Giáo án Lịch sử lớp 8 trọn bộ

CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX

Bài 9 ( Tiết 15 )

ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

HS hiểu đợc

- Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này ngày càng phát triển.

- Vai trò của giai cấp TS trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nhận thức đầy đủ hơn về thời kì “Châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kì ĐQCN.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man của chủ nghĩa ĐQ thực dân

- Thông cảm và khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

 

doc108 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a những tổ chức công nhân ở các nước -> cần thành lập 1 tổ chức quốc tế mới.
- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai TL ở Pari, và thông qua các nghị quyết quan trọng: thành lập chính đảng vô sản mỗi nước, ĐT giành chính quyền, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày QTLĐ 
* Hoạt động: 2 giai đoạn:
+ 1889-1895: có nhiều đóng góp QT vào sự phát triển phong trào CNQT
+ 1895 - 1914: Ăng-ghen mất, QTTH phân hoá và tan rã (1914). Đa số các đảng ủng hộ chính phủ tư sản đế quốc, trừ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin lãnh đạo.
*Vai trò : Thông qua những nghị quyết quan trọng thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.
 4. Củng cố bài học (4’) 
 - Sơ kết toàn bài 
 H: Nêu những sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XI X ?
 H: Hoàn cảnh thành lập và hoạt động của quốc tế thứ hai? 
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
 - Học bài kết hợp vở + ( SGK )
 - Đọc trước bài mụcII ( SGK), tìm hiểu vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Lê-nin. Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cách mạng Nga ( 1905-1907).
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
Ngày soạn/ 24/09/2010/
Ngày giảng.	
 Tiết 13
Phong trào công nhân nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907
 I. Mục tiêu bài học
 - Đã soạn ở tiết 12
II. Chuẩn bị:
GV: ảnh, tư liệu về Lê-nin
HS: Đọc trước bài
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )
 H:Trình bày những sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
 - Phong trào công nhân nổ ra ở 1 số nước: Năm 1889: CN khuân vác Luân Đôn (Anh) đấu tranh buộc chủ phải tăng lương (1,5 đ)
 - Năm1893 : CN Pháp giành thắng lợi trong bầu cử Quốc hội (1,5đ)
 - 1-5-1886: 40 vạn công nhân Si-ca-gô (Mĩ) biểu tình. có 50000 người được làm việc 8 giờ/ngày (2đ)
 - Một số tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như: Đảng xã hội dân chủ Đức (1875); Đảng công nhân Pháp (1879); Nhóm giải phóng lao động Nga (1883) (4đ)
 - Sự thành lập Quốc tế thứ hai . (1đ)
 3. Dạy-học bài mới
	Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức cần đạt
*HĐ1: Tìm hiểu tiểu sử của Lê-nin
GV: Giới thiệu ảnh chân dung Lê-Nin
H: hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và hoạt động của Lê –nin ?
(Lê –nin tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác từ đầu những năm 90 của TK XIX. Năm 1895 Lê –nin hợp nhất các tổ chức Mác xít ở Pê-téc-bua, TL Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân -> Mầm móng đầu tiên của chính Đảng vô sản. 12/1895, Ông bị bắt đi tù, năm 1900 ra sống ở nước ngoài. 7/1903 tại Đại hội II của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Lên-nin đã kiên quyết đấu tranh chống bọn cơ hội chủ nghĩa trong Đảng, những người theo đường lối Lê-nin chiếm đa số , bọn cơ hội chủ nghĩa bị thiểu số => Đại hội này được coi là đại hội thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung cương lĩnh cách mạng của Đảng CNXHDC Nga.
- HS đọc phần chữ nhỏ (SGK). 
H: Nội dung cương lĩnh CM Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?
- HS thảo luận: Em nhận xét gì về Đảng CNXHDC Nga? (Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân. Đảng kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa mác. Dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.-> đó là đảng kiểu mới )
 *HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ, cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
- HS đọc phần đầu mục 2 (SGK )
H: Nguyên nhân nào dẫn đến CM Nga (1905-1907 
- Gợi ý: Tình hình kinh tế, chính trị nước Nga đầu TK XX nh thế nào ?
*HĐ2: Tìm hiểu diễn biến cách mạng Nga 1905-1907
H: Trình bày diễn biến cach mạng Nga 1905-1907 ?
- Giới thiệu tư liệu về KN vũ trang ở Mát-xcơ-va( 12/1905 )
*HĐ3: Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa cách mạng Nga 1905-1907
H: Kết quả CM Nga (1905-1907 ) ?
HS thảo luận: Em nhận xét gì về cuộc CM Nga (1905-1907 )? ( Là cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo CN, ND, binh lính đấu tranh chống Nga hoàng->cuối cùng đều thất bại.
H: Nguyên nhân thất bại của cách mạng Nga (1905-1907 ) ? (do thiếu KN đấu tranh, thiếu vũ khí, chưa chuẩn bị kĩ, chưa có sự phối hợp thống nhất toàn quốc...)
H: ý nghĩa lịch sử CM Nga (1905-1907 )? CM đã để lai bài học KN gì?
- Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ, tư sản. Làm suy yếu CĐ Nga hoàng, chuẩn bị cho CM xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra năm1917
- ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
H: Thất bại của CM Nga 1905-1907 để lại cho chúng ta bài học gì ?
- Bài học: về tổ chức tập hợp quần chúng đấu tranh, chuẩn bị chu đáo, và phải kiên quyết chống tư bản, phong kiến. )
1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga ( 15’) 
- Lê- Nin (1870-1924) 
-Thông minh, sớm tham gia phong trào cách mạng.
- Năm 1903, thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga với cương lĩnh cách mạng:
+ Tiến hành cách mạng XHCN.
+ Đánh đổ chính quyềnTS, XD chính quyền của giai cấp VS.
+ Đánh đổ chế độ Nga hoàng thành lập nhà nước cộng hòa.
+ Thực hiện cải cách dân chủ, mang lại ruộng đất cho nhân dân
=> Đây là Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
2. Cách mạng Nga 1905– 1907 ( 20’ )
* Nguyên nhân ( 6’)
- Đầu TK XX, nước Nga khủng hoảng về kinh tế, chính trị trầm trọng. 
- Nga hoàng còn đẩy ND vào cuộc chiến tranh với Nhật (1904-1905 )->mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ Nga hoàng gay gắt-> Cách mạng bùng nổ
* Diễn biến ( 9’)
- Mở đầu là đấu tranh của 14 vạn CN Pê-téc bua ngày 9-1-1905
- 5/1905: Nông dân nhiều vùng nổi dậy đánh pká dinh cơ của địa chủ...
- 6/1905: thuỷ thủ Pô- tem-kin khởi nghĩa
- 12/1905: KN vũ trang ở Mát-xcơ-va 
 - Giữa năm 1907 phong trào chấm dứt.
* Kết quả, ý nghĩa ( 5’)
- Kết quả: CM thất bại
-ý nghĩa:
+ Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ, tư sản-> làm suy yếu CĐ Nga hoàng, chuẩn bị cho CM xã hội chủ nghĩa (1917)
+ ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
4.Củng cố bài học ( 4’) 
- Sơ kết toàn bài 
H: Nêu những sự kiện chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới? 
5.Hướng dẫn học ỏ nhà
 - Học bài kết hợp vở và ( SGK )
 - Đọc trước bài 8 ( SGK- 51), tìm hiểu nét chính về sự phát triển kĩ thuật, khoa học, văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX, sưu tầm tư liệu các thành tựu về kĩ thuật, khoâ học, văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX
 IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn/ 01/10/2010/
 Ngày giảng
Bài 8 (tiết 14 )
Sự phát triển của kĩ thuật - khoa học
văn học - nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX.
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 HS hiểu rõ 
 - Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, GCTS đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ bản nền kinh tế, xã hội. CNTB chỉ có thể thắng hoàn toàn chế độ PK khi nó thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm tăng năng suất lao động, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu của khoa học -kĩ thuật.
 - Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế với sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiến tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển
 - Những thành tựu của văn học, nghệ thuậtgóp phần làm phong phú đời sống tinh thần của CNTB.
2. Tư tưởng
- So với chế độ phong kiến, CNTB với cuộc CMKH-KT là một bước tiến lớn, có đóng góp tích cực vào sự PT của lịch sử.
- Nhận thức rõ yếu tố năng động tích cực của khoa học kĩ thuật đối với sự tiến bộ của xã hội
3. Kĩ năng 
	- Biết phân biệt thuật ngữ “Cách mạng tư sản” với “Cách mạng công nghiệp” 
 - Hiểu giải thích các khái niệm, thuật ngữ: “cơ khí hoá”, “chủ nghĩa lãng mạn”
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh 1 số thành tựu kĩ thuật thế kỉ XIX ; ảnh chân dung 1 số nhà Bác học, văn, nhạc sĩ ; tư liệu LS 8
 -HS: Sưu tầm tư liệu về thành tựu khoa học - KT ở thế kỉ XVIII-XIX
 III. Hoạt động dạy - học
ổn định tổ chức
 . Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
H:Trình bày những nét chính về cách mạng Nga 1905-1907 ?
* Nguyên nhân (2 đ)
- Đầu TK XX, nước Nga khủng hoảng về kinh tế, chính trị trầm trọng. 
- Nga hoàng còn đẩy ND vào cuộc chiến tranh với Nhật (1904-1905 )->mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ Nga hoàng gay gắt-> Cách mạng bùng nổ
* Diễn biến ( 5 đ )
- Mở đầu là đấu tranh của 14 vạn CN Pê-téc bua ngày 9-1-1905
- 5/1905: Nông dân nhiều vùng nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ...
- 6/1905: thuỷ thủ Pô- tem-kin khởi nghĩa
- 12/1905: KN vũ trang ở Mát-xcơ-va 
 - Giữa năm 1907 phong trào chấm dứt.
* Kết quả, ý nghĩa ( 3đ )
- Kết quả: CM thất bại
 + Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ, tư sản-> làm suy yếu CĐ Nga hoàng, chuẩn bị cho CM xã hội chủ nghĩa (1917)
 + ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
 3. Dạy - học bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
 *HĐ1: Tìm hiểu những thành tựu về kĩ thuật.
- HS đọc mục I ( SGK )
-HS Thảo luận tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của thế kỉ XVIII-XIX đã đưaa đến tiến bộ về kĩ thuật: (TK XVIII-XIX cách mạng TS thắng lợi ở hầu hết các nước Châu Âu và Bắc Mĩ. Sau các cuộc cách mạng tư sản, GCTS đã tiến hành cách mạng công nghiệp, tiếp đó là CMKH-KT làm thay đổi cơ bản nền KT, XH. Người ta gọi đó là cuộc cách mạng thứ hai sau cách mạng TS.
*HĐ2: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp
 H: Kể tên những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật ở thế kỉ XIX ?
 H: Giải thích tại sao thế kỉ XIX đợc coi là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nớc ( Kĩ thuật luyện kim -> SX nhiều sắt thép, sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu chế tạo máy móc. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế.)
*HĐ2: Tìm hiểu tiến bộ trong GTVT, nông nghiệp, quân sự
 	H: Trong GTVT, nông nghiệp và quân sự có những tiến bộ kĩ thuật nh thế nào ? 
H: Những tến bộ về kĩ thuật trên có tác động như thế nào tới môi trờng sống của con người ? ( gợi ý tác động tích cực, tiêu cực , từ đó giáo dục HS ý thức bảo vệ môI trường.)
 - Kết luận: Máy móc ra đời là cơ sở kĩ thuật – vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí -> đưa nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
 *HĐ1: Tìm hiểu những thành tựu khoa học tự nhiên tiêu biểu gắn với tên tuổi của các nhà bác học thời kì này.
- HS theo dõi SGK mục 1 (SGK )
H:Em hãy kể tên các nhà bác học và những phát minh vĩ đại trong thế kỉ XVIII- XIX ?
 -Toán học: Niu tơn, Lép –ních, Lô-ba-sép-xki.
- Hóa học: Men -đê-lê-ép.
- Vật lí: Niu- tơn
- Sinh học: Đác-uyn 
H: Những phát minh trên có ý nghĩa như thế nào ? ( Những phát minh trên còn được ứng dụng vào sản xuất và đời sống -> tạo ra sự chuyển biến to lớn về đời sống kinh tế, xã hội.)
* HĐ1: Tìm hiểu những phát minh trong lĩnh vực khoa học xã hội và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội.
GV: Yêu cầu HS đọc mục (2) trong SGK 
GV: Phân tích rõ hơn những học thuyết về khoa học xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng: chủ trương xây dựng một xã hội mới không có tư hữu, bóc lột, cải tạo xã hội bằng thuyết phục hòa bình chứ không bằng con đường cách mạng.
*HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của những phát minh về khoa học xã hội
H: Những phát minh về khoa học xã hội có ý nghĩa như thế nào ?
*HĐ1: Tìm hiểu sự phát triển của văn học nghệ thuật thời gian này với những tác giả tiêu biểu.
H: Văn học thời gian này phát triển ra sao gồm mấy trào lưu ? 
 - Trào lưu triết học ánh sáng có: Vôn-te, Rút xô, Mông-te-xki-ơ ( Pháp )
 - Trào lưu hiện thực phê phán 
 - Cho HS quan sát ảnh Lép tôn-xtôi và giới thiệu về ông.
- Giới thiệu tư liệu về nhà văn Ban-dắc và tác phẩm tiêu biểu của ông.
 H: Nội dung chủ yếu của các trào lưu văn học là gì ? ( văn học đã trở thành vũ khí chĩa mũi nhọn tấn công mạnh mẽ vào chế độ phong kiến, vạch trần bộ mặt thật của XHTB, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do hạnh phúc của nhân dân ).
*HĐ2: Tìm hiểu các nhà thiên tài âm nhạc và hội họa
H: Kể tên các nhà thiên tài về âm nhạc và hội hoạ ? 
 - GVcho HS quan sát ảnh Mô-da và giới thiệu tă liệu về Mô-da.
I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật ( (10’)
* Công nghiệp
- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến 
- Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời
- Nhiều nguyên liệu mới: Than đá, dầu mỏ được sử dụng 
- Sắt là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc.
- Động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi
* Giao thông vận tải
- Tàu thuỷ Phơn- tơn ( Mĩ ) 
- Xe lửa (Anh)
* Nông nghiệp
- Máy kéo, máy cày ...
* Quân sự 
- Đại bác, súng trường ngư lôi.
II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (25’)
1. Khoa học tự nhiên ( 9’) 
- Niu-tơn ( Anh): thuyết vạn vật hấp dẫn.
 - Lô-mô-nô-xốp (Nga): Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
- Puốc-kin-giơ (Séc): Sự phát triển của thực vật.
- Đác- uyn ( Anh): Thuyết tiến hoá và di truyền.
=> Chứng minh vạn vật biến chuyển vận động theo QL, tấn công vào các giáo lý thần học.
2. Khoa học xã hội ( 6’)
 - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
- Chính trị kinh tế học tư sản của Xmít và Ri-các đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông, phu-ri-ê ( Pháp ) và Ô-oen ( Anh ).
- CNXH khoa học của Mác và Ăng-ghen.
- ý nghĩa: Đả phá ý thức hệ PK, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật ( 10 phút )
* Văn học
- Trào lưu triết học ánh sáng: Vôn-te, Rút xô, Mông-te-xki-ơ ( Pháp )
- Trào lưu hiện thực phê phán: Ban-dắc ( Pháp ), Thác-cơ-đê, Đích ken ( Anh ); Lép-tôn-xtôi ( Nga )
-> Dùng tác phẩm văn học đấu tranh chống CĐPK, tư bản, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân dân. 
*Nghệ thuật
- Âm nhạc: Mô-da ( áo ), Sô panh ( Ba Lan Bách và Bet-tô-ven ( Đức ).
- Hội hoạ: Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê ( Pháp ); Gôi-a ( Tây Ban Nha). 
 4. Củng cố bài học (4’)
 - Sơ kết toàn bài 
H: Nêu các tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự 
5. Hướng dẫn học tập
 - Học bài kết hợp vở và sgk
 - Lập bảng thống kê những thành tựu đã học về kinh tế, khoa học văn học, nghệ thuật.
 - Đọc trớc bài 9(SGK): Tìm hiểu hậu quả sự thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ
 IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Duyệt của tổ trưởng Duyệt của BGH 
 Ngày soạn /...../....../...../
 Ngày giảng/...../....../
 Chương III 
Châu á thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX
Bài 9 ( Tiết 15 )
ấn độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS hiểu đợc
- Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở ấn Độ cuối thế kỉ XIX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này ngày càng phát triển.
- Vai trò của giai cấp TS trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nhận thức đầy đủ hơn về thời kì “Châu á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kì ĐQCN.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man của chủ nghĩa ĐQ thực dân
- Thông cảm và khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ.
3. Khả năng
- Bước đầu biết phân biệt khái niệm “Cấp tiến”, “ôn hòa”.
- Sử dụng bản đồ ấn Độ để trình bày diễn biến. 
 II. Chuẩn bị:
GV: - Bản đồ Châu á
 - Tư liệu LS 8
 HS: Đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học
1.ổn định lớp ( 1’)
 II. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )
 H: Nêu những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ? tác dụng của những thành tựu đó 
* Khoa học tự nhiên ( 5đ )
- Niu-tơn ( Anh): thuyết vạn vật hấp dẫn.
 - Lô-mô-nô-xốp (Nga): Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
 - Puốc-kin-giơ (Séc): Sự phát triển của thực vật.
 - Đác- uyn ( Anh): Thuyết tiến hoá và di truyền.
 => Chứng minh vạn vật biến chuyển vận động theo QL, tấn công vào các giáo lý thần học.
 *Khoa học xã hội (5 đ )
 - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
- Chính trị kinh tế học tư sản của Xmít và Ri-các đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông, phu-ri-ê ( Pháp ) và Ô-oen ( Anh ).
- CNXH khoa học của Mác và Ăng-ghen.
- ý nghĩa: Đả phá ý thức hệ PK, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triểnChủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
- Chính trị kinh tế học tư sản của Xmít và Ri-các đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông, phu-ri-ê ( Pháp ) và Ô-oen ( Anh ).
- CNXH khoa học của Mác và Ăng-ghen.
- ý nghĩa: Đả phá ý thức hệ PK, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển
3. Dạy- học bài mới
* Giới thiệu bài
 - ấn Độ là quốc gia lớn ở Nam á, có số dân đông thứ hai thế giới, có nền văn hóa lâu đời, nơi phát sinh nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Từ 1498, nhà hàng hải Va-xcô-đơ Ga-ma đã tìm tới ấn Độ. Từ đó tư bản phương Tây tìm cách xâm nhập vào nước này. Vậy thực dân Anh đã xâm lợc ấn Độ như thế nào ? Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân ấn Độ ra sao ?...
	Hoạt động của thầy trò
Nội dung kiến thức cần đạt
*HĐ1: Tìm hiểu quá trình xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ
HS đọc mục I ( SGK )
H:Trình bày quá trình xâm lược ấn Độ của tư bản phương Tây ?
- GV: Sử dụng bản đồ châu á giới thiệu: Từ TK XVI các nước phương Tây nhòm ngó và từng 
bước xâm nhập vào thị trường ấn Độ. Sự tranh giành Anh- Pháp những năm 1746 -1763 ngay trên đất ấn Độ, kết quả là Anh đã độc chiếm ấn Độ và đặt ách thống trị ( 1877).
- Hướng dẫn HS theo dõi bảng thống kê trong SGK.
H: Em có nhận xét gì về chính 

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su lop 8 tron bo.doc