Giáo án Lịch sử Lớp 8

- HD HS lập niên biểu về diễn biến chiến tranh.

 

? Liên xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại CNPX?

- Đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi .

? Vì sao Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản?

- Để chứng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ.

- Tranh công với Liên xô.

 

- Học sinh đọc.

? Vì sao CNPX Đức, Italia và Nhật bị thất bại?

 

doc121 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng chống chủ nghĩa phát xít.
- Rèn kỹ năng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh để hiểu những vấn đề LS.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Bản đồ thế giới.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? Tình hình nước Mĩ trong những năm 20 - TK XX?
? Nội dung của chinh sách mới? Tác dụng ?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
 Sau chiến tranh thế giới I (1914 - 1918), kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định. Để tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, đẩy mạnh chiến tranh XL.
Hoạt động thầy- trò
- Học sinh đọc
? Em hãy nêu những nét khái quát tình hình KT Nhật Bản sau CTTG I?
- Sự pt giữa CN và NN không đều.
? Sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này có gì giống và khác so với nước Mĩ?
- Giống: đều thắng trận, thu nhiều lời.
- Khác: + KT Mĩ phát triển nhanh do cải tiến kỹ thuật, SX dây truyền, bóc lột …
+ Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lại rơi vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh …
? Tình hình kinh tế có tác động như thế nào đến tình hình xã hội?
? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?
? Để đưa nuớc Nhật thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật đã làm gì?
? Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản?
? Em hiểu như thế nào về CNPX?
- Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, quân sự hoá bộ máy chính quyền, thi hành chính sách xâm lược trắng trợn
? Thái độ của nhân dân Nhật Bản như thế nào đối với CNPX?
? Cuộc đấu tranh của nhân dân có tác động như thế nào?
Nội dung
I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ I.
- Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận nhưng KT chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh. 
* Kinh tế:
+ Trong vòng 5 năm SL CN tăng 5 lần.
+ Nông nghiệp không phát triển.
+ Giá cả tăng → đời sống ND khó khăn 
* Xã hội:
- Năm 1918: bùng nổ phong trào chiếm kho gạo của quần chúng.
- Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi.
- T7.1922: Đảng CS Nhật thành lập.
- Năm 1927: Lâm vào khủng hoảng tài chính .
II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 ở Nhật.
- Từ 1929 - 1931: SL CN giảm 32,5%; ngoại thương giảm 80%; người thất nghiệp: 3triệu người. → Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân lên cao.
2. Chủ nghĩa phát xít Nhật ra đời. 
- Nhật đã quân sự hoá bộ máy chính quyền, gây chiến tranh XL thuộc địa.
- Trong thập niên 30 (TK XX), chế độ phát xít đã được thiết lập ở Nhật Bản.
- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của mọi tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi.
 → Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản.
4. Củng cố.
? Những nét chính về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới I?
? Chủ nghĩa phát xít Nhật ra đời như thế nào? Thái độ của nhân dân Nhật Bản ?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học nội dung bài. Chuẩn bị bài 20.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
Tiết 28: Bài 20: 
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được:
 + Những nét mới của phong trào ĐLDT ở châu Á giữa hai cuộc đại chiến TG
 + Phong trào cách mạng Trung Quốc (1919 - 1939)
 + Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời, lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. 
- Bồi dưỡng cho học sinh thấy tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các quốc gia châu Á chống chủ nghĩa thực dân.
	+ Mỗi quốc gia châu Á có đặc điểm riêng, nhưng đều chung mục đích là quyết tâm đấu tranh giành chính quyền.
- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh để hiểu bản chất sự kiện lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Tư liệu tham khảo.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? Nét cơ bản về tình hình Nhật sau chiến tranh thế giới I?
? Quá trình phát xít hoá ở Nhật đã diễn ra như thế nào? 
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) có nhiều nét chung đồng thời nổi lên những đặc điểm của mỗi nước, mỗi khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
Hoạt động thầy- trò
- Nhớ lại kiến thức đã học, em cho biết vì sao các nước tư bản phát triển lại đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ La Tinh?
- Học sinh đọc.
? Vì sao sau CTTG I, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại phát triển mạnh mẽ?
? Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á diễn ra như thế nào?
? Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến
 tranh thế giới I?
? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á?
? Khái quát phong trào cách mạng Trung Quốc từ 1919 - 1939 ? 
? Phong trào Ngũ tứ nổ ra nhằm mục đích gì?
? Vì sao năm 1937, Đảng cộng sản lại bắt tay hợp tác với Quốc dân Đảng?
? Em có nhận xét gì về cách mạng Trung Quốc thời kỳ này?
Nội dung
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
1. Những nét chung.
a. Nguyên nhân:
- Do ảnh hưởng của CMT10 Nga.
- Đời sống nhân dân các thuộc địa cực khổ do chính sách khai thác bóc lột nhằm phục hồi kinh tế của các nước tư bản chính quốc.
b. Diễn biến: 
- Phong trào lên cao và lan rộng khắp: Đông Bắc Á, ĐNA, Nam Á, Tây Á.
- Tiêu biểu: Cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia.
c. Kết quả:
- Động lực chủ yếu là liên minh công - nông trong đó vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân.
- Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước: Trung Quốc, Việt Nam …
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
- 4.5.1919: Phong trào Ngũ tứ bùng nổ. 
- T7.1921: Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
- Từ 1926 - 1927: Tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía Bắc.
-Từ 1927 - 1937 : Cuộc nội chiến chống lại tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch.
- T7.1937: Quốc - Cộng hợp tác để cùng nhau chống Nhật.
=> Đảng cộng sản Trung Quốc sáng suốt, chủ động kịp thời phối hợp với Quốc dân Đảng để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc chống kẻ thù xâm lược.
4. Củng cố.
 ? Vì sao sau CTTG I phong trào độc lập DT ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?
 ? Những nét nổi bật nhất về cách mạng Trung Quốc từ 1919 - 1939?
5. Hướng dẫn về nhà:
	 - Học nội dung bài. 
	- Lập bảng niên biểu về lịch sử Trung Quốc từ 1919 - 1939 theo mẫu:
Thời gian, sự kiện chính.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
Tiết 29: Bài 20: 
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)
 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được:
+ Những nét chung về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
+ Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Dương, Indonesia, Malaysia.
- HS thấy rõ nhân dân ĐNA đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc đó là tất yếu.
 + Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước ĐNA có những nét tương đồng.
- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Tư liệu tham khảo.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? Vì sao sau chiến tranh thế giới I phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại phát triển mạnh mẽ?
? Sự phát triển của cách mạng Trung Quốc từ 1919 - 1939?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động thầy- trò
- Học sinh đọc.
* Giáo viên: Yêu cầu học sinh kể tên các nước Đông Nam Á và xác định vị trí các nước trên bản đồ.
? Em hãy nêu những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á đầu TK XX?
? Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân ĐNÁ?
? Nét mới của phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới I?
? Sự thành lập các Đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?
? Kết quả của các phong trào đó?
? Bên cạnh phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở Đông Nam Á còn có phong trào của tầng lớp nào?
- Học sinh đọc.
? Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Dương diễn ra như thế nào?
? Phong trào độc lập dân tộc ở Indonesia diễn ra như thế nào?
? Kết quả phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đến khi chiến tranh thế giới II bùng nổ?
? Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới I?
Nội dung
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á, 1918- 1939.
1. Tình hình chung.
a. Khái quát:
- Đầu TK XX, hầu hết các nước ĐNA đều là thuộc địa của CNTD (trừ Thái Lan).
b. Nguyên nhân: 
- Do chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa tàn bạo của CN thực dân.
- Do ảnh hưởng của CMT10 Nga 1917.
c. Nét mới của cách mạng Đông Nam Á:
- Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Một loạt các Đảng cộng sản ra đời:
+ Indonesia (5. 1920)
+ Việt Nam (3.2.1930)
+ Mã lai và Xiêm (4.1930)
+ Philippin (11.1930)
- Các phong trào tiêu biểu:
+ Ở Indonesia: Khởi nghĩa Gia-va và Xuma tơ ra (26 -27)
+ Ở VN: Xô viết - Nghệ tĩnh (30 - 31)
→ Các phong trào đều thất bại.
- Đầu TK XX : cùng với phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có bước tiến mới.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.
* Ở Đông Dương: 
- Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức.
- Đảng cộng sản Việt Nam thành lập (sau là Đảng cộng sản Đông Dương) lãnh đạo phong trào.
- Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước Đông Dương.
* Ở Indonesia.
- K/n bùng nổ ở Gia-va → thất bại.
=> Khi CTTG II bùng nổ, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA chưa giành được thắng lợi .
4. Củng cố.
? Nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới I?
? Nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các quốc gia Đông Nam Á?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học nội dung bài. 
- Lập bảng thống kê phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.
Chương IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
Tiết 30: Bài 21: 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được:
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới II.
+ Giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh, tích chất của chiến tranh thay đổi khi Liên xô tham chiến.
- Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc.
	+ Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên xô.
- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Tư liệu tham khảo.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? Nguyên nhân bùng nổ phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
? Những nét mới về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau CTTG II?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động thầy- trò
- Hãy nhớ lại kiến thức lịch sử, em cho biết kết cục của CTTG I?
? Những nguyên nhân nào dẫn đến CTTG II?
? Nguyên nhân bùng nổ CTTG I và CTTG II có gì giống và khác nhau?
* Giống: Đều nhằm giải quyết >< giữa các nước ĐQ về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.
* Khác: CTTG II còn nhằm giải quyết >< giữa các nước ĐQ với Liên xô - Nhà nước XHCN.
? Những >< đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh?
? Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên xô có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc chiến tranh?
- Từ sau CMT10 Nga, mâu thuẫn giữa hai hệ thống TBCN và XHCN là cơ bản nhất → giai cấp tư sản muốn các nước tư bản chống Liên xô → sử dụng chủ nghĩa phát xít là lực lượng xung kích..
? Quan sát H.75, em hãy giải thích tại sao Hitle lại tấn công các nước châu Âu trước?
Nội dung
I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới II.
- Sau CTTG I những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường, thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc → CNPX Đức, Ý, Nhật ra đời → ý đồ gây CT chi lại TG.
- Hình thành hai khối ĐQ: Khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít gồm Đức, Italia, Nhật.
→ Nhưng lại chĩa mũi nhọn vào Liên xô.
- Ngày 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới bùng nổ.
4. Củng cố.
 Câu 1: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai là:
 A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. 
 B. Khai hóa văn minh cho các nước khác.
 C. Sau CTTG I, mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa ngày càng sâu sắc. 
 D. Thỏa mãn nhu cầu thống trị thế giới.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến CTTG I & CTTG II có gì giống & khác nhau? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định?
5. Hướng dẫn về nhà:
	 - Học nội dung bài. 
	- Chuẩn bị tiếp phần II.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
 Tiết 31: Bài 21:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được:
+ Diễn biến chính của chiến tranh thế giới II.
+ Kết quả và hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với thế giới.
- Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc. Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên xô.
- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Tư liệu tham khảo.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? Nguyên nhân nào dẫn đến CTTG II? Nguyên nhân cơ bản nhất?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài. 
CTTG II là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, gây nên những tổn thất nặng nề nhất về người và của trong lịch sử nhân loại.... 
Hoạt động thầy- trò
- HD HS lập niên biểu về diễn biến chiến tranh.
? Liên xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại CNPX?
- Đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi….
? Vì sao Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản?
- Để chứng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ.
- Tranh công với Liên xô.
- Học sinh đọc.
? Vì sao CNPX Đức, Italia và Nhật bị thất bại?
? Chiến tranh thế giới II đã gây ra những hậu quả gì?
? CTTG II đã gây ra những hậu quả gì?
? Qua H.77, 78, 79, em có suy nghĩ gì về hậu quả của CTTG II đối với nhân loại?
Nội dung
II. Những diễn biến chính.
 Năm
 Sự kiện chính
1.9.1939
Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ.
9.1940
 I-ta-li-a tấn công Ai cập.
26.6.1941
 Đức tấn công Liên Xô.
7.12.1941
 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai.
1.1942
 Mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập.
2.2.1943
 Chiến thắng Xta-lin-grát.
6.6.1944
 Anh, Mĩ đổ bộ vào đất Pháp.
9.5.1945
 Phát xit Đức đầu hàng.
15.8.1945
 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.
- CNPX bị tiêu diệt.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người: 60 tr người chết; 90 tr người bị tàn phế. Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1.000 năm trước đó cộng lại.
4. Củng cố.
Câu 1: CTTG II bùng nổ với sự kiện nào?
a. Liên Xô tấn công Ý vào 31/8/1939.
b. Đức tấn công Ba Lan ngày 1/9/1939.
c. Đức tấn công Liên Xô ngày 1/9/1939.
d. Anh - Pháp tấn công Đức ngày 31/8/1939.
Câu2: Nhật đầu hàng đồng minh không ĐK vào:
a. 15/8/1945. b. 9/5/1945.
c. 18/5/1945. d. 9/8/1945? 
Câu 3: Vai trò của LX trong việc tiêu diệt CNPX?
Câu 4: Kết cục của CTTG II ? em có suy nghĩ gì về chiến tranh?
5. Hướng dẫn về nhà:
	 - Học nội dung bài.
 - Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của CTTG II theo mẫu: Niên đại, sự kiện chính.
 - Chuẩn bị tiếp bài 22.
Chương V
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT
VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
Tiết 33: Bài 22: 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT 
VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU TK XX.
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được:
+ Những tiến bộ của KHKT đầu TK XX.
+ Sự phát triển của nền văn hoá mới - văn hoá Xô viết.
- Học sinh biết trân trọng, bảo vệ những thành tựu văn hóa của nhân loại.
- Rèn kỹ năng so sánh đối chiếu lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, so sánh, trực quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? NN dẫn đến CTTG II? Vai trò của Liên xô trong việc triệt tiêu CNPX?
? Kết cục của CTTG II? Em suy nghĩ gì về chiến tranh?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Trong nửa đầu TK XX, khoa học - kỹ thuật và văn hoá thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là những thành tựu của nền văn hoá xô viết.
Hoạt động thầy- trò
? Những thành tựu chủ yếu về Khoa học - kỹ thuật của thế giới nửa đầu TK XX là gì?
? Sự phát triển của KH - KT nửa đầu TK XX đã mang lại những kết quả tích cực và hạn chế gì cho nhân loại?
? Nhà khoa học A.Nô - ben nói “tôi hi vọng rằng … là điều xấu”, em hiểu như thế nào về câu nói đó?
- Học sinh đọc.
? Thế nào là nền văn hóa Xô viết?
? Những thành tựu tiêu biểu của nền văn hoá Xô viết?
? Vì sao xoá nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hoá mới ở LX?
+ Tỉ lệ người biết đọc, biết viết là tiêu chí đánh giá sự phát triển KT- XH một đất nước.
+ Nạn mù chữ ở Nhật: chiếm ¾ dân số …
+ Muốn thay đổi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển người dân phải biết đọc, biết viết….
 ? Hãy nêu những thành tựu KH - KT, VH - NT Xô viết?
Nội dung
I. Sự phát triển của KH - KT thế giới nửa đầu TK XX.
1.Vật lý.
- Sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học An-be anh-xtanh.
2. Các khoa học khác:
- Hoá học, sinh học, các khoa học về trái đất đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
3. Tác động của KHKT.
- Tích cực: 
 Tạo ra một khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội, làm thay đổi đời sống vật chất của nhân loại.
- Hạn chế: 
 Ứng dụng trong sx vũ khí và chiến tranh trở thành phương tiện giết người hàng loạt, gây tổn thất, đau thương cho nhân loại.
II. Nền văn hoá Xô viết hình thành và phát triển.
* Khái niệm: 
 Đó là nền văn hoá mới được hình thành ở nước Nga Xô viết sau CMT10, được XD cơ sở tư tưởng của CN Mác- Lênin và kế thừa những tinh hoa di dản văn hoá của nhân loại.
* Thành tựu của văn hoá Xô viết.
+ Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
+ Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
+ Phát triển hệ thống GD, văn học NT.
* Thành tựu KH - KT,VH - NT Xô viết cũng đạt thành tựu rực rỡ.
=> Nền văn hóa Xô viết đạt nhiều thành tựu rực rỡ đã có những đóng góp lớn cho nhân loại.
4. Củng cố.
? Hãy nêu những thành tựu nổi bật của nền văn hóa Xô viết?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học nội dung bài. 
Chuẩn bị tiếp bài 23.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
Tiết 33: Bài 23: 
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ 1917 đến năm 1945)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh:
+ Củng cố hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
+ Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới trong những năm 1917 - 1945.
- Nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
- Phát triển kỹ năng lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu, tổng hợp 
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
1.Phương tiện.
- Bảng phụ và bút dạ.
2. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, đàm thoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức: 
 8A 8B 8C 
2. Kiểm tra.
? Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
 Hoạt động thầy- trò Nội dung
I. Những sự kiện lịch sử chính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo mẫu.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Nước Nga (LX)
- T2. 1917
Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi
Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7.11.1917
CMT10 Nga thắng lợi
- Lật đổ CP lâm thời TS.
- Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
1918 - 1920 
Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết
Xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921 - 1941
Liên xô xây dựng CNXH
Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
Các nước khác
1918 - 1923
Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á.
Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập
1924 - 1929
Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB
Sản xuất công nghiệ

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 8.doc
Giáo án liên quan