Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh cần nắm được:

 1. Về kiến thức:

- Nêu được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó; chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

2. Về tư tưởng:

- Nhận thức rõ thực chất các chính sách đối nội, đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ. Quan hệ ngoại giao giữa ta và Mĩ ngày càng phát triển trên nhiều mặt: một mặt ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá chủ của Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc khác.

3. Về kĩ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các vấn đề.

 4.Các năng lực hướng tới cho học sinh

- Phân tích và khái quát vấn đề

II. CHUẨN BỊ :

 Gv : Giáo án, SGK, bản đồ thế giới, tranh ảnh có liên quan.

 Hs : Xem trước bài ở nhà

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.Ổn định lớp ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (3’)

 ? Em hãy Giới thiệu sơ lược về nước Mĩ.

 3. Hoạt động khởi động: ( 1’) giáo viên giới thiệu hình ảnh về nước Mĩ

 4.Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 33’)

 

doc187 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Bài 24 
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của CM nước ta trong năm đầu của nước VNDCCH.
 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH.
	 4.Năng lực cần hướng tới cho học sinh
	- Năng lực phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử
II.CHUẨN BỊ 
 GV : - Sử dụng tranh ảnh SGK. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
 HS : học bài và xem trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
a. Em hãy trình bày lệnh Tổng k/n của Đảng được ban bố trong hoàn cảnh nào?
b. Giành chính quyền trong toàn quốc diễn ra như thế nào?
c. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của CM tháng 8 1945.
3.Giới thiệu bài mới: 1’
 Thành quả mà cách mạng tháng Tám đạt được là những gì? Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ nền độc lập chính quyền vừa giành được? Sau cách mạng tháng Tám nước ta có khó khăn và thuận lợi gì?
4. Dạy bài mới 35’
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
­ Em hãy trình bày tình hình nước ta sau CM tháng 8 ( trước tiên nói đến những khó khăn về quân sự)
 HS: - Chỉ 10 ngày sau khi tổng k/n tháng 8 thành công, quân đồng minh đã kéo vào nước ta, giải giáp quân đội Nhật.
 - Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra:20 vạn quân Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc tước khí giới quân Nhật, theo sau bọn Tưởng là lực lượng các tổ chức phản động; VN Quốc dân Đảng và VN CM đồng minh hội, còn gọi làø bọn 
“Việt Quốc”, “ Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền CM, thành lập chính quyền tay sai.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào: gần 1 vạn quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Lợi dụng tình hình trên, các lực lượng phản động CM ở miền Nam: Đại Việt, Tờ-rốt-kít bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, ra sức chống phá CM.
- Lúc đó, trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, nhưng 1 bộ phận của chúng đã theo lệnh đế quốc Anh, đánh lực lượng vũ trang của ta. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng phạm vị chiếm đóng.
­ Em hãy trình bày những khó khăn về chính trị của nước ta thời kì 1945 – 1946. 
HS: - Nền độc lập bị đe dọa nghiêm trọng.
- Nhà nước CM chưa được củng cố.
­ Những khó khăn về kinh tế của nước ta thời kì này là gì?
HS: - Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Hậu quả của chính sách áp bức bóc lột Pháp.
- Nhật đã làm hơn 2 triệu dân bị chết đói cuối 1944, đầu 1945 chưa khắc phục được.
- Tháng 8/1945, đê vỡ 9 tỉnh Bắc bộ. Hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng bỏ hoang.
- Công nghiệp đình đốn.
- Hàng hóa khan hiếm giá cả tăng vọt.
- Nạn đói đe dọa đời sống nhân dân.
- Tài chính kiệt quệ:
+ Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
+ Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.
+ Bọn Tưởng tung vào thị trường các loại tiền mất giá trị vào nước ta làm rối loạn tài chính.
í GVgiảng thêm: 
- Sau CM tháng 8, chúng ta chỉ chiếm được kho bạc với 1.230.000 đ, trong đó gần 1 nửa số tiền là rách nát không thể lưu hành được.
- Ta không kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương (có độc hành phát hành giấy bạc).
­ Những khó khăn về văn hóa xã hội như thế nào?
HS: - Chế độ thực dân phong kiến để lạihậu quả nặng nề.
- Hơn 90% dân ta mù chữ.
- Các tệ nạn xã hội tràn lan: Mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút...
í GV cho HS thao luan nhom: 
­ Tại sao nói: nước VNDCCH ngay sau khi thành lập đã ở tình trạng ngàn cân treo sợi tóc?
HS thảo luận nhóm.
GV tổng kết thảo luận:
- Nước ta lúc đó gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là khó khăn về quân sự. Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều giặc ngoại xâm như thế này. Hơn nữa, nhà nước non trẻ chưa được củng cố. Nạn đói khủng khiếp hoành hành. Ngân sách trống rỗng, tệ nạn xã hội tràn lan. Cho nên nước ta trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.
Hoạt động 2: 
­ Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố chính quyền CM?
HS: - Chúng ta tiến hành Tổng tuyển cử tự do trong nước .
- Ngày 8/9/1945, Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
- Ngày 6/1/1946, lần đầu tiên Tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tiến hành.
+ Hơn 90% cử tri nước đã đi bầu cử quốc hội, đồng bào Nam Bộ đã phải đổ máu trong cuộc Tổng tuyển cử này.
Hoạt động 3:
­ Em hãy cho biết Đảng ta giải quyết giặc đói sau CM tháng 8 như thế nào?
 HS: - Để giải quyết giặc đói, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HCM và noi gương người.
- Lập “Hũ gạo tiết kiệm”.
- Tổ chức “ Ngày đồng tâm”.
- Không dùng gạo nấu rượu.
- Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
+ Phong trào thi đua sản xuất dấy lên ở các địa phương.
+ Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu.
+ Công nhân viên chức, bộ đội, trí thức...tổ chức thành từng đoàn giúp nông dân chống lụt, khai hoang, phục hóa.
- Chính quyền CM tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo.
+ Chia lại ruộng công.
+ Ra thông tư giảm tô.
+ Ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý.
í GV minh họa thêm:
- Sáng 3/9/1945 Hồ Chủ tịch triệu tập Chính phủ lâm thời bàn cách giải quyết ba thứ giặc: giặc đói, giặc đốt và giặc ngoại xâm.
- “Hũ gạo tiết kiệm”, mỗi gia đình còn có gạo ăn, mỗi bữa bớt 1 nắm gạo, cho vào hũ, khoảng 5 " 10 ngày, cán bộ VM đi thu gom số gạo đó để giúp những người đang bị đói.
- “ Ngày đồng tâm” là các gia đình còn gạo ăn, đăng kí với cán bộ VM, 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, lấy số gạo đó ủng hộ những người đang bị đói.
­ Đảng và Chính phủ ta có những biện pháp gì để giải quyết giặc dốt?
 HS: - Để xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
- Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ.
- Các cấp đều phát triển mạnh.
- Đổi mới cả nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu đổi mới theo dân tộc dân chủ.
GV giải thích thêm:
- Hồ Chủ tịch đã nói: “Một dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu”.
- Vì vậy, Người đề ra chủ trương mở 1 chiến dịch xóa nạn mù chữ, sau 1 năm thực hiện, chúng ta đã mở được 75.805 lớp học; 97.666 người tham gia dạy học; hơn 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
GV giới thiệu H.43: lớp học bình dân học vụ.
­ Đảng và Chính phủ ta có những biện pháp gì để giải quyết khó khăn về tài chính?
 HS: - Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
- Hưởng ứng xây dựng “ Quỹ độc lập” và phong trào“ Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động đồng bào cả nước hăng hái tham gia đóng góp tiền của, vàng bạc.
- Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền VN, đến ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền VN trong cả nước.
GV minh họa thêm :
- Sau “ Tuần lễ vàng”, chúng ta đã thu được 70 kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc lập và 40 triệu đồng vào quỹ đảm phụ quốc phòng.
GV kết luận :
Như vậy, sau CM tháng 8, tình hình nước ta rất khó khăn, có những lúc tưởng chừng không vượt qua được. Nhưng với nổ lực cao của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, chúng ta đã giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, giải quyết được giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính, chuẩn bị thực lực chống giặc ngoại xâm.
I . TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CM THÁNG 8.
- Quân sự :
+ Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật và bọn “Việt Quốc”, “ Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng .
+ Miền Nam: một vạn quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta .
- Trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật .
- Chính trị : Nền độc lập bị đe dọa. Nhà nước CM chưa được củng cố.
- Kinh tế: Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hơn 2 triệu dân bị chết đói chưa khắc phục được, công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm giá cả tăng vọt , tài chính kiệt quệ.
- Văn hóa xã hội: Hơn 90% dân ta mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan: Mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút...
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI. ( giảm tải)
 - Tiến hành Tổng tuyển cử tự do trong nước ( 6/1/1946).
Chỉ cần cho HS nắm được sự kiện ngày 6/1/1946 và ý nghĩa của sự kiện này
III. DIỆT GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT VÀ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH.
1 . Giải quyết giặc đói:
 - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HCM nhân dân lập “Hũ gạo tiết kiệm”, “ Ngày đồng tâm” để người có giúp người không.
- Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, giảm tô và ra sắc lệnh giảm các loại thuế.
2. Giải quyết giặc dốt: 
- Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
- Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ.
3. Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Kêu gọi tinh thần đóng góp của dân . Xây dựng “ Quỹ độc lập”. Phát động “ Tuần lễ vàng”.
- Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền VN.
- Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền VN trong cả nước.
 5. Củng cố: 
 BT1: Đánh dấu x vao ô mà em cho là đúng .
 a. Tại sao nói: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám là “ Ngàn cân treo sợi tóc”?
Sự xuất hiện của quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật và bọn “Việt Quốc”, “ Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng .
Trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật.
Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.
Vì nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tài chính kiệt quệ.
Vì thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề về văn hóa xã hội.
 b. Đảng và Chính phủ ta đã có những biện pháp gì để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa ?
6. Dặn dò:
 HS về nhà chuẩn bị bài 24 (tiếp theo) tìm hiểu: “ Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ”(1945 – 1946)
Nhân dân Nam Bộ đã kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào sau khi chúng trở lại xâm lược nước ta?
Chúng ta có những biện pháp gì để chống thù trong giặc ngoài?
Trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
	7.Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 9/2/2019
Ngày giảng: 13/2/2019
Tiết 31 - Bài 24
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 – 1946 (tiếp theo).
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH.
	 4.Năng lực cần hướng tới cho học sinh
- Năng lực phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, liên hệ với tình hình hiện nay
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh SGK. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
a. Tại sao nói: Tình hình nước ta sau CM tháng 8 là “ Ngàn cân treo sợi tóc”.
b. Đảng và Chính phủ ta đã có những biện pháp gì để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa.
3 Giới thiệu bài mới: 1’
 & 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta. Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. Mở đầu cho chiến tranh xâm lược nước ta lần hai . 
4.Bài mới: 35’
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
­ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
 HS: - Đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được thực dân Anh giúp đỡ đã quay trở lại xâm lược nước ta.
- Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
- Quân dân SG sẵn sàng đứng lên đánh địch bằng mọi vũ khí sẵn có trong tay với nhiều hình thức phong phú.
+ Triệt nguồn tiếp tế lương thực của địch trong thành phố.
+ Tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa.
+ Dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố.
+ Một loạt các nhà máy kho tàng của địch ở SG bị đánh phá.
+ Điện nước bị cắt.
+ Lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu địch trên sông SG, phá khám lớn...
- Đầu tháng 10/1945, tướng Lơ-cléc đến SG cùng lực lượng từ Pháp viện trợ mới sang được Anh, Nhật giúp đỡ, chúng đã pha 1được vòng vây xung quanh SG – Chợ Lớn.
- Chúng mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã phát động ptrào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
- Tích cực đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước.
- Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ.
- Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ thường xuyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men...ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
GV giới thiệu H.44 “ Đoàn quân Nam tiến”’ vào Nam chiến đấu rất hăng hái và nhiệt tình.
Hoạt động 2:
­ Em hãy nêu những biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai?
HS: - Trong lúc chúng ta tiến hành kháng chiến ác liệt ở miền Nam, thì ở miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng và bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” chống phá chúng ta.
+ Chúng đòi ta phải mở rộng Chính phủ.
+ Gạt những Đảng viên CS ra khỏi chính phủ Lâm thời.
- Để hạn chế sự phá hoại của bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” tay sai của Tưởng tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội ta đồng ý nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và 1 số ghế bộ trưởng: Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Bộ Xã hội,....
- Đồng thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế cung cấp 1 phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền “quan kim”, “quốc tệ”.
- Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản CM, thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.
- Giam giữ những phần tử chống đối Chính phủ.
- Lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản CM.
 GV giải thích thêm:
 Trong lúc này, chúng ta không muốn cùng 1 lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng, lực lượng ta còn non yếu. Cho nên với sách lược khôn khéo, Đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn với Tưởng”, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Cho nên ta phải nhượng bộ 1 số yêu sách của Tưởng và bọn“ Việt Quốc”, “ Việt Cách”.
Hoạt động 3:
­ Em hãy trình bày hoàn cảnh của chúng ta kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
 HS: - Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chúng chuẩn bị tấn công ra Bắc để thôn tính cả nước ta.
 - Để tránh đụng độ với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Pháp – Tưởng đã thỏa thuận với nhau trong hiệp ước Hoa Pháp (28/2/1946).
- Với Hiệp ước này,Tưởng được Pháp trả lại 1 số tô giới của Pháp ở TQ và đường xe lửa Vân Nam.
- Được vận tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam.
- Ngược lại về phía Pháp, được Tưởng cho phép quân Pháp ra miền Bắc
giải giáp quân Nhật thay Tưởng.
 - Trước tình thế đó, ta chủ trương chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
­ Em hãy trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
 HS: - Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là 1 nước tự do, có Chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
- Chính phủ VNDCCH thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng trong vòng 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân ấy về nước.
Hai bên thực hiện ngưng bắn ở Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Paris.
­ Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, thái độ của Pháp ra sao?
Sau Hiệp định Sơ bộ /3/1946, thực dân Pháp liên tiếp bội ước, gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, Lập Chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi VN.
­ Trước tình hình thực dân Pháp liên tiếp bội ước, ta có chủ trương gì?
- Ta kí với Pháp tạm ước 14/9/1946, nhượng thêm cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế để kéo dài thời gian hòa hoãn, củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. 
IV. NHÂN DÂN NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC.
- 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta.
- Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
- Quân dân SG sẵn sàng đứng lên đánh địch với nhiều hình thức phong phú.
- Đầu tháng 10/1945, chúng đã phá được vòng vây xung quanh Sài Gòn , đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Trước tình hình đó, Đảng đã phát động ptrào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
V. ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN TƯỞNG VÀ BỌN PHẢN CÁCH MẠNG .
 - Trong lúc chúng ta kháng chiến ác liệt ở miền Nam, hơn 20 vạn quân Tưởng và bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” chống phá ta ở miền Bắc.
+ Chúng đòi ta phải mở rộng Chính phủ.
+ Gạt những Đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ Lâm thời.
- Ta đã mở rộng Chính phủ nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng.
- Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế.
- Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng , thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.
VI. HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ (6/3/1946) VÀ TẠM ƯỚC VIỆT – PHÁP (14/9/1946) 
- Pháp – Tưởng đã thỏa thuận với nhau trong hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946), với Hiệp ước này: Pháp trả cho Tưởng một số tô giới của Pháp ở Trung Quốc và một số quyền lợi kinh tế khác. Tưởng để cho Pháp thay thế ở miền Bắc
Việt Nam để giải giáp quân Nhật.
- Ta chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng khỏi miền Bắc để chúng ta chỉ tập trung lực lượng đánh Pháp để có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
 Ø Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
- Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một nước tự do.
- VNDCCH thỏa thuận cho Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng trong vòng 5 năm.
- Đình chỉ ngay chiến sự để đàm phán chính thức ở Paris.
- Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, thực dân Pháp liên tiếp bội ước.
- Ta kí tạm ước 14/9/1946 để tranh thủ thời gian hòa hoãn kháng chiến lâu dài. 
5. Củng cố: 3’
a. Nhân dân Nam Bộ đã kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào sau khi chúng trở lại xâm lược nước ta?
b. Chúng ta có những biện pháp gì để chống thù trong giặc ngoài?
c. Trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
6. Dặn dò:1’
 HS về nhà chuẩn bị bài 25 tìm hiểu : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống td pháp (1946 – 1950).
Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Nêu nội dung chính Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
- Ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết
7.Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 11/ 02/ 2019
Ngày dạy: 19/ 02/ 2019
 Tiết 32
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Môc tiªu bµi kiÓm tra
1. VÒ kiÕn thøc 
- Nh»m cñng cè cho häc sinh kiÕn thøc ch­¬ng tr×nh lÞch sö ViÖt Nam tõ khi §¶ng céng s¶n ViÖt Nam ra ®êi cho ®Õn nh÷ng n¨m ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn toµn quèc chèng Thùc d©n Ph¸p giai ®o¹n 1945 - 1946. 
2. VÒ kÜ n¨ng 
- Häc sinh ph¶i cã c¸c kÜ n¨ng t­ duy logic trong viÖc lµm bµi tËp tr¾c nghiÖm kh¸ch quan còng nh­ tù luËn bé m«n lÞch sö líp 9. 
- RÌn luyÖn kÜ n¨ng ®¸nh gi¸ c¸c sù kiÖn, nh©n vËt lÞch sö. 
3. VÒ th¸i ®é
- Båi d­ìng lßng tù hµo d©n téc, tinh thÇn yªu n­íc cho c¸c em häc sinh. 
II. Néi dung ®Ò 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
KIỂM TRA 1 TIẾT-SỬ 9-KII
MA TRẬN ĐỀ:
 CÊp ®é
Tªn chñ ®Ò
(Néi dung...)
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Céng
CÊp ®é thÊp
CÊp ®é cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m 1930 – 1939. 
- Héi nghÞ thµnh lËp §¶ng CSVN: Thêi gian, ®Þa ®iÓm, thµnh phÇn. 
- Sù ra ®êi cña §«ng D­¬ng céng s¶n ®¶ng 
Con đường cứu nước của Nguyễn ¸i Quèc
H¹n chÕ cña sù xuÊt hiÖn cña c¸c tæ chøc céng s¶n 
- Néi dung, ý nghÜa cña Héi nghÞ thµnh lËp §¶ng. 
- LÝ gi¶i Sù ra ®êi cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ mét b­íc ngoÆt vÜ ®¹i trong lÞch sö cña giai cÊp c«ng nh©n vµ c¸ch m¹ng ViÖt Nam
Sè c©u: 
Sè ®iÓm: 
Tû lÖ %
Sè c©u: 3
Sè ®iÓm:1,5
Tû lÖ:1 5%
Sè c©u: 
Sè ®iÓm: 
Sè c©u:2
S

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12668398.doc
Giáo án liên quan