5%, thu nhập theo đầu người trong 5 năm qua hầu như không tăng. Nợ nước ngoài từ 410,1 tỉ USD (năm 1985) tăng lên 607.2 tỉ USD (năm 1995) đang đè nặng lên các nước Mĩ La-tinh. 
1 điểm
VI. Củng cố:
- Giáo viên thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.
- Tuyên dương HS có ý thức làm bài tốt.
- Phê bình HS có ý thức chưa tốt.
VII. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Ôn tập lại kiến thức bài đã học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Ngày giảng: / / 2019
Chương III
MỸ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY
Tiết 11 - Bài 8
NƯỚC MỸ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau CTTG.II, nguyên nhân của sự phát triển đó:
- Biết được những thành tựu về về KH-KT của Mĩ sau chiến tranh.
- Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ.
*THGDBVMT: Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới II.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh hiểu rõ bản chất của chính ách đối nội đối ngoại của Mĩ đối với nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới 
- Giúp học sinh nhận thức rõ quan hệ bình thường hoá giữa ta và Mĩ từ năm 1995 đến nay
4. Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân tích, so sánh năng lực nhận biết, sáng tạo, năng lực tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Bản đồ nước Mĩ, một số tranh ảnh về nước Mĩ.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Học + Đọc trước sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số........./........ Vắng...................................................................................
- Bài cũ:
2. Hoạt động khởi động:
 Tình hình các nước Mĩ ,Nhật Bản ,Tây Âu sau chiến tranh như thế nào? Bài đầu tiên chúng ta tìm hiêủ về nước Mĩ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới II.
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau CTTG.II, nguyên nhân của sự phát triển đó:
GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK
GV giới thiệu nước Mĩ trên bản đồ vị trí địa lý lịch sử hình thành nguồn gốc dân cư 
*THGDBVMT: Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai so với các nước châu Âu nước Mĩ có những thuận lợi nào ?
HS: Dựa vào SGK
H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ II ?
HS: Không bị chiến tranh tàn phá, xa chiến trường được 2 đại dương bao bọc. Hơn nữa nền kinh tế phát triển trong điều kiện hoà bình và buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến
GV: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ chỉ có 30 vạn người chết trong khi đó liên xô bị chết 20 triệu người toàn thế giới 58 triệu người, về kinh tế Mĩ không bị chiến tranh tàn phá mà thu lợi nhuận lớn từ buôn bán vũ khí. Trong khi đó các nước châu Âu thiệt hại ước tính 260 triệu USA. 
GV: Treo bảng phụ sản lượng các ngành kinh tế của Mĩ so với TG và một số nước 
Các mặt
Sản lượng so với thế giới và các nước
- Công nghiệp 
- Nông nghiệp 
- Tài chính 
- Quân sự 
- 56,7% ( TG)
- Gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, I ta li a cộng lại
- Chiếm 3/4 trử lượng vàng TG( 24,6 Tỉ đô la )
 - Mạnh nhất thế giới độc quyền bom nguyên tử
H: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của nước Mĩ 5 năm đầu sau chiến tranh?
HS: Kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối về các mặt trong thế giới tư bản.
H: Em hãy nêu những thành tựu kinh tế Mĩ sau chiến tranh?
HS: Từ 1945 ->1950: chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới: 56,47% (1948)
- Sản lượng gấp 2 lần của 5 nước trên thế giới cộng lại : Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật
- Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới ( 24,6 tỉ USD ) là chủ nợ duy nhất thế giới
- Có lực lượng quân sự mạnh và độc quyền về vũ khí nguyên tử thế giới
+ Từ 1950 trở về đây: Sản lượng công nghiệp giảm. Dự trữ vàng giảm, chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974)
GV: Cho học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK
H: Vì sao từ năm 1950 trở đi, kinh tế Mĩ lại suy giảm?
HS: Do Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu ( EU) luôn cạnh tranh ráo riết với Mĩ. Hơn nữa kinh tế không ổn định, vấp phải nhiều khủng hoảng, suy thoái
GV: Với tham vọng làm bá chủ thế giới cho nên chi phí quân sự của Mĩ lớn (có hàng ngàn căn cứ quân sự trên thế giới) và sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn đó là nguồn gốc sinh ra sự mất ổn định kinh tế- xã hội Mĩ.
GV: Với tình hình kinh tế mĩ như vậy, còn về khoa học - kĩ thuật Mĩ thu được những thành tựu gì 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển khoa học - kĩ thuật của mĩ sau chiến tranh thế giới II
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những thành tựu về về KH-KT của Mĩ sau chiến tranh
GV: Yêu cầu HS đọc mục II SGK.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai ?
HS: Vì nền kinh tế Mĩ phát triển trong điều kiện hòa bình và cũng là nước đi đầu về khoa học- kĩ thuật và công nghệ trên thế giới.
Nhóm 2: Mĩ đạt được những thành tưu KH-KT trên những lĩnh vực nào?
HS: Thu được nhiều thành tựu trong tất cả các lĩnh vực. 
+ Sáng chế các công cụ mới (máy tính, máy tự động)
+ Nguồn năng lượng mới (nguyên tử, mặt trời)
+ Vật liệu tổng hợp mới
+ “ Cách mạng xanh”
+ Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc
+ Chinh phục vũ trụ (7/1969 đưa con người lên mặt trăng)
+ Sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, bom nguyên tử máy bay tàng hình)
Nhóm 3: Những thành tựu khoa học - kĩ thuật có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế Mĩ ?
HS: Tác dụng: làm nền kinh tế Mĩ tăng trưởng nhanh chóng
GV giới thiệu cho HS hình 16 SGK, đó là hình ảnh tàu Con thoi của Mĩ đang được phóng lên vũ trụ, đây là biểu tượng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về khoa học-kĩ thuật của nước Mĩ.
HS dựa vào SGK trả lời GV chốt lại ghi bảng 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chính sách đối nội đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những thành tựu về về KH-KT của Mĩ sau chiến tranh
GV: Yêu cầu HS đọc mục III SGK
H: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
HS: Ở Mĩ có chế độ 2 đảng thay nhau cầm quyền : Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà
- Bề ngoài là 2 đảng đối lập, nhưng thực chất 2 đảng này thống nhất với nhau về mục đích và bảo vệ quyền lợi cho tư bản độc quyền.
- Những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mĩ ban hành một loạt các đạo luật phản động.
+ Cấm Đảng cộng sản hoạt động.
+ Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy chính phủ.
+ Đàn áp phong trào công nhân.
+ Thực hiện phân biệt chủng tộc.
H: Thái độ của nhân dân Mĩ đối với những chính sách đối nội của chính phủ ntn ?
HS: Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển mạnh: Năm 1963, 1969-1975 đặc biệt là phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam .
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự tập trung sản xuất ở Mĩ rất cao, 10 tập đoàn tài chính lớn: Morgan, Rockfxler khống chế toàn bộ nền kinh tế, tài chính Mĩ, các tập đoàn này phần lớn kinh doanh công nghiệp quân sự, sản xuất vũ khí, có liên hệ mật thiết với bộ quốc phòng, là cơ quan đặt mua hàng quân sự cho nên có mối quan hệ chặt chẽ, máu thịt giữa các tập đoàn tư bản kết xù với lầu 5 góc. Người của các tập đoàn này nắm toàn bộ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ, kể cả Tổng thống.
- Điều đó quyết định chính sách xâm lược hiếu chiến của Mĩ, Mĩ là điển hình của CNTB lũng đoạn nhà nước.
H: Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại ntn?
HS: Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh đế quốc Mĩ đề ra “ chiến lược toàn cầu” nhằm chống lại các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị thế giới
- Tiến hành “ viện trợ “ để lôi kéo , khống chế các nước nhận viện trợ
- Lập các khối quân sự
- Gây chiến tranh xâm lược
- Từ năm 1991 trở lại đây, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều biện pháp, chính sách để xác lập trật tự thế giới: đơn cực” do Mĩ hoàn toàn khống chế, nhưng thực tế và tham vọng còn có khoảng cách không nhỏ.
GV: Liên hệ thực tế chiến tranh I rắc, ApGa Nit Tan
I. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới II.
- Kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối về các mặt trong thế giới tư bản.
- Từ 1945 - 1950 chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản 
- Sau 1950 trở đi không còn giữ ưu thế như trước kia nữa 
II. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật của mĩ sau chiến tranh thế giới II
- Mĩ là nơi khởi đầu của CM KH-KT
- Thành tựu: 
+ Chế tạo ra công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới, trinh phục vũ trụ, Sản xuất vũ khí hiện đại ...
- Tác dụng: Làm nền kinh tế Mĩ tăng trưởng nhanh chóng 
III. Chính sách đối nội đối ngoại của Mĩ sau ch

File đính kèm:

  • docBai soan Lich su 9_12745796.doc