Giáo án Lịch sử Lớp 9

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức : Những chủ trương của Đảng ta sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

2. Tư tưởng :

 + Giáo dục cho HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

3. Kỹ năng :

 + Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.

 + Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.

B- CHUẨN BỊ

 - GV : SGK, giáo án, tư liệu về cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.

 - HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về cao trào kháng Nhật cứu nước ở địa phương.

C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức : (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút)

 ?. Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh?

 ?. Trình bày hoạt động của mặt trận Việt Minh?

 

doc142 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3454 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ khí đuổi thù chung”
- 22/12/1944 : Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, thắng 2 trận ( Phay Khắt, Nà Ngần).
4. Củng cố : (4 phút)
 ? : Mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? 
 ? : Trình bày hoạt động của mặt trận Việt Minh? 
5. Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 1 SGK ; Soạn phần II SGK: Cao trào kháng Nhật cứu quốc tiến tới tổng khởi nghĩa CM T8.
I) Đề kiểm tra 15 phút.
 1) Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ?
 2) Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết nghệ-Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ?
 3) Tại sao nói : “Cao trào dân chủ 1936-1939, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị 
cho cách mạng tháng tám”
 II. Đáp án.
 1) (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản việt Nam :
	+ Đảng ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp ba yếu tố : Chủ nghĩa Mác –Lênin, phong tào công nhân và phong trào yêu nước.(1điểm)
	+ Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, về g/c lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.(1điểm)
	+ Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới . (1 điểm)
 2) (4 điểm)Những căn cứ để khẳng định Xô viết Nghệ –Tĩnh là chính quyền cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vì : Là chính quyền của dân, do dân và vì dân đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân :(0.5 điểm)
	+ Chính trị : Thay chính quyền cũ bằng chính quyền mới do nhân dân quản lý, thực hiện các quyền tự do dân chủ, phát triển các tổ chức quần chúng , các đoàn thể cách mạng.(1 điểm)
	+ Kinh tế : Chia lại ruộng đất công, giảm tô, xóa nợ, bỏ các thứ thuế vô lý, chú trọng đến sản xuất, đê điều, giao thông.(1 điểm)
	+Văn hóa- xã hội : Khuyến khích học tập, bài trừ mê tín dị đoan, sách bóa tiến bộ được tuyên truyền sau rộng trong nhân dân. (1 điểm)
	+ Quân sự : Trấn áp bọn phản cách mạng bằng lực lượng vũ trang nhân dân. (0.5)
 3)(3 điểm) Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng tám vì :
 + Đảng ta trưởng thành thêm về tư tưởng và tổ chức. CN Mác- Lênin và đường lối chính sách của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.(1điểm)
 + Xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu tập hợp trong mặt trận thống nhất.(1)
 + Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm : Xác định kẻ thù, thành lập mặt trận, phương pháp đấu tranh cách mạng (1 điểm).
* Đề 2 :
 Em hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (a,b,c,d) đứng trước câu trả lời đúng nhất.
 1- Mục đích của “Hội Việt nam cách mạng thanh niên” là :
 a- Lãnh đạo phong trào yêu nước giành độc lập.
 b- Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng.
 c- Làm cách mạng dân tộc rồi sau đó làm cách mạng thế giới.
 d- Thực hiện cách mạng XHCN ở Việt Nam.
 2. Cơ quan ngôn luận của “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” là :
 	a- Báo sự thật. 	b- Báo An nam trẻ.	c-Báo thanh niên.	d- Báo nhân đạo.
 3. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam họp tại :
 a- Ma Cao.	b- Hồng Kông.	c- Quảng Châu.	d- Hương Cảng.
 4- Tên gọi của cách mạng tư sản dân quyền là :
 a- Cách mạng tư sản. 	b- Cách mạng dân chủ tư sản. 	
 c- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.	d- Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 5- Đảng cộng sản Viêït Nam được thành lập là sự kết hợp:
 a- Chủ nghĩa Mác - LêNin với phong trào công nhân.	
 b- Chủ nghĩa Mác-LêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
 c- Chủ nghĩa Mác-LêNin với phong trào yêu nước.
 d- Chủ nghĩa Mác-LêNin, phong trào công nhân và phong trào tư sản.
 6- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931 chứng tỏ :
 a- Truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.	b- Liên minh công nông vững chắc.
 c- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. 	d- Sự lớn mạnh của phong trào công nhân.
 7- Sự kiện đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là :
 a- Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên công nông Đông Dương liên minh với vô sản thế giới.
 b- Cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy giành thắng lợi to lớn.
 c- Cuộc biểu tình của 2 vạn nông dân Hưng Nguyên đã làm tê liệt chính quyền địch.
 d- Sự thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
 8- Gọi là chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh vì : 
 a- chính quyền được thành lập đầu tiên ở huyện Xô Viết
 b- Hình thức mới của chính quyền xô Viết (Nước Nga).
 c- Hình thức mới của chính quyền do g/c công nhân lãnh đạo. 
 d- Hình thức nhà nước của những nước theo con đường XHCN.
 9 - Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương họp vào :
 	a- 2-1935.	b- 3-1935.	c- 4-1935.	d- 5-1935.
 10- Thời kỳ 1931 đến 1935 là thời kỳ : 
 a- Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động mạnh mẽ. b- Đảng cộng sản Đông Dương ngừng hoạt động.
 c- Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động công khai. d- Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động bí mật.
 11- Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ (1936-1939) là :
 a- Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.	b- Tư bản Pháp và Hoa kiều. 
 c- Bọn phản động Pháp và tay sai.	d- Phong kiến và tay sai cho Pháp,
 12- Mặt trận nhân dân phản đế Đông dương được thành lập vào năm nào ?
 	a- 1935.	b- 1936.	c- 1937.	d-1938.
* Đáp án :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
c
c
d
d
b
c
d
d
b
d
c
b
============================================
Tiết 27
Tuần 23
BÀI 22
CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG
KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : Những chủ trương của Đảng ta sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
2. Tư tưởng :
 + Giáo dục cho HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng : 
 + Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
 + Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử. 
B- CHUẨN BỊ 
 - GV : SGK, giáo án, tư liệu về cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
 - HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về cao trào kháng Nhật cứu nước ở địa phương.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút)
 ?. Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh?
 ?. Trình bày hoạt động của mặt trận Việt Minh?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10p
HS
?
?
GV
22p
HS
?
?
HS
?
GV
HS
GV
?
?
HS
GV
GV
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân 
- Đọc SGK phần 1 Trang 89.
+ Tại sao Nhật đảo chính Pháp ?
+ Nhật đảo chính Pháp như thêù nào ?
- Nhận xét – bổ sung – Chốt.
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân 
 - Đọc phần 2 sgk T. 90.
- Trước việc Nhâït đảo chính Pháp ta có những chủ trương gì ?
- Khẩu hiệu mà Đảng ta sử dụng thời kỳ này là gì ?
+ Thay khẩu hiệu “Đuổi phát xít Nhật -Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
+ Đưa ra khẩu hiệu “Thành lập chính quyền cách mạng” và khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
+Tại sao Đảng ta phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước” ?
+ Như phần1- Hoàn cảnh Nhật đảo chính Pháp.
- Nhận xét- Kết luận
+ Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của “Cao trào kháng Nhật cứu nước” ?
 + Đảng ta đã làm gì để thúc đẩy cao trào cách mạng tiến lên ?
- Hội nghị quân sự Bắc kì họp đề ra nhiệm vụ :
+ Thống nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
+ Phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang, mở trường dào tạo cán bộ quân sự và chính trị.
+ Đề ra nhiệm vụ phải tích cực phát triển chiến tranh du kích.
+ Xây dựng căn cứ địa kháng nhật cứu nước chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
- Giới thiệu hình 38, khu giải phóng “Cao-Bắc-Lạng-Thái-Hà-Tuyên”
* Kết luận : Trước ngày tổng khởi nghĩa, cao trào kháng nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt trong toàn quốc với khí thế đoạt chính quyền.
II. Cao trào kháng Nhật cứu nước – Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
1- Nhật đảo chính Pháp.
a. Hoàn cảnh. 
- Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
- Nước Pháp được giải phóng. 
- Nhật khốn đốn ở Thái Bình Dương. 
- Pháp ở Đông Dương ngóc dậy chờ đồng minh vào để đánh Nhật.
b. Diễn biến.
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. 
- Pháp chống cự yếu ớt, sau vài giờ đã đầu hàng Nhật, Nhật độc chiếm Đông Dương.
2. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
a) Chủ trương của Đảng :
+ Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật.
+ Ra chỉ thị “Nhật – pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
+ Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”
b) Diễn biến :
+ Phong trào đấu tranh, khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung du Bắc bộ, Việt Nam giải phóng quân và khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
+ Nhân dân các thành phố, đô thị mít tinh, diễn thuyết, các đội danh dự Việt Minh thẳng tay trừ khử tay sai nguy hiểm.
+ Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạm đói” diễn ra sôi nổi.
=> Cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề tạo nên một khí thế sẵn sàng khới nghĩa trong cả nước.
4. Củng cố : (5 phút)
 ? : Em hãy trình bày hoàn cảnh và quá trình Nhật đảo chính Pháp ?
 ? : Quá trình kháng Nhật cứu nước diễn ra như thế nào ? 
 ? : Hãy nối sự kiện ở cột B với thờ gian ở cột A sao cho đúng ?
A : Thời gian
B : Sự kiện
Kết nối
1- 19/5/1941
a- Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương
1-
2- 5/1944
b- Mặt trận Việt Minh thành lập.
2-
3- 10/5/1941
c- Đội Việt Nam tuyên truyền GPQ thành lập
3-
4- 22/12/1944
d-Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa, “Sắm vũ khí đuổi kẻ thù chung”
4-
5. Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 2 SGK (91). Soạn bài 23 : tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Sự thành lập nước VNDCCH. (SGK T.92).
=============================================
BÀI 23
Tiết 28
Tuần 23
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
VÀSỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức : Qua bài giảng giúp HS nắm được :
 + Sau khi Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện, tình hình thế giới rất thuận lợi cho cách mạng. Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
 + cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra rất nhanh chóng, giành thắng lợi ở thủ Đô Hà Nội và khắp toàn quốc. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.
 + Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945.
2. Tư tưởng :
 + Giáo dục cho HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng : 
 + Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
 + Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử. 
B- CHUẨN BỊ 
 - GV : SGK, giáo án, tư liệu về cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
 - HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về cách mạng tháng 8/1945 trong cả nước và ở địa phương.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 ? : Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng tám như thế nào ?
 ? : Em hãy trình bày về cao trào kháng Nhật cứu nước trước cách mạng tháng 8/1945 ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
8p
HS
?
?
GV
6p
HS
?
GV
GV
7p
HS
?
GV
GV
12p
GV
?
?
 ?
GV
?
GV
GV
 Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân 
Đọc SGK phần I Trang 92.
+ Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào ?
+ Trình bày tóm tắt hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội dẫn đến lêïnh tổng khởi nghĩa 
- Nhận xét – bổ sung – Kết luận.
Hoạt động 2 : Cá nhân 
- Đọc phần II SGK, T. 92.
+ Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thêù nào ?
- Nhận xét – Bổ sung – Kết luận.
- Giới thiệu hình 39.Cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945).
Hoạt động 3 : Cá nhân 
- Đọc mục III SGK T.93.
+ Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ?
- Nhận xét – bổ sung – Kết luận.
- Giới thiệu hình 40. Chủ tịch Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (2/9/1945).
Hoạt động 4 : Nhóm/Cá nhân
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm với các nội dung sau :
+ Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8/1945 ?
=> Trong nước ?
=> Thế giới ?
- Nhận xét – bổ sung – Chốt.
+ Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 ?
- Nhận xét – bổ sung – Kết luận.
- Cách mạng tháng tám thành công nhanh chóng, ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế và trong nước thuận lợi.
I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
1-. Hoàn cảnh. 
- Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
- 9/5/1945, Đức đầu hàng Đồng minh.
- 14/8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
- > Đảng nhận định thời cơ khởi nghĩa đã đến
2- Lệnh tổng khởi nghĩa.
- Ngày 14 -> 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
- UB khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1.
- Ngày 16/8/1945, quốc dân đại hội họp tại Tân Trào :
+ Tán thành lệnh tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
+ Lập chính phủ lâm thời do Hồ chí Minh làm chủ tịch, ra lời kêu gọi khởi nghĩa.
II. Giành chính quyền ở Hà Nội.
- 9/3/1945, tổ chức cứu quốc và đội tự vệ chiến đấu được thành lập.
- Tối ngày 15/8/1945, đội tuyên truyền xung phong Việt Minh đã diễn thuyết công khai, kêu gọi khởi nghĩa. Việt Minh thẳng tay trừng trị bọn Viêït gian…
- 16/8/1945, truyền đơn kêu gọi khởi nghĩa ở khắp nơi.
- 19/8/1945, Khởi nghĩa thắng lợi.
III. Giành chính quyền trong cả nước.
* Từ 14/8 -> 18/8/1945, nhiều nơi khởi nghĩa giành chính quyền.
+ 18/8/1945, Bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh giành chính quyền sớm nhất.
+ 19/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
+ 23/8/1945 : Huế giành chính quyền.
+ 25/8/1945 : Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
+ Từ 25/8 ->28/8/1945 các tỉnh còn lại ở Nam Bộ giành chính quyền thắng lợi.
+30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế) Vua bảo đại trao ấn tín cho cách mạng.
- 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945.
1- Ýùnghĩa lịch sử :
a) Trong nước.
- Cách mạng tháng tám thành công là một biến cố lịch sử vĩ đại :
+ Phá tan xiềng xích nô lệ của Nhật, Pháp và phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Đưa địa vị người dân Việt Nam từ người Nô lệ thành người làm chủ đất nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc : Kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
b) Thế giới.
- Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một nước nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc.
- Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông nam Á, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới nhất là châu Á và châu Phi.
2- Nguyên nhân thắng lợi.
- Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm.
- Khối đoàn kết dân tộc được tạo dựng đến mức cao nhất, thông qua mặt trận Viêït Minh.
- Có sự lãng đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp cách mạng bạo lực chính trị kết hợp với vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.
4. Củng cố : (4 phút) Dựa vào hệ thống câu hỏi dàn bài và câu hỏi SGK, 
5) Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 1,2 SGK (95). Soạn bài 24 :Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946) SGK,T.96,
=================================================
Chương IV
VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Tiết 29
Tuần 24
BÀI 24
CUỘC ĐẤU TRNH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức : HS cần nắm được :
 + Những thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng tám .
 + Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ Tịch chúng ta đã phát huy thắng lợi, khắc phục khó khăn, thực hiêïn chủ trương, biện pháp giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
 + Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản để bảo vệ chính quyền, thành quả to lớn của cách mạng Tháng Tám.
2. Tư tưởng :
 + Giáo dục cho HS lòng yêu nước, kính yêu lãnh tụ, có tinh thần cách mạng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng : 
 + Rèn cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
B- CHUẨN BỊ 
 - GV : SGK, giáo án, tư liệu và tranh ảnh lịch sử về giai đoạn (1945-1946).
 - HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về cách mạng Việt Nam ở giai đoạn này.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút)
 ? : Lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng được ban bố trong hoàn cảnh nào ?
 ? : Giành chính quyền trong toàn quốc diễn ra như thế nào ?
 ? : Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
11p
HS
GV
?
?
?
GV
GV
8p
HS
?
GV
14p
HS
GV
?
?
?
HS
GV
GV
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc SGK mục I Trang 96
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm .
+ Em hãy trình bày tình hính nước ta sau cách mạng tháng tám
Đối nội ?
Đối ngoại ?
- Nhận xét – Bổ sung – Kết luận.
* Với tình hình thực tại : “Đất nước ngàn cân treo sợi tóc”.
Hoạt động 2 : Cá nhân
- Đọc mục II SGK T. 97.
+ Đảng và chính phủ đã có những biêïn pháp gì để củng cố chính quyền cách mạng ?
- Giới thiệu hình 41-Cử tri Sài Gòn đi bầu cử quốc hội khóa I.
Hoạt động 3 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục III Sgk,T.98.
- Hướng dẫn HS thảo luận những nội dung sau :
+ Em hãy cho biết Đảng ta đã giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng tám 1945 như thế nào ?
+ Đảng và chính phủ có những biện pháp gì để giải quyết giặc dốt ?
+ Đảng và chính phủ ta có những biện pháp gì để giải quyết khó khăn về tài chính ?
- Thảo luâïn – Đại diện trả lời.
- Nhận xét - Phân tích -Kết luận.
- Giới thiệu hình 42,43, ND ta đang góp gạo chố

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 9.doc
Giáo án liên quan