Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuồi thế kỉ XIX

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885

- Phái chủ chiến nuôi hi vọng giành lại chủ quyền

- Pháp lo sợ, tìm cách bắt những người cầm đầu

- Đêm mồng 4, rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ

- Quân giặc phản công, chiếm thành

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuồi thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngaøy soaïn: 26/ 01/ 2015
Ngaøy daïy: 30/ 01/ 2015
Tuaàn: 24
Tieát : 40
BAØI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỒI THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU
1. Kieán thöùc: Sau bài học HS cần:
Nắm được sự phân hóa trong triều đình Huế sau hiệp ước Pa-tơ-nốt
Trình bày được cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
Hiểu được khái niệm phong trào Cần Vương, nắm được hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.
2.Thái độ:
Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc cho HS.
3. Kó naêng: 
Bieát phân tích, mô tả , khái quát, phân tích sự kiện lịch sử, lập niên biểu.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 
Giáo án, tư liệu liên quan đến cuộc tấn công vào kinh thành Huế, ảnh chân dung Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
2. Học sinh: 
SGK, hoïc baøi, ñoïc baøi ôû nhaø.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định(1’):
8A6.
Kieåm tra baøi cuõ – Kiểm tra 15’
Đề: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã tiếp tục kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa trận Cầu Giấy lần hai?
Đáp án: 
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì quyết tâm nêu cao tinh thần bất khuất, quyết tâm kháng chiến chống Pháp bằng mọi vũ khí sẵn có (1đ)
- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc (2đ)
- Ở các nơi khác, nhân dân tích cực cắm kè, đắp đập trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của giặc (2đ)
- 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết tướng giặc Ri-vi-e tại trận (2đ)
- Ý nghĩa trận Cầu Giấy lần II: Giặc hoang mang, định rút chạy, nhân dân ta phấn khởi quyết tâm (3đ)
Giôùi thieäu baøi mới:
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu về phái chủ chiến và cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (13’)
GV: Khái quát: Sau hiệp ước 1883, 1884, triều đình chia làm hai phe: Phe chủ chiến và phe chủ hòa
? Phe chủ chiến có thái độ như thế nào trong việc chống Pháp?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Ngược lại, phe chủ hòa thỏa hiệp và làm tay sai cho Pháp
? Để thực hiện hi vọng của mình, phái chủ chiến đã có chuẩn bị gì?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến?
HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời
GV: Thực dân Pháp lo sợ trước sự chuẩn bị của phái chủ chiến nên tìm cách bắt cóc những người cầm đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
? Trình bày cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế trên lược đồ SGK?
GV: Trình bày trên lược đồ
HS: Theo dõi và trình bày lại
? Nhận xét về cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến?
HS: Đưa ra nhận xét của mình
GV: Cuộc tấn công đã thể hiện tinh thần bất khuất quyết tâm giành lại chủ quyền của một bộ phận trong triều đình mặc dù kết quả bị thất bại, do Pháp chiếm ưu thế.
Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu về phong trào Cần Vương (13’)
? Sau thất bại trong cuộc phản chiến ở kinh thành, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
HS( yếu): Dựa vào SGK, trả lời
? Theo em phong trào Cần Vương là gì?
HS: Thảo luận nhóm đôi
GV: Gọi một nhóm lên rút ra khái niệm, các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện, GV tổng hợp, khái quát
Nhấn mạnh, sau khi đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua kêu gọi văn thân, sỹ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước ( GV: treo ảnh vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết và giới thiệu khái quát)
? Em hãy tóm tắt diễn biến chính của phong trào Cần Vương? Điểm khác nhau cơ bản giữa các giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?
HS: Thảo luận nhóm
GV: HD học sinh hoạt động, bằng khái quát các giai đoạn và diễn biến chính của các giai đoạn.
Tổ chức cho các nhóm thảo luận, bổ sung hoàn thiện
GV: Khẳng định phong trào chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I, có vua, phong trào diễn ra cả nước, sôi nổi nhất là từ Phan Thiết trở ra; giai đoạn II, không có vua, phong trào quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc, Trung Kì. Phong trào được sự ủng hộ sôi nổi của nhân dân.
I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885
- Phái chủ chiến nuôi hi vọng giành lại chủ quyền
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt những người cầm đầu
- Đêm mồng 4, rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ
- Quân giặc phản công, chiếm thành
2. Phong trào Cần Vương
- Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sỹ phu và nhân dân dưới ngọn cờ phong kiến do Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu
- phong trào chia làm hai giai đoạn:
+ 1885- 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra
+ 1888-1896, phong trào quy tụ trong các cuộc khởi nghĩa lớn
	4. Cuûng coá: (2’)
GV: Khái quát toàn bộ nội dung đã học
 	5. Höôùng daãn hoïc taäp ôû nhaø: (1’)
Em hãy tìm hiểu những nét chính về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Soạn, chuẩn bị tiết 2, phần II – phần cuộc khởi nghĩa Hương Khê
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docsu_8_tiet_40_20150726_022305.doc
Giáo án liên quan