Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.

+ Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.

- Kĩ năng:

+ Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ. HS biết tổng hợp, xâu chuỗi các kiến thức bài học.

+ Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách xã hội của các triều đại.

- Thái độ:

Thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ.

II/ Chuẩn bị.

- GV: lược đồ Ấn Độ thời phonh kiến, các tài liệu liên đến bài học.

- HS: soạn và học bài.

III/Các bước lên lớp.

1/ Ổn định.

2/ Kiểm tra bài cũ.

Trình bày những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến?

3/ Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)

* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài học.

- GV: Ấn Độ là nước có nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, nó có ảnh hưởng đến quá trình phát triển lịch sử văn hoá các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Để hiểu rõ quá trình phát triển đất nước ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 /08/2019	 Tuân: 3
Ngày dạy : 27/08/2019 	 Tiết: 5 
Bài 4 
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
(Tiếp theo)
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a. Kiến thức: 
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các triều đại phong kiến của Trung Quốc.
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc.
b. Thái độ:
- Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông, là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và các di tích lịch sử	
 c. Kỉ năng:
- Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tự hoc, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ.
II/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh ảnh về thành tựu khoa học kĩ thuật.
- HS: Soạn và học bài.
III/Các bước lên lớp.
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Nguyên nhân hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc?
- Nêu những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường? Tác dụng của những chính sách đó? 
3/Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động):
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài học.
- GV: Em hãy trình bày sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường.
- HS trả lời:
* Chính sách đối nội:
+ Cử người cai quản các địa phương.
+ Mở khoa thi chọn người tài.
+ Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.
+ Đất nước phồn vinh, kinh tế phát triển, quân sự, văn hoá.
* Chính sách đối ngoại, gây chiến tranh xâm lược mở rộng bờ cõi, trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu Á.
- GV: Sau khi phát triển cực thịnh dưới thời nhà Đường, Trung Quốc lại lâm vào cảnh chia cắt lâu dài. Năm 960 nhà Tống thành lập và thống nhất đất nước tiếp tục phát triển đất nước nhưng không còn mạnh mẽ như trước. Cụ thể nội dung như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài qua tiết học hôm nay.
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1:
* Mục tiêu của hoạt động: Biết được những nét chủ yếu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến Tống – Nguyên. 
*Giáo viên giới thiệu sơ lược về TQ sau thời Đường.
 - Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Nhà Tống đã thi hành những chính sách gì?
? Những chính sách đó có tác dụng gì?
- Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào?
- Giảng: TK XII, quân Mông Cổ rất hùng mạnh, vó ngựa Mông Cổ đã tràn ngập lãnh thổ châu Âu cũng như châu Á. Khi tiến vào Trung Quốc lập nên nhà Nguyên.
? Sự phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán được biểu hiện như thế nào?
*Kết luận (chốt kiến thức): Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách XH của các triều đại Tống - Nguyên.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Biết được những nét chủ yếu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến Minh và Thanh. Thấy được những mầm mống quan hệ TBCN bắt đầu xuất hiện.
? Trình bày diễn biến chính trị của Trung Quốc từ sau nhà Nguyên đến nhà Thanh?
? Xã hội, kinh tế cuối thời Minh và nhà Thanh có đặc điểm gì? 
* Giảng: thời Minh và Thanh tồn tại hơn 500 năm. Trong suốt quá trình lịch sử ấy, mặc dù còn nhiều hạn chế song Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
* Kết luận (chốt kiến thức): Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách XH của các triều đại Minh - Thanh. Thấy được những mầm mống quan hệ TBCN bắt đầu xuất hiện.
 Hoạt động 3
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến?
? Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?
? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm qua H10?
? Kể tên 1số công trình kiến trúc lớn?
* KTLM: Mĩ thuật ...
? Quan sát H9, em có nhận xét gì?
?Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ những di tích lịch sử này?
? Trình bày những hiểu biết của em về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc?
-HS theo dõi
- Đọc phần 4 SGK.
- Xoá bỏ, miễn giảm sưu thuế, mở mang các công trình thuỷ lợi, khuyến khích phát triển công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí... 
- Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh lưu lạc. 
- Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt diệt nhà Tống lập nên nhà Nguyên.
- Chú ý lắng nghe.
- Người Mông Cổ có địa vị cao, hưởng nhiều đặc quyền; người Hán bị cấm đoán đủ thứ như cấm mang vũ khí, thậm chí kể cả họp chợ, ra đường vào ban đêm.
- 1368, nhà Nguyên bị lật đổ, nhà Minh thống trị. Sau đó, Lí Tự Thành lật đổ nhà Minh. Quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập nên nhà Thanh. 
- Xã hội phong kiến lâm vào tình trạng suy thoái: vua quan ăn chơi xa xỉ, nông dân, nộp tô thuế nặng nề, phải đi lao dịch, đi phu.
- Xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, xưởng làm đồ sứvới chuyên môn hoá cao, thuê nhiều nhân công, buôn bán với nước ngoài được mở rộng...
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc phần 6 SGK.
- Đạt nhiều thành tựu ltrên nhiều lĩnh vực văn hoá khác nhau: văn học, sử học, nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ.
- “Tây du kí”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Đông chu liệt quốc”...
- Đạt đến đỉnh cao, trang trí tinh xảo, nét và điêu luyện
- Cố cung, Vạn lí trường thành, khu lăng tẩm của các vị vua.
- Đồ sộ, rộng lớn, kiên cố, kiến trúc hài hoà
- Đấu tranh trống các hành vi phá hoại, tôn tạo....
- Có nhiều phát minh lớn đóng góp cho sự phát triển của nhân loại: giấy, kĩ thuật in ấn, la bàn, thuốc súng; Trung Quốc là nền móng cho các ngành khoa học kĩ thuật hiện đại: đóng tàu, khai mỏ, luyện kim
4/ Trung Quốc thời Tống - Nguyên.
 a. Thời Tống(960-1279)
- Miễn giảm thuế, sưu dịch.
- Mở mang các công trình thuỷ lợi.
- Khuyến khích sản xuất thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt dụa...
- Phát minh ra la bàn, thuốc súng, nghề in...
 b. Thời Nguyên(1271-1368)
 Thi hành nhiều biện pháp phân biệt, đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán → nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh.
 * Chính trị.
- 1368 nhà Minh thành lập.
- 1644 nhà Thanh thống trị Trung Quốc.
 * Xã hội.
- Vua quan sa đoạ.
- Nông dân đói khổ.
 * Kinh tế.
- Thủ công nghiệp pt2
- Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Buôn bán với nhiều nước ĐNA, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.
6/ Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
 a. Văn hoá.
- Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. 
- Văn học, sử học rất phát triển.
- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc đều ở trình độ cao.
b. Khoa học-kĩ thuật.
Có nhiều phát minh lớn: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng, đóng tàu, khai mỏ, luyện kim
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức):
* Mục tiêu của hoạt động: Biết lập bảng niên biểu thứ thuế các triều đại Trung Quốc. Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách XH của các triều đại. Thấy được những mầm mống quan hệ TBCN bắt đầu xuất hiện.
- Nêu những thay đổi của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh-Thanh?
- Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến có những thành tựu gì?
- GV: Sự khác biệt trong chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên ?
- HS: Trả lời.
- Những biểu hiện của mầm mống kinh tế TBCN dưới thời Minh - Thanh ?
- HS: Trả lời.
- GV: Lập bảng niên biểu thứ thuế các triều đại Trung Quốc.
- HS: Thự hiện theo yêu cầu.
* Kết luận (chốt kiến thức): Học sinh thấy được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông. Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử ở Việt Nam.
* Hoạt động vận dụng (nếu có)
	Triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lược đó mà em biết.
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
	Tìm đọc chuyện Thủy hử, Hồng lâu mộng, Tây du kí
5/ Hướng dẫn về nhà.
 	Học bài, xem bài mới, tìm hiểu mục 2,3 
Em hãy so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Môn-gô.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 25/08/2019 	 Tuần: 3
Ngày dạy: 29/08/2019 	 Tiết: 6
Bài 5
 ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.
+ Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.
- Kĩ năng:
+ Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ. HS biết tổng hợp, xâu chuỗi các kiến thức bài học.
+ Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách xã hội của các triều đại.
- Thái độ:
Thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ Ấn Độ thời phonh kiến, các tài liệu liên đến bài học.
- HS: soạn và học bài.
III/Các bước lên lớp.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
Trình bày những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến?
3/ Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài học.
- GV: Ấn Độ là nước có nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, nó có ảnh hưởng đến quá trình phát triển lịch sử văn hoá các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Để hiểu rõ quá trình phát triển đất nước ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1
 * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được sự hình thành và phát triển của XHPK Ấn Độ với ba vương triều tiêu biểu.
? Sự phát trển của vương triều Gúp-ta thể hiện ở những mặt nào?
? Vương triều Gúp-ta sụp đổ như thế nào?
? Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời như thế nào ?
? Người Hồi giáo thi hành những chính sách gì?
? Vương triều Đê-li tồn tại bao lâu?
? Vua Acơ-ba đã áp dụng những chính sách gì cai trị Ấn Độ?
*HS thảo luận cặp:
-Em hãy so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Môn-gô.
* Kết luận (chốt kiến thức): Học sinh thấy được sự hình thành và phát triển của XHPK Ấn Độ với ba vương triều tiêu biểu: mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc gia tăng và lệ thuộc vào đế quốc ngoại bang.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu. Có ý thức bảo vệ các thành tựu văn hóa.
? Chữ viết đầu tiên được người Ấn Độ sáng tạo là chữ gì? Dùng để làm gì?
* Giảng: kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện cổ nhất, “Vê-đa” có nghĩa là hiểu biết gồm 4 tập.
?Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng?
*Giảng: vở “Sơ-kun-tơ-la” nói về tình yêu của nàng Sơ-kun-tơ-la và vua Đu-sơn-ta phỏng theo truyện dân gian.
? Kiến trúc Ấn Độ có gì đặc sắc? 
- Giới thiệu ( H11) lăng Ta-di Ma-hall, chùa hang A-jan-ta.
* Kết luận (chốt kiến thức): Sơ kết, và giới thiệu về cuộc đời về nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Ấn Độ đó là Ka-li-đa-xa. Ý thức bảo vệ các thành tựu văn hóa. 
- Cả về kinh tế, xã hội và văn hoá đều rất phát triển: chế tạo sắt không rỉ, đúc tượng đồng, dệt vải với kỉ thuật cao, làm đồ kim hoàn
- Đầu TK XII, người Thổ Nhĩ Kì tiêu diệt miền Bắc Ấn Độ → vương triều Gúp-ta sụp đổ.
- Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhỉ Kì xâm lược....
-HS: + Chiếm ruộng đất.
 + Cấm đoán đạo Hin-đu.
- Từ TK XII đến TK XVI, bị người Mông Cổ lật đổ.
- Thực hiện các chính sách xoá bỏ kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.
-HS:
+Giống nhau: Đều tấn công và xâm chiếm Ấn Độ
 +Khác nhau: 
*Thời gian...
*Sự thống trị....
- Chữ Phạn→để sáng tác văn học, thơ ca, sử thi, các bộ kinh và là nguồn gốc của chữ Hin-đu.
- Chú ý theo dõi.
-HS: 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Kịch của Ka-đi-đa-sa.
- Chú ý lắng nghe.
- Kiến trúc Hin-đu: tháp nhọn nhiều tầng, trang trí phù điêu; kiến trúc Phật giáo: chùa xây hoặc khoét sâu vào vách núi, tháp có mái tròn như bát úp...
- Quan sát và lắng nghe.
1. Những trang sử đầu tiên. 
 ( Học sinh đọc thêm)
2/ Ấn Độ thời phong kiến.
 * Vương triều Gúp-ta (IV-VI).
- Luyện kim rất phát triển (công cụ sắt được sử dụng rộng rãi), Kinh tế - văn hoá, phát triển. 
- Đến thế kỉ VI, vương triều Gúp-ta bị diệt vong...
* Vương triều Hồi giáo Đê-li (XII-XVI). 
Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhỉ Kì xâm lược lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li
- Chiếm đoạt ruộng đất.
- Cấm đoán đạo Hin-đu.
 =>Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.
 * Vương triều Mô-gôn (TK XVI-TK XIX).
- Thế kỉ VI.....
- Xoá bỏ kì thị tôn giáo.
- Khôi phục kinh tế.
- Phát triển văn hoá.
3/ Văn hoá Ấn Độ.
-Chữ viết: chữ Phạn 
- Tôn giáo :đao Bà La Môn có bộ Kinh Vê-đa , đạo Hi-đu là một tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay.
-Văn học: văn học Hin-đu với giáo lí, luật pháp,sử thi, kịch thơ ca
- Kiến trúc: kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo.
 4/ Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến. Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.
- GV: Khái quát sự hình thành xã hội Ấn Độ thời phong kiến và sự phát triển qua các triều đại: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Ấn Độ Mô-gôn.
- HS: Trình bày.
- GV: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của ấn Độ. Hiện nay Ấn Độ có gì thay đổi ?
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- Trình bày những thành tựu văn hoá của Ấn Độ đạt được?
- Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
*. Hoạt động vận dụng (nếu có)
	Em có biết di sản văn hóa nào thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa TQ, Ấn Độ.
*. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
	Sưu tầm tranh ảnh về văn hóa Ấn Độ
5/ Hướng dẫn về nhà.
	- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Ấn Độ.
-Học bài, xem bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Kí duyệt:
 27/8/2019
Nhận xét

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc
Giáo án liên quan